Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Vũ Trọng Bình (武仲平, 1808-1898, có sách đọc là Võ Trọng Bình) tự Sư Án, là một đại thần thời nhà Nguyễn, làm quan trải chín đời vua, nổi tiếng là người có tính cương trực, thanh liêm và biết quý trọng dân. Ông sinh tại làng Mỹ Lộc, xã An Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, đỗ cử nhân năm Minh Mạng (1834), và bắt đầu làm quan kể từ đấy. Ông giỏi thơ văn và việc chính trị, nên thăng dần lên chức phủ doãn Thừa Thiên, rồi tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình) kiêm chức Tuyên Thái Lạng quân thứ khâm sai đại thần, để hội với quan đề đốc tỉnh Quảng Tây là Phùng Tử Tài đi đánh Ngô Côn.
Năm Bính Dần (1866), ông được cử làm Hiệp biện Đại học sĩ. Năm Ất Sửu (1865), cuộc nổi dậy do Tạ Văn Phụng cầm đầu ở Quảng Yên bị quân nhà Nguyễn đánh dẹp gần xong, thì ở mạn Cao Bằng đã có giặc Khách đánh lấy tỉnh thành. Quan kinh lược Vũ Trọng Bình và quan tuần phủ Phạm Chi Hương đem binh lên Lạng Sơn rồi chia quân đi đánh các nơi, từ tháng 9 năm Ất Sửu (1865) cho đến tháng 3 năm Bính Dần (1866), thì tướng giặc là Trương Cận Bang mới xin về hàng, và mới thu phục lại được thành Cao Bằng. Nguyễn Tri Phương và Vũ Trọng Bình về Kinh coi việc triều chính. Năm Giáp Tuất (1874), ông được cử làm Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên (Sơn Tây - Hưng Hoá - Tuyên Quang), sau đó là Tổng đốc Định An.
Năm Quý Mùi (1883), khi đó ông đã 75 tuổi và đang giữ chức tổng đốc Nam Định. Vào ngày 27 tháng 3 năm ấy, đại tá hải quân Pháp là Henri Rivière dẫn quân tấn công thành trì do ông trấn giữ. Dù quân Việt kháng cự kịch liệt, viên trung tá Pháp tên Carreau bị tử thương, nhưng đến trưa thì thành vẫn bị chọc thủng và mất vào tay đối phương. Sau trận thua này, Hoàng Tá Viêm bị giáng chức, còn ông và các quan lại có trách nhiệm khác đều bị bãi. Sau, ông được khởi phục làm Thượng thư Bộ Hộ, sung Cơ mật viện đại thần; do đó chuyển sang Thượng thư ở Bộ Hình, điền khuyến ở Bộ Lễ. Nhưng thực dân Pháp không đồng ý vì ông đã đánh Pháp ở Nam Định (1883). Nhân đó, ông dâng sớ xin về hưu.
Năm 1886, khi này ông đã về hưu ở Hoà Luật (Lệ Thuỷ, Quảng Bình), nhưng khi đề đốc Lê Trực, hưởng ứng dụ Cần Vương, mộ quân kháng Pháp; ông cũng đưa đến 200 quân mà ông chiêu tập được. Ngoài đảm nhiệm những việc quân vừa kể, ông còn từng làm chủ khảo các kỳ thi hương, thi hội. Năm 1898, đời vua Thành Thái, ông mất tại quê nhà (Quảng Bình).
Vũ Trọng Bình (武仲平, 1808-1898, có sách đọc là Võ Trọng Bình) tự Sư Án, là một đại thần thời nhà Nguyễn, làm quan trải chín đời vua, nổi tiếng là người có tính cương trực, thanh liêm và biết quý trọng dân. Ông sinh tại làng Mỹ Lộc, xã An Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, đỗ cử nhân năm Minh Mạng (1834), và bắt đầu làm quan kể từ đấy. Ông giỏi thơ văn và việc chính trị, nên thăng dần lên chức phủ doãn Thừa Thiên, rồi tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình) kiêm chức Tuyên Thái Lạng quân thứ khâm sai đại thần, để hội với quan đề đốc tỉnh Quảng Tây là Phùng Tử Tài đi đánh Ngô Côn.
Năm Bính Dần (1866), ông được cử làm Hiệp biện Đại học sĩ. Năm Ất Sửu (1865), cuộc nổi dậy do Tạ Văn Phụng cầm đầu ở Quảng Yên bị quân nhà Nguyễn đánh dẹp gần xong, thì ở mạn Cao Bằng đã có giặc Khách đánh lấy tỉnh…