Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Vũ Hoàng Chương
Đăng bởi tôn tiền tử vào 01/04/2019 17:30
Ôi ngày mười chín, ngày oanh liệt!
Sóng đỏ hoa vàng khắp bốn phương
Hà Nội tiếng reo hò bất tuyệt
Vang sang bờ nọ Thái Bình Dương.
Ba mươi sáu phố, ngày hôm ấy
Là những nhành sông đỏ sóng cờ
Chói lọi sao vàng, hoa vĩ đại
Năm cánh hoa xoè trên năm cửa ô.
Xôn xao hành khúc “Xây đời mơớ”
Tráng khúc du dương “Ngọn Quốc kì”
Tóc bạc má hồng mê vận hội
Cùng trai nước Việt hát “Ra đi”
Chen tiếng hoan hô, này khẩu hiệu
Muôn năm Chủ tịch Hồ Chí Minh!
Muôn năm người lính già tiêu biểu
Vì giang sơn quyết bỏ gia đình.
Ôi ngày mười chín, ngày sung sướng!
Vạn ước mong dồn một ước mong!
Ôi mùa thi ấy, mùa tin tưởng!
Một tấm lòng mang vạn tấm lòng.
Ba kỳ hỡi người dân Việt!
Mau võ trang cùng tiến bước lên
Cùng tiến bước mau! Thề một chết
Đòi hoa Hà Nội, sóng Long Biên.
Cho hoa kia nở vàng như cũ
Cho sóng này dâng đỏ gấp xưa…
Ôi lá cờ sao! Từng đã ngự
Giữa lòng dân tộc, giữa kinh đô!
Kinh đô ngàn thuở, đòi cho được
Và quét hôi tanh sạch đất này
Trả hôm mười chín mùa thu trước
Về cho mười chín thu mai đây.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 01/04/2019 17:40
Ai đem giấu vàng trong gió thu.
Trần Dần
Trước năm 1945, ít ai nghĩ rằng thi sỹ Vũ Hoàng Chương lại có lúc bừng tỉnh dậy sau những cơn say để viết nên một bài thơ hay nhất về cuộc Cách mạng ngày 19 tháng 08 ở Hà Nội. Một bài thơ dù đôi lúc xưa cũ mà hào sảng, phóng khoáng, đầy chất kinh kỳ và đặc sắc nhất là những câu thơ về lá cờ Cách mạng với ngôi sao vàng năm cánh vang hồn nước bay trên phố phường thủ đô nghìn năm văn hiến. Như một phép lạ. Một tin lành. Một giọng điệu thi ca hào sảng mà bi tráng không thể nào tìm thấy được trong thơ Vũ Hoàng Chương cũng như thơ của phong trào Thơ Mới trước đó.
Họ Vũ đến với Thơ Mới có lẽ vào loại muộn mằn nhất. Mãi đến năm 1940, Vũ Hoàng Chương, theo như tâm sự của chính ông, mới buộc lòng cho in tập thơ đầu tay – Thơ say, chỉ vì món nợ mà Lưu Trọng Lư không trả được, phải xin ông khấu trừ bằng giấy in thơ. Chẳng phải vì ham hố chuyện văn chương trước hết. Mặc dầu vậy, tháng 09 năm 1941, Hoài Thanh đã viết lời giới thiệu Thơ say để đưa vào Thi nhân Việt Nam, được xuất bản một năm sau đó. Chỉ nhìn qua một lượt Thơ say có 31 bài với sáu mục. Say – Mùa – Yêu – Cưới – Lỡ làng – Lại say và tên các bài thơ đầy tâm trạng mong thành sầu sụp đổ. Say đi em. Hờn dỗi. Đời còn chi. U tình. Lo sợ. Chậm quá rồi. Bạc tình. Chết nửa vời. Con tàu say. Sai lạc. Hơi tàn Đông Á… cũng đủ thấy hồn thơ họ Vũ chìm đắm trong say như thế nào rồi. Bởi thế, Hoài Thanh, trong Thi nhân Việt Nam đã viết: “Người say đủ thứ: say rượu, say đàn, say ca, say tình đong đưa, say thuốc phiện, say nhảy đầm… Bấy nhiêu say sưa đều nuôi bằng say sưa to hơn mọi say sưa khác: say thơ… Cái say sưa của Vũ Hoàng Chương là một thứ say sưa có chừng mực, say sưa mà chưa hẳn đã truỵ lạc, mặc dù từ say sưa đến truỵ lạc chẳng dài chi.” Giọng thơ họ Vũ chứa chất một niềm ngao ngán vị chua chát, hằn học và bi đát thật đặc biệt. Ông Hoài Thanh đã đúng. Cứ xem như Vũ Trọng Phụng viết phóng sự đủ loại từ Làm đĩ, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì… tưởng đâu Phụng là người truỵ lạc. Vậy mà ông là người hiếu thảo và trong sạch trong làng văn thuở ấy. Vũ có hơi khác đôi chút. Đời sống hàng ngày của ông trước 1945 cũng bi đát và nhọc nhằn không biết là bao nhiêu. Vào khoảng năm 1944, Vũ lấy vợ là chị gái của nhà thơ Đinh Hùng. Nhà trọ của họ chật hẹp ở gần phố chợ Hàng Da. Hoạ sỹ Tạ Tỵ một lần đến thăm, loay hoay tìm khoảng chiếu để ngồi mà không có. Đã hơn 9 giờ sáng rồi mà Chương vẫn chưa tỉnh. Thi sỹ của chúng ta vẫn nằm trên tấm nệm cũ. Toàn thân như dán xuống mặt nệm. Da mặt tái mét. Đôi mắt mở hé trễ xuống. Như còn muốn hút… Vâng, đúng là Vũ Hoàng Chương đấy. Vậy mà chỉ một năm sau. Ngày 19 tháng 08. Cách mạng đã đến với hàng chục vạn người từ khắp mọi ngõ ngách đường phố, từ những cuộc đời gió bụi đến tầng lớp trí thức thượng lưu, từ những mảng quá khứ đau thương và tủi nhục, từ những thân tàn ma dại chết đói rệu rã các ngả đường, cùng kề vai sát cánh mang theo cờ đỏ sao vàng đổ về quảng trường nhà hát lớn để làm một cuộc phục sinh. Cuộc hội ngộ vĩ đại ấy đã đưa số phận của dân tộc Việt Nam bước lên vũ đài lịch sử mới. Nó đã hoá thân hàng triệu kiếp người. Ngay cả vị vua cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam đã tự nguyện từ bỏ ngai vàng, trân trọng trao bảo kiếm và ngọc tỉ tượng trưng của vương quyền bao nhiêu thế kỷ qua cho Cách mạng và đã nói một câu hay nhất trong cuộc đời của ông ta: Thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ. Đến vua còn thay đổi như thế, huống chi là một thi sỹ tài năng và nhạy cảm như Vũ Hoàng Chương. Họ Vũ đã tham gia vào cuộc Cách mạng ấy theo cách riêng của mình. Ông đã viết nên một bài thơ về ngày 19 tháng 8 ấy như chưa bao giờ được viết. Hào sảng. Dõng dạc. Mang không khí sử thi – Bài Nhớ về Hà Nội vàng son viết năm 1947.
Trước Vũ Hoàng Chương, đã có hai thi sỹ nổi tiếng làm thơ về Cách mạng tháng 8. Xuân Diệu công bố trường ca Ngọn quốc kỳ vào ngày 30 tháng 11 năm 1945. Rất kịp thời. Không thể không nói Ngọn quốc kỳ là không hoành tráng. Nhưng tiếc thay. Có lẽ là do quá xúc động để cảm hứng thơ trào lên không kìm giữ được, nên mặc dù nhịp điệu thơ thật khẩn trương, không gian thơ mở rộng và tác giả của nó không kiệm lời trong việc ca ngợi ngọn quốc kỳ, song thiếu khái quát được những hình tượng thơ đặc sắc mang tính tượng trưng giàu sắc thái thẩm mĩ. Ngôn ngữ thơ chưa có điều kiện chọn lọc để phát ra những hiệu ứng lan toả của cái đẹp một cách cần thiết. Bởi thế, trường ca ra đời thật kịp thời và nó được viết ra bởi một nhà thơ mới nhất trong số các nhà thơ của phong trào Thơ Mới mà lại chưa tương xứng với những điều Xuân Diệu đã có. Nó chỉ minh chứng một điều: Ông là người ra quân sớm nhất trong cùng đội ngũ của ông. Và tỏ rõ thi ca có những quy luật riêng của nó.
So với Xuân Diệu, Tố Hữu có lợi thế hơn nhiều. Ông là một trong những người trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Huế và ông thường nói mình là nhà Cách mạng làm thơ. Không phải nhà thơ làm Cách mạng. Tố Hữu viết Huế tháng tám theo thể thơ 8 chữ, vốn có thế mạnh và phù hợp với điệu tráng ca. Tố Hữu nghiêng về dừng lại miêu tả hơn là để tâm tìm ra hình tượng biểu trưng. Ví như “ngập Huế đỏ cờ sao”, “vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi” mà chưa gắn được với bức phông toàn cảnh thật bi hùng “ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh. Thổi phồng lên, tim bỗng hoá mặt trời.” Người ta vẫn chưa hình dung được cụ thể hình tượng cờ đỏ sao vàng, biểu tượng của Cách mạng gắn với Huế trong những giờ phút trọng đại không thể mộng mơ theo cách cũ được nữa.
Hai năm sau. Năm 1947. Thi sỹ Vũ Hoàng Chương có đủ độ lùi cần thiết cho việc chiêm nghiệm, chọn lọc để viết: Nhớ về Hà Nội vàng son. Bài thơ kết hợp được việc mô tả không khí hào hùng của cả dân tộc bước vào một thời điểm lịch sử trọng đại, tư duy thơ đã gắn hiện thực với những tưởng tượng đầy sức mạnh đến độ trổ ra những câu thơ lộng lẫy và điều quan trọng nhất đã tìm thấy biểu trưng cho cuộc Cách mạng là ngôi sao vàng năm cánh xoè ra một cách đầy sức sống và lãng mạn giữa thủ đô Hà Nội 5 Cửa ô của đất Thăng Long nghìn năm cổ kính; khiến nhịp điệu trở nên trang trọng náo nức trong thể thơ 7 chữ với 8 khổ 32 dòng thơ. Bài thơ mở đầu bằng không khí trang nghiêm mà tự hào về thế đứng của đất nước trong ngày Cách mạng.
Ôi ngày mười chín ngày oanh liệtTiếp theo Vũ Hoàng Chương đã viết 4 câu thơ hay nhất về Cách mạng Tháng 8 ở Hà Nội. Nó ghi danh tên tuổi họ Vũ trong thi ca hiện đại. Gần một thế kỷ nay, chưa thi sỹ nào viết được về Hà Nội vào giây phút hào hùng ấy của tổng khởi nghĩa, rạng rỡ và trang trọng trong sự gắn bó giữa hiện thực và hình tượng biểu trưng. Hà Nội như được nhìn thấy từ một hành tinh khác bởi sự kết nối của 5 cánh sao vàng lãng mạn với 5 Cửa ô của hiện thực trường tồn. Đó là sự gặp gỡ giữa thời đại và lịch sử.
Sóng đỏ hoa vàng khắp bốn phương
Hà Nội tiếng reo hò bất tuyệt
Vang sang bờ nọ Thái Bình Dương.
Ba mươi sáu phố, ngày hôm ấyVẻ đẹp của ngày Cách mạng được vẽ tiếp trong bức tranh thơ trùng điệp những đoàn người hành khúc từ tóc bạc, má hồng đến triệu chàng trai nước Việt cùng hát ra đi bảo toàn sông núi trong sự đồng tâm “Một tấm lòng mang vạn tấm lòng”.
Là những nhành sông đỏ sóng cờ
Chói lọi sao vàng, hoa vĩ đại
Năm cánh xoè trên năm Cửa ô.
Trả hôm mười chín mùa thu trướcDường như sự hoàn hảo có lúc làm người ta tưởng như chau chuốt của Nhớ về Hà Nội vàng son là một minh chứng cho quan niệm của thi sỹ Trần Dần về “Hiện thực vốn có ba tầng: thực + tưởng tượng + tượng trưng”. Nhớ về Hà Nội vàng son là sự giao kết ba tầng của hiện thực ấy. Và đó cũng là con đường đi ngắn nhất của thi ca từ hiện thực đến siêu thực và ngược lại – để soi rọi những khía cạnh thẩm mỹ vốn tiềm ẩn trong đời sống, để xã hội yêu mến những liên tưởng đầy kỳ ảo của cảm xúc, để chúng ta mãi mãi nhìn thấy cái ánh chớp của biểu tượng “năm cánh xoè trên năm Cửa ô” của Hà Nội ngập tràn cờ sao mùa thu năm ấy. Và như thế chúng ta mới hiểu được rằng làm thi sỹ không phải bỗng dưng ai cũng làm được. Bởi vì làm thơ là quá trình “giấu vàng trong gió thu”.
Về cho mười chín thu mai đây.
Ta còn để lại gì khôngCảm thán trước một đời thi sỹ, tôi muốn nói với Vũ Hoàng Chương rằng: Ông để lại cho đời nhiều lắm. Ít nhất cũng là một phong cách thơ kỳ lạ của phong trào Thơ Mới vào lúc nó đã ở chặng cuối con đường và một bài thơ về Hà Nội 19/8 như một trong những phút giây đẹp nhất của khuôn mặt Thăng Long nghìn năm văn hiến. Và như thế mới gọi là lịch sử. Bởi vì lịch sử không chỉ là những bước đi khổng lồ đôi khi trừu tượng, những cuộc mít tinh tuần hành hàng vạn con tim cùng nhịp đập. Lịch sử còn mang trong mình nó biết bao nhiêu thân phận con người. Sống và chết, mưu cầu hạnh phúc, cày cấy, buôn bán tất tả ngược xuôi. Nhìn xuống chân mình để đọc những câu thơ nhân thế mà đất và trời ban tặng… Chính họ đã va đập vào bao nhiêu cái ngẫu nhiên để lịch sử tìm ra cái tất nhiên. Để họ cũng góp phần làm ra nó theo cách riêng của mình. Thi ca đi giữa hai bờ vực của cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên ấy mà tìm ra kẻ đã “giấu vàng trong gió thu” làm con người nhiều khi không ngủ.
Kìa non đá lở này sông cát bồi.
Chói lọi sao vàng, hoa vĩ đại
Năm cánh xoè trên năm Cửa ô.