Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 09/11/2006 14:22 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 18/03/2007 06:01 bởi
Vanachi Một cung nhân họ Hàn sống vào đời Đường Tuyên Tông (Lý Chẩm, 846-859).
Triều vua nào cũng vậy, nhiều giai nhân tuyệt sắc trong nước được tuyển vào cung để làm cung nữ. Họ là những giai nhân bạc mạng, đi chẳng có về, suốt đời chịu cảnh lạnh lùng, buồn tủi, sầu đau trong chốn thâm cung.
Nhà vua có cả tam cung, lục viện, hàng ngàn cung nữ phi tần toàn bực diễm kiều, tài sắc cả. Mỗi đêm ngủ ở cung nào, nhà vua phải nhờ xe dê đưa đến. Xe dừng trước cung nào thì nhà vua vào cung ấy. Có những nàng hằng năm không được đoái hoài, đành chịu cảnh cô phòng giá lạnh.
Đời Đường (618-907) có nàng cung nữ tuyệt sắc tên Hàn Thuý Tần sống cảnh lẻ loi buồn bực trong thâm cung, nên thường nhặt những chiếc lá đỏ (hồng diệp) rồi đề thơ lên trên lá, thả xuống ngòi nước.
Chiếc lá chở bài thơ theo dòng nước chảy xuôi ra ngoài vòng cấm lũy. Lúc bấy giờ có người môn khách của quan Tể Tướng Hàn Vinh tên Vưu Hựu vốn kẻ phong lưu tài tử, thơ hay, chữ tốt, chỉ hiềm một nỗi vận chưa đạt nên đành chịu sống nhờ nơi quan Tể Tướng họ Hàn. Đương thơ thẩn ngắm dòng nước chảy, Hàn bỗng nhìn thấy chiếc lá có bài thơ, lấy làm lạ mới vớt lên xem. Cảm tình chan chứa với người gởi thơ lạ mặt, chàng cũng bẻ một chiếc lá, viết một bài thơ vào đấy, đợi dòng nước xuôi mới thả lá xuống cho trôi trở vào cung.
Nghe oanh thấy liễu chạnh lòng thương,
Thương kẻ trong cung lúc đoạn trường.
Chiếc lá đề thơ trôi mặt nước,
Gởi cho ai đó nói không tường.
(Bản dịch của Phan Như Xuyên)
Người cung nữ họ Hàn thường ngồi nhìn dòng nước chảy, bỗng bắt được chiếc lá trở vào của người không quen biết, mới đem cất vào rương son phấn.
Ba năm sau, nhà vua sa thải một số cung nữ, trong đó có Thuý Tần. Nàng đến ở tạm dinh quan Tể Tướng họ Hàn để chờ thuyền trở về quê cũ, bỗng gặp Vưu Hựu. Hai người trò chuyện, ý hợp tâm đầu. Tể Tướng họ Hàn thấy cả hai đều xứng đôi vừa lứa nên làm mối thành duyên giai ngẫu.
Đêm tân hôn, Hựu chợt mở rương của vợ thấy chiếc lá của mình ngày xưa. Lấy làm lạ lùng, chàng cũng đem chiếc lá của mình vớt được cho vợ xem. Thì ra cả hai lại giữ hai chiếc lá của nhau. Cho là thật duyên trời định.
Cổ thi có bài:
Một đôi thi cú theo dòng nước
Mười mấy năm qua nhớ dẫy đầy.
Mừng bấy ngày nay loan sánh phụng
Cũng nhờ lá thắm khéo làm mai.
(Nguyên văn:
Nhất liên giai cú tùy lưu thủy,
Thập tải ưu tư mãn tố hoài.
Kim nhật khước thành loan phượng lữ,
Phương tri hồng diệp thị lương môi.)
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, có câu:
Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh.
hay:
Dù khi lá thắm chỉ hồng,
và:
Nàng rằng hồng diệp xích thằng,
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.
"Lá thắm", "hồng diệp" đều do điển tích trên.
Một cung nhân họ Hàn sống vào đời Đường Tuyên Tông (Lý Chẩm, 846-859).
Triều vua nào cũng vậy, nhiều giai nhân tuyệt sắc trong nước được tuyển vào cung để làm cung nữ. Họ là những giai nhân bạc mạng, đi chẳng có về, suốt đời chịu cảnh lạnh lùng, buồn tủi, sầu đau trong chốn thâm cung.
Nhà vua có cả tam cung, lục viện, hàng ngàn cung nữ phi tần toàn bực diễm kiều, tài sắc cả. Mỗi đêm ngủ ở cung nào, nhà vua phải nhờ xe dê đưa đến. Xe dừng trước cung nào thì nhà vua vào cung ấy. Có những nàng hằng năm không được đoái hoài, đành chịu cảnh cô phòng giá lạnh.
Đời Đường (618-907) có nàng cung nữ tuyệt sắc tên Hàn Thuý Tần sống cảnh lẻ loi buồn bực trong thâm cung, nên thường nhặt những chiếc lá đỏ (hồng diệp) rồi đề thơ lên trên lá, thả xuống ngòi nước.
Chiếc lá chở bài thơ theo dòng…