15.00
Thể thơ: Thơ mới sáu chữ
Thời kỳ: Hiện đại
5 bài trả lời: 5 thảo luận
Từ khoá: thơ thiền (184)

Đăng bởi Bích La vào 22/10/2019 20:44, đã sửa 5 lần, lần cuối bởi Bích La vào 01/08/2022 12:42

(Bài thi-kệ thực hành)

Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Vọng tâm vọng tưởng dần xa

Toạ thiền hoặc không toạ thiền
Miễn sao ngồi thật an nhiên
Thở đều, hơi dài và nhẹ
Vơi bao nghiệp chướng ưu phiền

An định: dễ thấy cái “tôi”
Cái khuôn tâm não tháo lơi
Tự tri là gốc minh triết
Tỉnh thức vô ngã chiếu soi

Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Trí tuệ tâm linh thăng hoa

Y học có nhiều chứng minh
Công năng của hơi-thở-thiền
Nhân điện điều hoà cơ thể
Năng lượng vũ trụ diệu huyền

Vật lí có nhiều chứng minh
Tâm năng của hơi-thở-thiền
Lan toả duyên lành vô tận
Thiện ích khắp nẻo chúng sinh

Thở vào, lắng nghe hơi vào
Thở ra, lắng nghe hơi ra
Dần dần biết nghe vọng tưởng
Chân Tâm cực lạc khai hoa… (*)


(*) “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình. (Đường về minh triết; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn).

Tâm tỉnh giác vô trụ / Đại định hải triều âm... / Tròn đại thừa hạnh nguyện / Khắp nơi và muôn năm. (Kệ toạ thiền; TT LBB).

Hít vào thở ra, đếm: “một” / Hít vào thở ra, đếm: “hai” / Cứ thế, đến “mười” rồi nghỉ / Vài giây sau, lại bắt đầu /// Hít vào thở ra, đếm: “một” / Hít vào thở ra, đếm: “hai” / Cứ thế, đến “mười” rồi nghỉ / Nếu thích, làm lại từ đầu... /// Tâm Định Tuệ năm, mười phút / Để bớt nghiệp chướng khổ đau / Năng lượng Thiện Lành chung góp / Cho đời - kiếp này, kiếp sau. (Thực hành thiền định đơn giản – (ngồi hoặc nằm thư giãn); TT LBB).

2012

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (5 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Tham khảo

NHỮNG CÁCH LÀM TĂNG HORMONE DOPAMINE (“HORMONE HẠNH PHÚC”) - (Lược trích & đổi tựa bài)

Dopamine là một hợp chất hoá học quan trọng trong não có nhiều tác dụng tốt cho cả tinh thần lẫn thể chất. Người ta còn gọi dopamine như một hormone hạnh phúc. Bởi chúng tạo ra động lực phát triển trí não, sự chú ý và thậm chí điều chỉnh chuyển động của cơ thể. Hơn thế nữa, khi dopamine được giải phóng với số lượng lớn thì sẽ tạo ra cảm giác vui vẻ và lạc quan, thúc đẩy hành vi của bạn.
Mức độ dopamine thường được sản xuất trong các mô thần kinh, tuy nhiên, bạn có thể làm tăng lượng hormone này một cách tự nhiên nhờ những thói quen sau đây:
- Ăn nhiều thực phẩm chứa protein,
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà,
- Bổ sung lợi khuẩn brobiotics,
- Tập thể dục thường xuyên,
- Ngủ đủ giấc,
- Nghe nhạc không lời,
- THIỀN ĐỊNH.
* Thiền là bài tập giúp thanh lọc tâm trí, cải thiện sự tập trung vào sâu bên trong. Chúng có thể được thực hiện trong khi đứng, ngồi hoặc thậm chí đi bộ. Thường xuyên thiền sẽ cải thiện sức khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần.
Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, những lợi ích này xuất phát từ nguyên nhân là nồng độ dopamine trong não đã tăng sau khi chúng ta thiền định. Sản lượng dopamine sẽ tăng đến 64% nếu bạn thực hiện bài tập này trong 1 giờ. Do đó, những người thường xuyên dành thời gian để tĩnh tâm, ngồi thiền sẽ có tâm trạng vui vẻ, lạc quan hơn.

(https //kenh14 vn/nhung-cach-lam-tang-hormone-dopamine-mot-cach-tu-nhien-de-ban-luon-lac-quan-vui-ve-20180611003848632 chn)
---------------------  
CHÂN TÂM: Bản thể vũ trụ, bản thể ý chí-tri giác-cảm xúc, sự sống bất sinh-bất diệt, trường ý thức, trường tiềm năng, trường trí tuệ, tánh không, Viên Giác, Thượng Đế, pháp thân, pháp giới, Phật tính, chân-thiện-mĩ, tâm thái phi thời gian, tâm không-diệu dụng, chân không-diệu hữu, “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, “không tịch-linh tri”, “hiện hữu với hiện thể”, Như lai tạng, bản thể “trí tuệ siêu việt-từ bi-an lạc-sáng tạo-năng lượng diệu dụng”, hiện tiền tâm thái “tri huyễn tức li-li huyễn tức giác”, Tâm tỉnh giác vô trụ, tâm thái “minh tâm-kiến tánh”, tâm thái “ngộ nhập đại thừa vô lượng nghĩa trong một nghĩa viên giác”.
-----------------------
SỰ SỐNG LÀ VĨNH HẰNG

- “Sự sống, về bản chất là Ý THỨC, là vĩnh hằng và không có đối lập. KHÔNG CÓ CÁI CHẾT, chỉ có những biến dạng của CÁC HÌNH THÁI SỰ SỐNG, biểu hiện ý thức thế này hoặc thế khác.” (Eckhart Tolle, tác giả The Power Of Now - Quyền năng của hiện tại).

- “Mọi ngưòi đều biết rõ khái niệm karma (NGHIỆP), tức là các “vết tích” của các tiền kiếp để lại trong đu-khơ (đu-khơ là khối NĂNG LƯỢNG TÂM THẦN kết đông dưới dạng các trường xoắn – nói theo sách). Giai đoạn trần thế ở thế giới vật thể, đu-khơ có thể hoàn thiện mà cũng có thể thoái hoá.” (Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu; E.Munđasep, nhà bác học tên tuổi quốc tế).

- “Con người gồm 7 PHẦN, gồm thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 CƠ THỂ TÂM THẦN, trong đó chỉ có thể xác là hữu hình, được y học chính thống giảng dạy (đây là NĂNG LƯỢNG ĐẶC), 6 phần còn lại có độ đặc khác nhau. Năng lượng càng loãng càng nghiêng dần về phía linh cảm (năng lượng chưa phải tế vi). Khi sống, phần năng lượng đặc vẫn còn nhưng KHI MẤT ĐI thì phần năng lượng đặc mất, CÁC PHẦN NĂNG LƯỢNG KHÁC VẪN TỒN TẠI.” (Đoàn Xuân Mượu, giáo sư tiến sĩ, nguyên viện trưởng viện Văcxin Quốc gia, phó viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương…).

- “Quý vị đừng nghĩ rằng Jo đã chết. Cậu KHÔNG HỀ CHẾT như quý vị nghĩ đâu, mà chỉ ĐI QUA MỘT CÕI GIỚI KHÁC mà thôi. Quý vị có thể chuyển đến cho Jo những tư tưởng thân ái, những tình cảm chân thành, VÌ CHỈ NHỮNG THỨ NẦY mới làm cho Jo THOÁT ĐƯỢC tình trạng u mê hiện nay. Càng than khóc quý vị càng làm Jo thêm đau khổ, và càng đau khổ thần trí Jo càng u mê, quyến luyến, hoảng hốt, không ích lợi gì cả. (.....).
Nói một cách khác, khi từ trần người vẫn ở nguyên chỗ cũ, chỉ có khác là các giác quan THUỘC VỀ XÁC THÂN đã hư hại KHÔNG CÒN sử dụng được nữa, nhưng CÁC GIÁC QUAN MỚI lại bắt đầu làm việc. Sau một giây phút thay đổi như người đang đi ở chỗ tối bước ra chỗ sáng, bị loá mắt một lúc rồi mới có thể nhìn được mọi vật một cách rõ ràng, thì cũng như thế, nhờ các giác quan mới hoạt động mà người ta có thể Ý THỨC ĐƯỢC CÕI GIỚI BÊN NẦY  một cách rõ rệt hơn.
ĐIỀU ĐÁNG NÓI ở đây là sự QUYẾN LUYẾN VỚI CÕI VẬT CHẤT, giống như người từ chỗ tối bước ra chỗ sáng lại CỨ NHẮM MẮT, không muốn nhìn gì nữa. (Trích trong tuyển tập Trở Về Từ Cõi Sáng; Nguyên Phong tuyển dịch).

- “Quý vị nên biết cõi giới bên kia cửa tử không phải là một cảnh thiên đàng hay địa ngục như người ta thường diễn tả, mà là MỘT CẢNH GIỚI RẤT SÁNG, một thứ ánh sáng tràn đầy YÊU THƯƠNG của đấng sáng tạo. Tại đây người ta có dịp HỒI QUANG PHẢN CHIẾU ý thức thực của mình (tức là nhìn lại, cảm nhận tâm ý mình), để quyết định cho đời sống ở kiếp sau. ĐỜI SỐNG BÊN NÀY RẤT YÊN LÀNH, THOẢI MÁI vì chỉ có các tư tưởng rung động thanh cao, không hề bị ô nhiễm bởi các dục vọng vật chất. Muốn thích hợp với đời sống này, con người cần biết LOẠI BỎ các RÀNG BUỘC vật chất như lòng tham lam, ích kỷ. Cháu Jo hiện nay vẫn còn bị ám ảnh nhiều bởi tâm trạng lúc chết, nhưng tôi tin cháu sẽ hiểu biết và siêu thoát.” (Trích trong tuyển tập Trở Về Từ Cõi Sáng; Nguyên Phong tuyển dịch).

- “Cõi bên nầy không phải là nơi mà người đi qua sẽ không bao giờ trở lại, hoặc là nơi tối tăm, ghê rợn, hễ ai rơi vào đó là mất hút, mà trái lại, đó là MỘT CÕI SÁNG RẤT LINH HOẠT. Có lẽ nó còn linh hoạt hơn cả những đô thị sống động nhất của cõi trần, nhưng sự linh hoạt ở đây không phải là sự ồn ào, náo nhiệt mà là một sự linh hoạt rất nhẹ nhàng, bình an, thoải mái để người ta có thể CẢM NHẬN được một TÌNH YÊU THƯƠNG tuyệt đối, một ÂN PHƯỚC dồi dào không bút mực nào có thể tả xiết. Trong sự bình an nầy, người ta bắt đầu hồi tưởng nhiều việc đã xảy ra để rút tỉa kinh nghiệm và học hỏi, ĐỂ CHUẨN BỊ CHO MỘT ĐỜI SỐNG MAI SAU.” (Trích trong tuyển tập Trở Về Từ Cõi Sáng; Nguyên Phong tuyển dịch).

- “Chương thứ sáu của cuốn Tử thư đã ghi rõ: “Muốn được HỮU DỤNG ở cõi trần và THOẢI MÁI ở bên kia cửa tử, ngay bây giờ phải biết LÀM CHỦ các DỤC VỌNG vật chất (…).” (Trích trong tuyển tập Trở Về Từ Cõi Sáng; Nguyên Phong tuyển dịch).  

- “Chúng ta cần nhớ NGUỒN GỐC CHUNG của mình. Tinh thần con người suy thoái khi chúng ta HẠN CHẾ MÌNH trong một kiếp người và giam trong một thể xác. TRƯỚC HẾT chúng ta là tâm trí và tinh thần (…).
Có thể là Ý THỨC không nằm trong bộ não. Đó là một khả năng gây sửng sốt, nhưng phù hợp với truyền thống tâm linh cổ đại nhất thế giới. (…) Khoa học trong thời đại vật lí lượng tử KHÔNG PHỦ NHẬN sự tồn tại của các thế giới vô hình (siêu hình). Hoàn toàn ngược lại.” (Deepak Chopra, tiến sĩ y học-nhà nghiên cứu tâm linh; Sự Sống Sau Cái Chết: Gánh Nặng Chứng Minh).

- “Trong tôn giáo, đây là một niềm tin đã được biết đến từ rất lâu: Một chiếc lá rung có thể lay động đến một ngôi sao, hay MỘT LỜI NGUYỆN CẦU có thể vọng vang đến hàng ngàn ngôi sao trong vũ trụ.” (Tôn giáo và khoa học đều cần thiết trong cuộc sống; giáo sư tiến sĩ Vinh Q. Nguyen, Đại học Coe College, bang Iowa, Mỹ; https //tiasang com vn).

- “Vì vậy, về phương diện xã hội nếu quảng đại quần chúng hiểu biết cơ sở khoa học của sự huyền bí, thì sẽ không còn chỗ nương thân cho MÊ TÍN DỊ ĐOAN đang lan tràn rộng rãi như hiện nay.” (Đoàn Xuân Mượu, giáo sư tiến sĩ, nguyên viện trưởng viện Văcxin Quốc gia).

(Trích trong phần sưu tầm về minh triết tâm linh dưới 2 bài thơ Tôi Nghe, Vu Lan Trong Tôi của tác giả Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn).
----------------------------
TÂM LINH LÀ GÌ?

“Tâm linh là gì?
Dù có ý thức rõ ràng hay không, chúng ta đều hiểu “tâm” như nguồn gốc phát sinh, như người đạo diễn ẩn diện (ẩn mặt), như nguyên lý động lực học của tư duy, tình cảm, ý chí, ham muốn… (tóm lại) của mọi hoạt động hay đời sống tinh thần. (…).
“Linh” hay linh thiêng là tác dụng hay hiệu lực “vật chất” lên cuộc sống của con người hay tồn tại của vật thể. (…).
Tâm Linh là cái Tâm phiếm hình nhưng lại có hiệu ứng Linh. Như vậy trong tiếng Việt ta xưa nay vẫn có một từ hoàn toàn tương ứng với cả nội hàm, cả ngoại diên của tâm linh, đó là “thần”. (…) “Thần” ứng dụng cả cho người, cả cho vật, cả lúc sống, cả lúc chết (…).
(…)
Nhiều danh nhân thuộc đủ bộ môn học thuật đã nhìn ra cái bi kịch của nhân loại thế kỉ XX, và nguyên nhân của nó lại đang được kéo dài sang thế kỉ XXI, và đã mường tượng, đã tìm ra, đã khẳng định lối thoát ra khỏi cơn khủng hoảng toàn cầu, sinh lộ cho tồn vong nhân loại. Hãy nhớ lại câu nói: “Khoa học của thế kỷ XXI phải là khoa học tâm linh, nếu không sẽ không làm gì còn khoa học nữa” (André Malraux).”
(Tinh Tiến; Vấn đề tiềm năng con người; Chungta com).
------
* Mời tham khảo thêm ở phần dưới.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Tham khảo thêm

HƯỚNG THIỆN TÂM LINH: ĐÂU CŨNG QUÊ NHÀ

(Kính mời quý độc giả đọc trước các đoạn làm đậm chữ - liền sau các số thứ tự, trước khi đọc toàn bài, để có thể khêu gợi một cái nhìn nhất quán. Các trích đoạn tham khảo được sưu tầm từ phát biểu của một số nhà khoa học).

1) Khi nhà chuyên môn nghiên cứu về khoa học và tâm linh, họ có cái nhìn, có cảm nhận khác hơn đa số chúng ta về sự tồn tại của thân thể con người, về sự tồn tại của thế giới.

(Trích trong Sự Sống Sau Cái Chết: Gánh Nặng Chứng Minh (Deepak Chopra - tiến sĩ y học, nhà nghiên cứu tâm linh; được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 anh hùng và biểu tượng của thế kỉ XX; dịch giả: Trần Quang Hưng):

“Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu hiện ở một tần số đặc biệt nào đó.
(…)
Có thể là ý thức không nằm trong bộ não. Đó là một khả năng gây sửng sốt, nhưng phù hợp với truyền thống tâm linh cổ đại nhất thế giới. (…) Khoa học trong thời đại vật lí lượng tử không phủ nhận sự tồn tại của các thế giới vô hình. Hoàn toàn ngược lại.
(…)
Trường ý thức là cơ sở của mọi hiện tượng trong Tự nhiên, bởi vì khe hở tồn tại giữa mọi electron, mọi ý nghĩ, mọi khoảnh khắc thời gian. Khe hở là điểm khống chế, sự tĩnh lặng ở tâm của sáng tạo, nơi vũ trụ liên kết mọi sự kiện. (…) Chúng ta cần nhớ nguồn gốc chung của mình. Tinh thần con người suy thoái khi chúng ta hạn chế mình trong một kiếp người và giam trong một thể xác”.

M.A.Mikhiher, một viện sĩ khoa học Liên Xô (cũ), phát biểu về vấn đề này như sau (báo Giáo dục & Thời đại CN 9/3/1997): “Mỗi con người là một năng lượng tinh thần trong một vỏ vật chất. Chết chỉ là băng hoại vỏ vật chất, còn năng lượng tinh thần thì tiếp tục luân hồi, tiếp tục vòng phát triển mới”).
--
2) Những người tự nhiên có, hoặc phát triển được năng lực đặc biệt dạng ngoại cảm, họ thấy không có cái chết, không sợ mất đi ý nghĩa cuộc sống; họ biết sống an vui hơn, tâm ý hướng thiện hơn (dù còn trong luân hồi theo nhân-quả).

(Đây là trích dẫn về một hiện tượng tâm linh kì bí mà Eduard Sagalayev, một nhà khoa học lớn của Nga, đã trải nghiệm (tạp chí Tài Hoa Trẻ số 616/2010; Hoa Cương dịch theo Pravda):

“… Và đột nhiên, trong một khoảnh khắc không ngờ, tôi thấy chính bản thân mình từ một góc độ bên ngoài (như nhìn một người khác). Tôi thấy tôi đang ngồi ở ghế và nghe nhạc. Sau đó, tôi bắt đầu thấy rộng ra. Thấy rõ ràng tất cả những gì xảy ra trong các căn phòng khác, ở các căn hộ khác của toà nhà chung cư ấy, rồi thấy rõ tất cả mọi thứ trên một đường phố gần đó. Tôi nhận thấy mình ở một kích thước hoàn toàn khác của thực tại. (…).

Tôi vẫn tiếp tục “bay đi”. Tâm trí của tôi đã mở rộng ra rất nhiều và tôi cảm thấy mình không chỉ trong một số không gian đa chiều, mà hiện hữu trong một thế giới đặc biệt – nơi mà thiên hà của chúng ta trở nên ít bụi tinh vân hơn nhiều, so với các vùng khác. Tôi cảm thấy cõi đó rất tốt, thật ấm áp và chính tại nơi đó, tôi đã gặp lại người mẹ quá cố từ lâu của mình. Tôi không nhìn thấy rõ khuôn mặt của bà, nhưng chúng tôi đã nói chuyện với nhau – không phải bằng những từ ngữ, mà bằng thông điệp trong tim. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy rõ rệt cùng lúc có hai nơi: trong căn hộ của người bạn và đồng thời, trong một thế giới chứa đầy năng lượng tốt lành và tràn ngập các thông tin – nơi có hàng tỉ linh hồn con người đang bình an cư trú. Tới lúc chợt nhận ra mình đã “trở về bản thân mình” thì thời gian ước tính đã qua mười lăm phút… Sau sự kiện đó tôi đã từ bỏ thói hư tật xấu không chút khó khăn mà nếu như trước kia, tôi vẫn không đủ nghị lực để từ bỏ”).
--
3) Năng lực các giác quan của chúng ta bị hạn chế và bị quy định bởi tâm trí, không cho phép chúng ta nhận biết đầy đủ và đúng đắn về cơ thể của mình, về mọi sự vật, về thế giới hiện tượng.

(Trích trong Vật Lí Lượng Tử Và Ý Thức (tác phẩm Trí Tuệ Nổi Trội; tiểu luận của Deepak Chopra, tiến sĩ y khoa, từng giảng dạy ở đại học Boston-Mĩ):

“Một số nhà khoa học có thể nói với bạn rằng, ngay lúc này hệ thần kinh bạn đang sử dụng sẽ tiếp nhận dưới một phần tỉ của các tác nhân kích thích hiện hữu. Các tác nhân kích thích mà hệ thần kinh của bạn tiếp nhận được là những tác nhân tăng cường sự vận động, ý tưởng, cách hiểu của bạn về những gì mà bạn nghĩ là tồn tại ngoài kia. Nếu bạn đã có cam kết với thực tế, thì những thứ mà tồn tại bên ngoài khung cam kết sẽ bị hệ thần kinh của bạn loại ra, hệ thần kinh mà bạn sử dụng để tạo ra sự quan sát. (…) Rốt cục, hệ thần kinh của con người chỉ có thể tiếp nhận bước sóng ánh sáng từ 400 đến 750 nanomet. Và nếu chúng ta ngẫu nhiên đồng ý với các quan sát từ các giác quan của chúng ta và sự lí giải cho những quan sát này, thì chúng ta đã tạo ra một khuôn khổ cho những lí giải mà chúng ta thống nhất”).
--
4) Thử tham khảo quan điểm sau đây (từ nghiên cứu tâm linh, tôn giáo và khoa học) về hình thái sự sống của con người.

(Trích trong Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu (E-rơ-nơ Mun-đa-sep, nhà bác học tên tuổi quốc tế; dịch giả: Hoàng Giang; nxb Thế Giới, 2009):

“Dần dà trong quá trình tiến hoá trong thế giới tế vi xuất hiện đu-khơ – là khối năng lượng tâm thần kết đông dưới dạng các trường xoắn, có thể bảo toàn vĩnh cửu trong mình một khối lượng thông tin to lớn. Nhiều đu-khơ tạo thành giữa chúng những mối liên hệ thông tin và tạo ra Không gian thông tin toàn thể, tức Cõi kia (…).

Liệu con người trong thế giới vật thể có thể sống thiếu Cõi kia không? Sau khi tạo bộ gen và nhờ đó tiến hành quá trình tái tạo con người (sinh đẻ đứa trẻ) trên Trái đất, đu-khơ giữ lại cho mình chức năng tư duy chủ yếu.

Trong quan niệm tôn giáo, khi đứa bé chào đời, đu-khơ nhập vào đứa trẻ và ấn định những năng lực tư duy chủ yếu của con người. Nghĩa là, chúng ta suy nghĩ chủ yếu nhờ vào đu-khơ sống ở thế giới tế vi. Nhờ năng lượng thế giới vật thể (ăn uống) não người có khả năng vặn các trường xoắn của thế giới tế vi và như vậy hỗ trợ đu-khơ trong quá trình tư duy.

Ngoài ra, não còn tạo các trường xoắn phụ hình thành đu-sa (sinh trường) ở dạng các thể thanh bai và các thể khác hỗ trợ cơ thể người hoạt động. Sau khi xác thân chết, nhiều bộ phận tạo thành đu-sa (các thể thanh bai) cũng bị phá huỷ, còn lại đu-khơ thì bay về Cõi kia và tiếp tục sống ở thế giới tế vi, để rồi lúc nào đó lại bước vào kiếp mới. Vậy là con người, sau khi được tạo ra trong thế giới vật thể nhờ các “nỗ lực” của thế giới tế vi, là sự kết hợp các hình thái sự sống ở thế giới vật thể và thế giới tế vi.

Mọi người đều biết rõ khái niệm karma (nghiệp), tức là các “vết tích” của các tiền kiếp để lại trong đu-khơ. Giai đoạn trần thế ở thế giới vật thể, đu-khơ có thể hoàn thiện mà cũng có thể thoái hoá. (…) Chính con người khác biệt với con vật ở chỗ: bộ máy tư duy của con người có nhiệm vụ hoàn thiện đu-khơ (đưa vào đó nhiều thông tin xây dựng) và bằng cách đó, hoàn thiện hình thái sự sống ở thế giới tế vi. Nói cách khác, là đứa con thể xác của sự sống nơi thế giới tế vi, con người có sứ mệnh thông qua thế giới vật thể thúc đẩy sự tiến bộ nơi thế giới tế vi. Con người được tạo ra cũng là bởi lẽ đó.

Rõ ràng là, về tầm mức, hình thái sự sống nơi thế giới tế vi (Cõi kia) cao hơn đáng kể so với sự sống ở thế giới vật thể. Đu-khơ bất tử là một xác nhận”).
--
5) Khi ve sữa bỏ xác để thành ve sầu, con ve vẫn tồn tại; tạm mượn hình thái đó để hiểu rằng, khi thân xác (năng lượng đặc) không còn, con người vẫn tồn tại (dù mắt chúng ta không nhìn thấy các dạng năng lượng khác).

(Trích trong bài báo ở: https //dantri com vn/xa-hoi/ve-tam-linh-neu-chua-biet-xin-dung-phu-nhan-1285923006.htm (Đoàn Xuân Mượu - giáo sư tiến sĩ, người đã kinh qua các chức vụ: phó viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, viện trưởng viện Pasteur Đà Lạt, viện trưởng viện Văcxin Quốc gia…):

“Trước đây, khoa học chính thống theo mô thức thực chứng duy lý, dựa trên nền tảng vật lý cổ điển của Newton không giải thích được các hiện tượng đặc biệt này. Nó không công nhận thế giới siêu hình và cho rằng nguyên tử là nguyên tố bé nhất.

Đến đầu thế kỷ XX xuất hiện mầm mống thuyết tương đối của Enstein thuyết này nói rằng, ngoài nguyên tử là phần tử nhỏ nhất còn có sóng và hạt. Thuyết lượng tử từ đó cũng lên ngôi.
(…)
Mọi sinh vật được tạo hoá sinh ra không phải một cách tình cờ, mà đều có ý định, có mục đích do “Ý thức vũ trụ”. Ý thức có trước, kế hoạch sáng thế có sau, tất cả đều bắt nguồn từ năng lượng. Con người phải do năng lượng sinh ra, bắt đầu từ năng lượng lỏng, năng lượng đặc và thành hình hài con người ngày nay.
(…)
Con người gồm 7 phần, gồm thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần, trong đó chỉ có thể xác là hữu hình, được y học chính thống giảng dạy (đây là năng lượng đặc), 6 phần còn lại có độ đặc khác nhau. Năng lượng càng loãng càng nghiêng dần về phía linh cảm (năng lượng chưa phải tế vi). Khi sống, phần năng lượng đặc vẫn còn nhưng khi mất đi thì phần năng lượng đặc mất, các phần năng lượng khác vẫn tồn tại”).
--
(Mời đọc tiếp ở phần dưới)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Tham khảo thêm

6) Con người vẫn tồn tại (sau khi đã bỏ thân xác này), tất nhiên vẫn tồn tại thế giới thích hợp, vẫn tồn tại ý nghĩa cuộc sống của con người biết sống thiện ích.

(Trích trong tuyển tập Trở Về Từ Cõi Sáng (Nguyên Phong tuyển dịch; nxb Đồng Nai):

“Quý vị đừng nghĩ rằng Jo đã chết. Cậu không hề chết như quý vị nghĩ đâu, mà chỉ đi qua một cõi giới khác mà thôi. Quý vị có thể chuyển đến cho Jo những tư tưởng thân ái, những tình cảm chân thành, vì chỉ những thứ nầy mới làm cho Jo thoát được tình trạng u mê hiện nay. Càng than khóc quý vị càng làm Jo thêm đau khổ, và càng đau khổ thần trí Jo càng u mê, quyến luyến, hoảng hốt, không ích lợi gì cả.
(...)
Nói một cách khác, khi từ trần con người vẫn ở nguyên chỗ cũ, chỉ có khác là các giác quan thuộc về xác thân đã hư hại không còn sử dụng được nữa, nhưng các giác quan mới lại bắt đầu làm việc. Sau một giây phút thay đổi như người đang đi ở chỗ tối bước ra chỗ sáng, bị loá mắt một lúc rồi mới có thể nhìn được mọi vật một cách rõ ràng, thì cũng như thế, nhờ các giác quan mới hoạt động mà người ta có thể ý thức được cõi giới bên nầy một cách rõ rệt hơn.

Điều đáng nói ở đây là sự quyến luyến với cõi vật chất, giống như người từ chỗ tối bước ra chỗ sáng lại cứ nhắm mắt, không muốn nhìn gì nữa.
(…)
Quý vị nên biết cõi giới bên kia cửa tử không phải là một cảnh thiên đàng hay địa ngục như người ta thường diễn tả, mà là một cảnh giới rất sáng, một thứ ánh sáng tràn đầy yêu thương của đấng sáng tạo (Thượng Đế). Tại đây người ta có dịp hồi quang phản chiếu ý thức thực của mình (tức là nhìn lại, cảm nhận tâm ý mình), để quyết định cho đời sống ở kiếp sau. Đời sống bên này rất yên lành, thoải mái vì chỉ có các tư tưởng rung động thanh cao, không hề bị ô nhiễm bởi các dục vọng vật chất. Muốn thích hợp với đời sống này, con người cần biết loại bỏ các ràng buộc vật chất như lòng tham lam, ích kỷ. Cháu Jo hiện nay vẫn còn bị ám ảnh nhiều bởi tâm trạng lúc chết, nhưng tôi tin cháu sẽ hiểu biết và siêu thoát.”
(…)
Cõi bên nầy không phải là nơi mà người đi qua sẽ không bao giờ trở lại, hoặc là nơi tối tăm, ghê rợn, hễ ai rơi vào đó là mất hút, mà trái lại, đó là một cõi sáng rất linh hoạt. Có lẽ nó còn linh hoạt hơn cả những đô thị sống động nhất của cõi trần, nhưng sự linh hoạt ở đây không phải là sự ồn ào, náo nhiệt mà là một sự linh hoạt rất nhẹ nhàng, bình an, thoải mái để người ta có thể cảm nhận được một tình yêu thương tuyệt đối, một ân phước dồi dào không bút mực nào có thể tả xiết. Trong sự bình an nầy, người ta bắt đầu hồi tưởng nhiều việc đã xảy ra để rút tỉa kinh nghiệm và học hỏi, để chuẩn bị cho một đời sống mai sau”).
--
7) Biết thăng hoa tâm trí hướng thiện-hướng thượng tâm linh, sẽ biết cảm nhận được ý nghĩa của sự sống vĩnh hằng.

(Vài trích đoạn tham khảo:

- Đọc trong Người Nam Châm – Bí Mật Của Luật Hấp Dẫn (Jack Canfiel & D.D.Watkins; người dịch: Thu Huyền & Thanh Minh): “Vì Luật Hấp Dẫn tương tác với những năng lượng rung cảm của suy nghĩ và tình cảm của bạn, nên bạn cần tập trung sự chú ý của mình vào những thứ có thể đưa bạn tới trạng thái của rung cảm tích cực. Nhiều chuyên gia về Luật Hấp Dẫn đã nói rằng, không gì quan trọng hơn việc cảm thấy thoải mái.
(…)
“Người nào gửi đi những suy nghĩ tích cực sẽ kích hoạt thế giới quanh anh ta trở nên tích cực, và anh ta cũng sẽ nhận lại những kết quả tích cực”. (Tiến sĩ Norman Vincent Peale).
(…)
Ý chí của chúng ta tự do, chúng ta có toàn quyền quyết định mình muốn tập trung năng lượng và sự chú tâm của mình vào đâu. Vũ trụ chỉ đơn giản phản chiếu (gửi ngược) điều đó lại cho chúng ta. Nếu chúng ta tập trung chú ý vào điều gì đó (tiêu cực hoặc tích cực) thì vũ trụ sẽ gửi lại cho chúng ta chính điều đó, nhưng nhiều hơn.”

- “Có thể nói rằng gien nghiệp là cái do chính mỗi người tự tạo cho mình. Khi một người chết đi, thân thể vật lí của người ấy tan hoại, nhưng cái nghiệp ấy vẫn tiếp tục di truyền qua nhiều đời sống của người ấy”. (Nguyễn Chung Tú, nguyên hiệu phó trường Đại học Hùng Vương-giáo sư tiến sĩ vật lí). Ông nhắc lại lời một học giả khác rằng: “Tâm tính là định mệnh”. (Nguyệt san Giác ngộ số 17/1997).

- “(Thầy Đa-ram nói) Năng lượng linh hồn là năng lượng ở ngoài electron và ngoài proton. Nhưng tâm năng mạnh mẽ vô cùng, nó có khả năng tác động lên lực hấp dẫn. Năng lượng của nhiều tâm có một sức mạnh lớn lao. Có tâm năng tích cực và tâm năng tiêu cực, chúng gắn liền với nhau.(…) Tâm năng tiêu cực (xấu ác) có thể thu hút các đối tượng phá phách của vũ trụ, tác động lên thiên nhiên. Bởi vậy, cùng với xung đột và chiến tranh, khá thường xuyên xảy ra động đất, rơi thiên thạch...”.
(Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu; E. Mun-đa-sep – nhà bác học, giáo sư tiến sĩ y học; dịch giả: Hoàng Giang).

- “Thông qua cuốn sách này, chúng tôi phát hiện ra được năng lực của ý thức sâu kín và cách khai thác nguồn năng lượng khổng lồ, tình yêu thương và sự thông thái. Ý thức sâu kín được mọi người biết đến là phần trí tuệ sâu nhất. Nó được gọi với nhiều tên: quan sát viên giấu mặt, nhà tư tưởng phía sau những suy nghĩ, trí tuệ điều hành, người chỉ huy, chứng nhân, khoảng không gian giữa những suy nghĩ (…).”
(Trí Tuệ Nổi Trội (Karen Nesbitt Shanor; tiến sĩ sinh học; dịch giả: Vũ Thị Hồng Việt; nxb Tri Thức, 2007).
--
8) Cách tốt nhất để hỗ trợ cho những người đã từ giã thân xác này, cho tất cả tâm linh, hoặc cho những người còn sống như chúng ta, là chân thành cầu nguyện, hồi hướng công đức cho họ (với thiện tâm).

(Vài trích đoạn tham khảo:

“Có một ví dụ khác về khoa học là hiện tượng rối lượng tử (Quantum Entanglement). Đây là một hiệu ứng trong vật lý lượng tử mà hai hạt vật chất ở cách xa nhau nhưng có một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trạng thái của một hạt vật chất sẽ có ảnh hưởng ngay lập tức tới trạng thái của hạt kia thông qua hiện tượng liên đới lượng tử này. Trong tôn giáo, đây là một niềm tin đã được biết đến từ rất lâu: Một chiếc lá rung có thể lay động đến một ngôi sao, hay một lời nguyện cầu có thể vọng vang đến hàng ngàn ngôi sao trong vũ trụ.”
(Tôn giáo và khoa học đều cần thiết trong cuộc sống; giáo sư tiến sĩ Vinh Q. Nguyen, Đại học Coe College, bang Iowa, Mỹ; https //tiasang com vn).

- John Spencer, tiến sĩ y học, viết chung với Karen Nesbitt Shanor, tiến sĩ sinh học (Trí Tuệ Nổi Trội (dịch giả: Vũ Thị Hồng Việt; nxb Tri Thức, 2007):
“Một nghiên cứu xuất sắc đánh giá vai trò của sự cầu nguyện (cho người khác) trong việc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa tim Randolph Byrd tiến hành đã khích lệ rất nhiều các nghiên cứu sau đó. (…) Các nhóm tôn giáo khác nhau được cử đến để cầu nguyện cho các bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện (bệnh nhân không biết). (…) Các bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện ở một số khu vực so sánh với những người trong nhóm không cầu nguyện: họ dùng thuốc kháng sinh ít hơn năm lần, họ ít bị mắc chứng phù ở phổi hơn ba lần, không ai trong số họ cần đến ống thở (…), và có rất ít bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện bị chết”).

-Trích trong tuyển tập Trở Về Từ Cõi Sáng (Nguyên Phong tuyển dịch, nxb Đồng Nai):
“Thưa cha mẹ, con đã nói tất những gì con biết về cõi giới bên nầy. Con xin cha mẹ cứ yên chí, đừng quá lo lắng gì nhiều cho con và cũng đừng gọi con trở lại nữa... Sự liên lạc nầy không cần thiết, gây quyến luyến và làm trở ngại việc học hỏi của con. Công việc của con hiện nay rất bận rộn. Con xin cảm ơn cha mẹ và mọi người đã cầu nguyện cho con, chính nhờ việc nầy mà thần trí con sáng suốt và được thức tỉnh. Việc cầu nguyện chân thành cho người chết có thể giúp đỡ cho họ rất nhiều, đây là một điều hết sức quan trọng mà mọi người cần nên biết.

- “Vì vậy, về phương diện xã hội, nếu quảng đại quần chúng hiểu biết cơ sở khoa học của sự huyền bí, thì sẽ không còn chỗ nương thân cho mê tín dị đoan đang lan tràn rộng rãi như hiện nay.”
(Đoàn Xuân Mượu, giáo sư tiến sĩ, nguyên viện trưởng viện Văcxin Quốc gia; https //dantri com vn/xa-hoi/ve-tam-linh-neu-chua-biet-xin-dung-phu-nhan-1285923006.htm).
--
9) Ai cũng có thể học tập để phát triển tâm thức hướng thiện theo minh triết tâm linh, dù thuộc tôn giáo nào, dù theo hoặc không theo tôn giáo.

(Trích trong Đạo Của Vật Lí (Fritjof Capra; giáo sư vật lí ở các đại học danh tiếng Anh, Mĩ; dịch giả: Nguyễn Tường Bách; nxb Trẻ, 1999):

“Các đóng góp của Heisenberg (Nobel vật lí 1932) trong thuyết lượng tử mà tôi sẽ nói đến nhiều trong tác phẩm này, sẽ cho thấy rõ là ý niệm cổ điển về tính khách quan trong khoa học sẽ không còn được duy trì lâu hơn nữa, và vì thế mà vật lí hiện đại cũng đang xét lại huyền thoại của một nền khoa học siêu giá trị.
(…)
Từ cái nhìn này, mối liên hệ giữa vật lí và đạo học không những rất thú vị mà còn hết sức quan trọng. Nó chỉ ra rằng, kết quả của nền vật lí hiện đại đã mở ra hai con đường khác nhau để nhà khoa học đi theo. Chúng có thể đưa ta - dùng những từ cực đoan - đến với đức Phật hay trái bom, và điều này đặt ra cho mỗi nhà khoa học quyết định chọn lấy con đường.

(…)
Hơn thế nữa, bây giờ tôi thấy có cơ sở vững hơn nhiều với những luận điểm của mình, vì sự song hành giữa đạo học phương Đông không những chỉ xuất hiện trong vật lí mà cả trong sinh học, tâm lí học và các ngành khoa học khác.
(…)
Đối với tôi lúc nào cũng rõ, và tôi đã nói trong Đạo Của Vật Lí, rằng sự tương đồng theo cách tôi thấy giữa vật lí và đạo học phương Đông cũng có thể rút ra từ các truyền thống đạo học phương Tây”).
--
10) Để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, để góp phần thăng hoa tâm trí hướng thiện-hướng thượng Chân Thiện Mĩ, xin giới thiệu bài Hơi Thở Minh Triết.

(Bài thực hành)
HƠI THỞ MINH TRIẾT

Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Vọng tâm vọng tưởng dần xa

Toạ thiền hoặc không toạ thiền
Miễn sao ngồi thật an nhiên
Thở đều, hơi dài và nhẹ
Vơi bao nghiệp chướng ưu phiền

An định: dễ thấy cái “tôi”
Cái khuôn tâm não tháo lơi
Tự tri là gốc minh triết
Tỉnh thức vô ngã chiếu soi

Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Trí tuệ tâm linh thăng hoa

Y học có nhiều chứng minh
Công năng của hơi-thở-thiền
Nhân điện điều hoà cơ thể
Năng lượng vũ trụ diệu huyền

Vật lí có nhiều chứng minh
Tâm năng của hơi-thở-thiền
Lan toả duyên lành vô tận
Thiện ích khắp nẻo chúng sinh

Thở vào, lắng nghe hơi vào
Thở ra, lắng nghe hơi ra
Dần dần biết nghe vọng tưởng
Chân Tâm cực lạc khai hoa… (*)

(*) “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình. (Đường Về Minh Triết - có bổ sung; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; Thuvienhoasen org).
------------------------------
CHỨNG NGHIỆM TÂM LINH CỦA NGÀI JIDDU KRISHNAMURTI
(Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn sưu tầm)

(Trích trong: Bút Hoa (nhật kí của ngài J. Krishnamurti); dịch giả: Ẩn Hạc. Ngài Jiddu Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ; ngài không theo tôn giáo nào cả; được Liên Hợp Quốc tôn vinh; được rất nhiều người với đủ mọi thành phần xã hội ngưỡng mộ, trong đó có ngài Đạt Lai Lạt Ma & nhà khoa học danh tiếng-giáo sư tiến sĩ vật lí David Bohm).

(Phát ngôn của ngài xuất phát từ thực tại giác ngộ, chứ không phải từ học tập, suy luận, tưởng tượng; người đọc có thể dùng như tấm gương ngôn từ để thấy biết rõ hơn trạng thái tâm trí mình. Những chữ trong ngoặc đơn do người sưu tầm - dựa vào nội dung toàn tác phẩm - thêm cho rõ nghĩa. Những chỗ chữ in hoa là do người sưu tầm cảm hứng nhấn mạnh).
---

* Sống thì vượt ngoài thời gian (thời gian tâm lí, cái “tôi” tâm lí), SỐNG LÀ HIỆN TIỀN sinh động, nhưng hiện tiền này không lệ thuộc vào thời gian. Sống là CHÚ TÂM, không nằm trong biên cương của tư tưởng, trong giới hạn của cảm thức. Từ ngữ dùng để thông tin (chỉ điểm) và, cũng như hình tượng, ngay chính chúng không có một ý nghĩa (thực tại) nào. Cuộc đời luôn luôn là hiện tiền sinh động, thời gian luôn luôn thuộc vào quá khứ, và vì thế vào tương lai. Để cho thời gian (tâm lí) chết đi tức là sống trong hiện tiền. Chính lối sống này là BẤT TỬ, chứ không phải cách sống trong ý thức. Thời gian là tư tưởng trong tâm thức, tâm thức thì bị đóng khung. Mạng lưới của tư tưởng, của cảm thức, luôn luôn hằn dấu sợ hãi, đau khổ. Đau khổ sẽ chấm dứt khi thời gian chấm dứt.

* Nền tảng của thiền định chân chính là CHÚ TÂM THỤ ĐỘNG, sự chú tâm này là giải thoát hoàn toàn khỏi thẩm quyền, khát vọng, ham muốn, sợ hãi. Không có GIẢI THOÁT, không có hiểu biết BẢN NGÃ (tức không “minh tâm-kiến tánh”) thì thiền định mất hết ý nghĩa, mất hết giá trị; không có hiểu biết bản ngã khi mà còn duy trì lựa chọn (vọng tưởng).

* Ngày hôm qua thật lạ lùng. “BỜ BÊN KIA” thường xuyên hiện diện suốt buổi đi dạo ngắn ngủi và vào lúc nghỉ, lại càng mãnh liệt hơn trong khi nói chuyện, duy trì, kéo dài gần hết đêm và vẫn còn đó lúc thức dậy sáng nay, sau một giấc ngủ ngắn. Thân thể mệt nhừ, cần được nghỉ ngơi, lại trở nên yên tĩnh một cách lạ lùng, nhưng phần nhỏ nhất của thân vẫn tỉnh táo và bén nhạy. (…) TÂM là một cái gì kì lạ; tâm tàng chứa trí óc, tư tưởng, tình cảm và cả đến mỗi cảm xúc tinh tế nhất, ảo tưởng, tưởng tượng… Tâm không phải là cộng chung hết cả những yếu tố trên, tuy nhiên không có chúng thì tâm không có; tâm còn hơn hẳn cái nó tàng chứa. Không có tâm thì những yếu tố nó tàng chứa cũng không có nốt; chính qua tâm mà chúng có mặt. (…).

(…) Hoạt động của kí ức, kiến thức đang vận dụng, xung đột của dục vọng đối chọi nhau, tìm cầu tự do đều luôn luôn bị rào kín trong giới hạn của trí óc; trí óc có thể thanh lọc, mở rộng, tích luỹ những ham muốn của nó, nhưng ĐAU KHỔ sẽ tồn tại. Khi mà tư tưởng chỉ là sự đáp trả của kí ức, của kinh nghiệm, thì sẽ không chấm dứt được đau khổ.

Trí óc là một “suy tư” phát xuất từ CÁI RỖNG RANG toàn vẹn của TÂM; cái rỗng rang này không có trung tâm do đó có khả năng hoạt động vô hạn. Từ cái rỗng rang này SÁNG TẠO sinh ra, nhưng đó không phải là tài khéo của con người. Sáng tạo phát sinh từ cái KHÔNG, và đó chính là TÌNH YÊU và sự chết (chết cái “tôi” tâm lí).

* Lại thêm một ngày lạ lùng. Vào mọi lúc đều có mặt “bờ bên kia”, dù đi đến đâu, làm việc gì. Trí óc, rất yên tĩnh, không mê ngủ, nhưng tỉnh táo và bén nhạy, hình như tự chuyển động trong chính nó. Có cảm tưởng là QUAN SÁT từ một chiều sâu vô hạn. Tuy nhọc mệt, thân vẫn thức tỉnh một cách lạ lùng. Một ngọn lửa cháy sáng không dứt.
---
(Mời đọc tiếp ở dưới)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Tham khảo thêm

(Tiếp phần trên)

* Một buổi sáng tuyệt vời; nhìn về hướng tây, phía bầu trời một màu xanh thẫm, và mọi tư tưởng, mọi xúc cảm đều tan biến; cái nhìn này XUẤT PHÁT từ cái rỗng không. Trước bình minh, thiền định là cửa ngõ bao la vô tận vào cái bất tri (tâm rỗng rang vô lượng). Không một thứ gì có thể mở cửa, ngoại trừ huỷ diệt toàn bộ cái hữu tri (bị quy định bởi cái “tôi” tâm lí).

THIỀN ĐỊNH là sự bùng nổ trong cái hiểu biết (“niệm khởi liền giác-giác tức niệm diệt”). Không phải là hiểu biết nếu không TỰ TRI; học hiểu để tự tri không phải là tích luỹ kiến thức; tích luỹ sẽ ngăn ngại tự tri, vì học hiểu không phải là tiến trình gia tăng. Học hiểu cũng như hiểu biết, được tiến hành từ sát-na này đến sát-na kia. Tiến trình toàn thể này là sự bùng nổ trong thiền định.

* THIỀN ĐỊNH không phải là nghiên cứu; không phải là kiếm tìm, thăm dò, khai phá. Thiền định là bùng nổ (tư tưởng quy ngã tự rơi rụng) và KHÁM PHÁ. Không phải là trí óc bị ngự trị bằng giới luật, cũng không phải tự phân tích chính mình; thiền định chắc chắn không phải là đào luyện để tập trung tư tưởng, tư tưởng len vào trong sẽ chọn lựa và bác bỏ.

Thiền định đến một cách tự nhiên khi tất cả sự khẳng định và thành đạt, hữu vi hoặc vô vi, đều được THẤU TRIỆT (tự tri tự giác) và tự rơi rụng một cách dễ dàng. Thiền định là trí óc rỗng rang hoàn toàn. Chính sự rỗng rang đó mới là cốt yếu chứ không phải cái tàng chứa trong trí óc. Chỉ từ sự rỗng rang đó mới có thể có TUỆ QUÁN được.

ĐỨC HẠNH phát xuất từ đó, nhưng không phải là luân lí hoặc tư cách đáng kính trong xã hội. Chính từ sự rỗng rang đó phát sinh tình yêu, nếu không thì không phải là tình yêu. Nền tảng của đức hạnh nằm trong sự rỗng rang đó. ĐÂY LÀ CHỖ BẮT ĐẦU và là NƠI CHẤM DỨT mọi sự.

* Sự huỷ diệt tâm lí của mọi thứ đã có – và không chỉ là thay đổi bên ngoài – là cốt tuỷ của TRÍ THÔNG MINH. Mọi hành động VÔ MINH  đều dẫn đến đau khổ, rối loạn. Đau khổ là vô minh. Ngu si không phải là thiếu kiến thức, mà là thiếu hiểu biết về chính mình; không hiểu biết về chính mình thì không một chút gì có trí tuệ. (…) Không có TRÍ TUỆ nếu không có TỰ TRI. Tự tri là một thực tại sống động, không phải là phán đoán. Mọi tự phê đều hàm ý tích luỹ, lượng giá từ trung tâm của kinh nghiệm và của kiến thức; chính quá khứ này làm ngăn trở sự hiểu biết THỰC TẠI SỐNG ĐỘNG. Theo đuổi sự tự tri là một HÀNH ĐỘNG thông minh.

* Sáng nay thức dậy, vượt trên tất cả thiền định, tất cả tư tưởng và ảo tưởng phát sinh từ cảm thức, ngay trung tâm của trí óc và xa hơn, ngay TÂM ĐIỂM của tâm thức, ngay chính BẢN THỂ của con người, rực chiếu một luồng sáng cực mạnh không mang một chút hình bóng, không bắt nguồn từ một kích cỡ nào. Phép lành ở đó, bất động. Và cùng với PHÉP LÀNH là THẦN LỰC vô cùng tận, và một vẻ đẹp  vượt trên tư tưởng, cảm thức.

* Tâm thức nhân loại không thể dung chứa cái bao la của sự an nhiên; tâm thức có thể TIẾP NHẬN nhưng KHÔNG THỂ tìm kiếm, cũng như đào luyện cái bao la an nhiên đó. Hết cả tâm thức đều phải VÔ TÁC, không khởi dục vọng, không tìm cầu cũng như đuổi bắt; chỉ lúc đó mới sinh khởi một cái gì không chung không thuỷ. Thiền định chính là tâm thức rỗng rang, không phải để tiếp nhận (cái hữu tri và quy ngã), mà để BUÔNG BỎ. (…) Chỉ có thể có SÁNG TẠO trong cái rỗng rang.

* Chiều hôm ấy nó đã ở đó, bỗng chốc tràn ngập khắp phòng… Cảm giác mãnh liệt về CHƠN MĨ, sức mạnh, vẻ dịu dàng. Những người khác đều nhận ra.

* Hoạt động của TRÍ ÓC được ẤN ĐỊNH trước; suy nghĩ, lí luận, nhưng trí óc hoạt động trong giới hạn, giới hạn không gian và thời gian (tâm lí). Vì vậy trí óc không thể trình bày, cũng không thể hiểu biết cái chung, cái toàn thể. Cái toàn thể đó là tâm; tâm thì rỗng rang, hoàn toàn rỗng rang, và vì rỗng rang nên trí óc nằm trong không-thời gian. Khi được THANH LỌC ra khỏi sự ước định về lòng khao khát, ham muốn, tham vọng, trí óc mới có thể HỘI NHẬP cái toàn thể. Tình yêu chính là sự toàn vẹn đó.

* Mỗi một mưu đồ của tư tưởng đều phải được HIỂU RÕ. Mọi tư tưởng đều là phản ứng, mọi ứng xử bắt nguồn từ đó chỉ có nhấn mạnh thêm sự rối loạn và xung đột.

* Chắc chắn bản thể hiện diện suốt cả đêm; sáng nay khi thức giấc, bản thể đã ở đó và hình như tràn ngập toàn bộ đầu và thân. Và tiến trình tiếp tục một cách êm dịu. Muốn được như thế, phải một mình và TĨNH LẶNG.

* Có một hướng không bắt đầu từ đâu và đi về cái rỗng rang vô cùng, TRỤ XỨ của BẢN THỂ VẠN VẬT.

* Trí óc trở nên ti tiện khi nó sử dụng để học hỏi cái bất tri, cái vô lượng. Chức năng hoạt động của nó nằm trong cái hữu tri, nó không thể hoạt động trong cái bất tri (tâm rỗng rang vô lượng). Những sáng chế của nó ở trong phạm vi hữu tri; nó sẽ không bao giờ nắm bắt được sự sáng tạo của cái bất tri, dù cho dùng đến ngôn ngữ hay nghệ thuật. Trí óc không thể biết đến chơn mĩ. Chỉ trong im lặng tuyệt đối, VÔ NGÔN, một sự VÔ HÀNH không tạo tác, không chuyển động, thì cái bao la vô hạn mới xuất hiện.

* Khá đau đớn trưa hôm qua, và hình như có tăng thêm. Đến gần tối cái LINH THIÊNG hiện hành, thấm nhập cả phòng. Người khác cũng cảm nhận. Suốt đêm tác động cơn đau có phần hoà hoãn, nhưng áp lực và căng thẳng vẫn còn đó, giống như mặt trời phía sau đám mây. Sáng nay rất sớm, mọi sự lại bắt đầu. (…) Mọi cảm thức, mọi xúc động đều liên kết với trí óc, nhưng đó không phải là tình yêu, nhưng cái xuất thần này chính là TÌNH YÊU. Trí óc chỉ có thể nhớ lại rất là khó khăn.

(…) Sáng nay thật sớm, phép lành gần như bao phủ hết quả đất, đang tràn ngập khắp phòng. Và theo đó xuất hiện sự tịch tĩnh làm im bặt hết mọi sự vật, một sự BẤT ĐỘNG chứa đựng tất cả chuyển động.

* Sống với một cái gì là THƯƠNG YÊU cái đó chứ không phải RÀNG BUỘC vào cái đó.

* Chấm dứt phiền não nằm trong sự QUÁN CHIẾU sự kiện thực tế.

* Cái rỗng rang này không phải là một trạng thái ngoan không, trống trải; đó là NĂNG LƯỢNG không có trung tâm, không có biên giới.

* Sáng nay DẬY SỚM để sống trong phép lành. Cơ thể bị bó buộc ngồi yên trước vẻ sáng sủa đó, vẻ đẹp đẽ đó. Sau đó suốt buổi sáng, ngồi trên ghế dài bên lề đường dưới bóng cây, phép lành được cảm nhận trong cái vô lượng vô biên. Phép lành cũng BAN CHO TA nơi trú ẩn, chỗ bảo bọc, giống hệt cội cây kia với tàng lá, tuy để ánh sáng soi qua vẫn che mát được dưới ánh nắng gay gắt miền núi. Mọi TƯƠNG GIAO chính là che mát thấm đượm TỰ DO, và chính tự do bảo đảm cho ta nơi trú ẩn.

* Nếu bạn có tiền, bạn cũng khổ; nếu bạn không có tiền, bạn cũng khổ. (…) Tiền bạc và quyền uy ngự trị không dứt; càng có càng muốn thêm, và cứ như thế vô cùng tận. Nhưng phía sau tất cả tiền bạc và quyền uy ẩn dấu NỖI KHỔ không tránh được; ta có thể lãng tránh, tìm quên, nhưng khổ đau luôn luôn hiện diện; với nó không thể bàn cãi được và nó ở đó, vết đau hằn sâu mà không gì có thể chữa trị được.

* Bằng vận hành của thời gian (tâm lí) KHÔNG THỂ có chuyển hoá được. Phủ nhận thời gian chính là chuyển hoá; có chuyển hoá khi đã loại bỏ những thuộc tính phát sinh từ thời gian tức là thói quen, truyền thống, cải cách, các lí tưởng. Phủ nhận thời gian thì có chuyển hoá, chuyển hoá toàn diện và không phải là thay đổi HÌNH TƯỚNG bên ngoài, cũng không phải thay thế một hình tướng này bằng một hình tướng khác. Nhưng thu đạt kiến thức, kĩ thuật, đòi hỏi phải có thời gian (tức tiến trình nhận thức), ta KHÔNG THỂ cũng chẳng nên chối bỏ; những năng lực này THIẾT YẾU cho cuộc sống hằng ngày. Thời gian cần thiết để đi từ chỗ này đến chỗ khác không phải là ảo tưởng, nhưng mọi hình thức khác của thời gian (cái “tôi” trở thành) đều là ảo vọng. CHUYỂN HOÁ gồm có CHÚ TÂM mà từ đó sinh khởi một hình thức HÀNH ĐỘNG khác. (…).

* Thiền định là ở chỗ làm tâm trống rỗng hết mọi TƯ TƯỞNG, mọi cảm thức, vì những thứ này làm tan biến năng lực; chúng có tính lặp đi lặp lại, đưa đến những hành động máy móc; hành động này là thành phần CẦN THIẾT cho sự sống, nhưng chúng CHỈ LÀ một thành phần. Tư tưởng và cảm thức không thể biết thâm nhập vào cái bao la vô tận của sự sống.

* Khi trí óc không còn nuôi dưỡng bằng kí ức, bằng tư tưởng, khi trí óc để cho kinh nghiệm chết đi, thì hoạt động sẽ KHÔNG CÒN QUY NGÃ nữa. Lúc đó trí óc sẽ nuôi dưỡng các nơi khác. Và chính nguồn lương thực đó sẽ làm cho tâm thức thành TÔN GIÁO.

* Ra khỏi tư tưởng là đức hạnh, và đức hạnh là TÍNH MẪN CẢM mở rộng, là tình yêu. Hãy thương yêu và sẽ không có tội lỗi; hãy thương yêu và cứ làm điều gì bạn muốn, lúc đó sẽ không có đau khổ.

* Trí óc vận hành trong cái manh mún, từng phần, chia chẻ. Nó tự chuyên môn hoá. Nó không bao giờ là cái toàn thể, cái mà nó muốn nắm giữ, muốn hiểu biết nhưng VÔ HIỆU. Vì chính bản chất của nó, nên tư tưởng luôn luôn không toàn vẹn, cảm thức cũng thế; tư tưởng, phản ứng của kí ức chỉ có thể vận hành trong cái đã biết, hoặc lí giải từ kiến thức.

Trí óc là sản phẩm của sự chuyên môn hoá. Nó không thể vượt lên trên chính nó. Nó chia chẻ và tự chuyên môn hoá thành nhà khoa học, nghệ sĩ, giáo sĩ, luật gia, kĩ thuật gia, nông gia… Nó hoạt động bằng cách phóng chiếu lên giai cấp xã hội, đặc quyền, quyền hành, uy thế của nó. Sự vận hành não bộ và giai cấp xã hội liên kết với nhau chặt chẽ, vì trí óc là một cơ quan TỰ BẢO VỆ. Chính từ nhu cầu này mà những yếu tố ĐỐI NGHỊCH và chống trái của xã hội phát sinh. Nhà chuyên môn thì không có khả năng nhìn được TOÀN DIỆN.

(…) Năng khiếu và thiên tư hiển nhiên là nguy hại, vì củng cố tính VỊ NGÃ; vì mang tính chia chẻ vụn vặt nên nuôi dưỡng XUNG ĐỘT. Năng khiếu CHỈ CÓ GIÁ TRỊ trong sự nhìn thấu toàn diện đời sống, sự nhìn thấu này nằm trong lĩnh vực của tâm chứ KHÔNG PHẢI của trí óc. Năng khiếu với sự vận hành của nó nằm trong giới hạn của trí óc, do đó năng khiếu trở nên nhẫn tâm, lãnh đạm đối với tiến trình toàn thể của đời sống. Năng khiếu gây ra lòng kiêu hãnh, ham muốn, và sự thành tựu của nó trở thành ưu tiên hàng đầu, nó đưa đến thù ghét, VÔ TRẬT TỰ, đau khổ; nó CHỈ CÓ GIÁ TRỊ nếu nhận thức được toàn thể sự sống. (…).

(…) Trí óc vận hành bằng cách tự chuyên môn hoá với sự chia chẻ manh mún, với những hoạt động cô lập lại nó trong địa hạt giới hạn của thời gian. Trí óc không có khả năng nhìn thấy toàn thể sự sống; dù có được giáo hoá đến đâu, trí óc cũng chỉ là một phần chứ không phải là toàn thể. Chỉ có tâm mới thấy được cái toàn thể, và phạm vi của tâm bao trùm luôn trí óc; trí óc dù có làm gì đi nữa cũng không thể chứa đựng được tâm.

Để nhìn thấy toàn thể, trí óc phải ở trong trạng thái BUÔNG XẢ (cái “tôi” tâm lí). Buông xả hoặc phủ nhận không phải là đối nghịch của khẳng định; những cái đối nghịch đều liên kết với nhau. Sự phủ nhận không có cái đối nghịch. Để có được cái nhìn toàn thể, trí óc phải ở trong trạng thái PHỦ NHẬN TUYỆT ĐỐI (đại xả mọi dấu vết của cái-tôi-vô-minh); nó không được can thiệp vào bằng cách lượng giá, biện bạch, kết án và tự vệ.

Trí óc phải IM LẶNG (vô ngôn vô tác) mà không bị ép buộc; ép buộc sẽ làm cho trí óc chết cứng, chỉ có khả năng mô phỏng và tuỳ hợp. Chính trong trạng thái phủ nhận mà trí óc tĩnh lặng không lựa chọn. Chỉ chính lúc đó CÁI NHÌN TOÀN THỂ (thấy biết như thực, toàn giác) mới phát sinh. Lúc đó TÂM hoàn toàn TỈNH THỨC, và trạng thái này KHÔNG GỒM CÓ người quan sát cũng như vật bị quan sát, mà chỉ có ÁNH SÁNG, chỉ có sáng suốt. Sự đối kháng và xung đột giữa người tư duy và tư tưởng kết thúc (định-tuệ đồng thể).
----
(Mời đọc tiếp ở dưới)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Tham khảo thêm

(Tiếp theo phần trên)

* Thức dậy sáng nay; mặt trời còn nằm dưới đường chân trời; bình minh đã bắt đầu và thiền định tự dâng cho “BỜ BÊN KIA” mà phép lành là sức mạnh và sáng suốt. “Bờ bên kia” đã ở đó chiều hôm qua, ngay lúc mặt trời lặn, rất sáng, bất ngờ. Nhiều ngày nay nó đã không xuất hiện. Thân tự điều hoà theo nhịp độ cuộc sống phố thị và, khi “bờ bên kia” đến, nó biểu lộ một vẻ đẹp, một CƯỜNG LỰC đến đỗi mọi sự đều im lìm bất động; nó tràn ngập căn phòng và còn vượt qua đó nữa.

* Có bản thể của thâm cùng ở đó. BẢN THỂ của tư tưởng chính là TÂM THÁI VÔ NIỆM. Tư tưởng, dù có tiếp nối với nhau thật thâm sâu, thật rộng lớn, vẫn luôn luôn chóng tàn, phiến diện. Chấm dứt tư tưởng chính là KHỞI ĐẦU của bản thể. Chấm dứt tư tưởng là phủ định và phủ định thì không có mục tiêu nào xác định. Không có phương pháp, hệ thống để dừng bặt tư tưởng.

Phương pháp, hệ thống chỉ là xác định TIỆM CẬN với phủ định, và như thế tư tưởng sẽ KHÔNG BAO GIỜ có thể tự tìm nơi có bản thể của chính nó. Tư tưởng phải dừng bặt để cho bản thể hiển lộ. Bản thể của hữu là phi hữu, và để “THẤY” cái thâm cùng của phi hữu, ta phải tự do thoát khỏi cái trở thành. Không thể nào tự do trong sự tương tục, và mọi điều bao hàm sự tương tục đều dính mắc vào thời gian. (…).

* Cô đơn một mình, nhưng không một chút gì cô lập, giống như một giọt nước mưa CHỨA ĐỰNG hết cả nước trên mặt đất.

* Tư tưởng là VẬT CHẤT và có thể biến thành bất cứ thứ gì, xấu hay đẹp. Nhưng có một cái LINH THIÊNG không phát xuất từ tư tưởng hoặc tình cảm, từ đó tư tưởng đã SỐNG LẠI. Tư tưởng không thể biết và cũng không thể sử dụng được. Tư tưởng cũng không thể bộc lộ. Nhưng cái linh thiêng đó hiện hữu, không bao giờ biểu tượng hoặc lời lẽ có thể chạm đến được. Cái linh thiêng đó KHÔNG THỂ truyền thông được. Đó là một SỰ KIỆN THỰC TẾ.

Một sự kiện thì phải được nhìn thấy, nhưng CÁI THẤY NÀY ĐỘC LẬP VỚI NGÔN TỪ. Khi sự kiện được diễn giải thì thôi không còn là sự kiện nữa, mà biến thành một cái gì hoàn toàn khác hẳn. Thấy là một điều gì hết sức quan trọng. Cái thấy này vượt ra ngoài không-thời gian, nó NGAY ĐÓ và trong khoảnh khắc.

(…) Sự hiện diện của nó đang ở đây, tràn ngập khắp phòng, chan rải trên các ngọn đồi, trên những dòng nước, bao phủ hết cả hành tinh.
Đêm vừa qua, như đã xảy ra một hai lần trước đây, thân thể chỉ còn là MỘT CƠ QUAN và không là gì khác, đang vận hành, trống rỗng và bất động.

* Thành công (với tâm lí quy ngã) thật là tàn bạo dưới mọi khía cạnh, dù là chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, kinh tài… Thành công đưa đến CỨNG RẮN.

* CHỨNG NGHIỆM VỀ BẢN THỂ là đỉnh cao của cường lực, của nhạy cảm. Đây là vẻ đẹp vượt trên ngôn ngữ và cảm thức.

* Bận rộn, tuy vậy áp lực và căng thẳng vẫn còn đến trưa.

Dù những hành động cần thiết trong cuộc sống hằng ngày có ra sao đi nữa, thì va chạm và biến động mà cuộc sống đã gieo rắc không nên để lại DẤU VẾT (hạt giống tâm lí quy ngã) phía sau chúng ta. Chính những dấu vết này tạo ra BẢN NGÃ, cá tính, củng cố dần theo dòng đời, và lập thành BỨC TƯỜNG hầu như không vượt qua nổi.

* Tỉnh giấc nửa đêm với cảm thức về một SỨC LỰC BAO LA, vô cùng tận. Không phải là sức lực tập trung chung quanh dục vọng hoặc ý muốn, mà là sức lực hiện diện khắp sông núi cây cỏ.

Hành động của con người là thực hành sự chọn lựa (quy ngã), thực hành theo ý muốn (vị kỉ); HÀNH ĐỘNG NÀY BAO GỒM XUNG ĐỘT và đối kháng, từ đó sinh đau khổ. Hành động đó phát xuất từ một nguyên nhân (tâm lí), một động lực, do đó là phản ứng. Nhưng hành động hiện khởi từ sức lực VÔ NGÃ thì tự do, thoát khỏi mọi nguyên nhân, động lực; do đó SỨC LỰC này vô cùng tận, là bản thể.

* CHÂN LÍ không thể nào chính xác (không thể bị quy định, khuôn đúc), vì cái gì có thể đo lường được thì không phải là chân lí. Chỉ có cái gì không sống động mới có thể đo lường được, chiều cao của nó mới có thể tìm bắt được.

* Sống không phải là trút bỏ hết kinh nghiệm, nhưng không có sự sống khi đất não dày đặc dây mơ rễ má. Khiêm cung không phải là loại bỏ có ý thức cái đã biết, sự loại bỏ này là lòng kiêu ngạo của sự thành tựu; khiêm cung là cái bất tri (vô ngã) tuyệt đối, tức là CHẾT ĐI. Sợ chết chỉ có trong cái đã biết (mang tâm ý quy ngã), chứ không phải trong cái ta không biết (im lặng vọng tưởng). Không có sợ hãi đối với cái bất tri; sợ hãi chỉ có khi cái đã biết thay đổi, chấm dứt.

* Mọi hệ thống đều không tránh khỏi KHUÔN ĐÚC tư tưởng theo một mẫu mực, và chủ nghĩa xu thời sẽ huỷ diệt sự bừng nở của thiền định. (…) Không có TỰ DO sẽ không có TỰ TRI và không tự tri tức là không phải thiền định.

*  Tâm thái một mình là rỗng rang; trong ngọn lửa Không này, tâm trở về TƯƠI TRẺ VÀ AN NHIÊN. Và chỉ có tính an nhiên này mới có thể nhận được cái PHI THỜI GIAN, cái mới mẻ không ngừng tự chết đi. Sự chết chính là SINH TẠO. Không có tình yêu thì không có sự chết đi.

* Yêu thương là huỷ diệt (cái “tôi” tâm lí), đó là một cuộc CÁCH MẠNG, không phải là kinh tế hay xã hội, nhưng lại DẤN THÂN vào TOÀN BỘ TÂM THỨC.

* Đời sống toàn thể BAO HÀM cái chia chẻ vụn vặt, nhưng cái chia chẻ này sẽ không bao giờ hiểu được cái toàn thể.

* An bình là sức nặng của quả đất với tất cả mọi vật quả đất cưu mang; AN BÌNH là những tầng trời và vượt trên đó nữa. Con người phải dừng nghỉ thì an bình mới xuất hiện.

* Kiến thức ngăn ngại khám phá. Kiến thức luôn luôn bắt nguồn từ thời gian (tâm lí), từ quá khứ, không bao giờ mang lại tự do. Nhưng kiến thức CẦN THIẾT cho hành động, cho tư tưởng; không hành động thì không thể có hiện hữu. Nhưng dù hiền triết, chân chính và cao thượng đến đâu, hành động sẽ không đưa đến CHÂN LÍ. KHÔNG CÓ con đường dẫn đến chân lí.

* Chính sự quan sát tiến trình của tư tưởng, của thời gian (tâm lí) và nỗi sợ hãi (của cái “tôi” tâm lí), RÕ BIẾT TOÀN DIỆN tiến trình này, chứ không phải chỉ một ý tưởng hoặc một định thức tri thức, sẽ chấm dứt được sợ hãi, trên mặt ý thức lẫn tiềm thức. Tự tri là tỉnh thức và là chấm dứt sợ hãi (tâm lí).

* Cần phải quan sát MÁNH KHOÉ của tâm thức quỷ quyệt, từng cảm thức dù nguyên nhân là gì đi nữa, chuyển động của từng phản ứng, mà không kềm giữ, không lựa chọn. (…) Cần phải lao vào chuyến đi, không phải đến cung trăng hay THƯỢNG ĐẾ (để cái “tôi” xin xỏ), nhưng tận thâm cùng của chính mình. (…) Cần phải có NHIỆT THÀNH để chấm dứt đau khổ, và lòng nhiệt thành đó không thể có được trong sự trốn chạy. Lòng nhiệt thành Ở ĐÓ khi ta hết chạy trốn.

* SỢ HÃI NỘI TÂM sẽ biến nhu cầu về an toàn ngoại giới thành một bài toán về giai cấp, về uy tín, về quyền lực, và hậu quả là có đấu tranh tàn bạo.

* TỪ BỎ là NHÌN THẤY sự thật như thị, sai lầm như thị và CÁI CHÂN THẬT trong cái sai lầm. Đó là một HÀNH VI chứ không phải một ý tưởng.

* Từ bỏ thời gian (tâm lí) chính là BẢN CHẤT của cái phi thời gian.

* Làm chết đi cái đã biết (bị dính với cái “tôi” tâm lí), chính là một mình, là cái MỘT. Mọi lựa chọn (bị dính với cái “tôi” tâm lí) đều bắt nguồn từ cái đã biết, và hành động trong phạm vi này luôn luôn đưa đến ĐAU KHỔ. Chính trong cái Một mới chấm dứt đau khổ.

* Thức dậy, tuy còn ngái ngủ, nhận thức được tiến trình kéo dài về đêm, và hơn thế nữa phép lành khai mở. Có cảm thức tác động lên con người. Thần lực đó, sức mạnh đó, ra khỏi và tuôn trào ra ngoài, như một thác nước từ đất phun vọt lên qua những mõm đá. Trong mọi sự này, HẠNH PHÚC lạ thường khôn tả, một sự xuất thần không liên quan gì đến tư tưởng, đến cảm thức.

* Trong ánh chớp TUỆ QUÁN này sẽ phát sinh một TRI GIÁC MỚI MẺ.

* Tâm trí tịch lặng và rất tỉnh sáng. Tràn đầy cả đêm cái VÔ LƯỢNG VÔ BIÊN đó, và kèm theo là THÁNH PHÚC.

* IM LẶNG này là cái Không, từ đó tuôn chảy và cũng từ đó phát xuất sự hiện hữu của vạn vật. Lặng im này là cái bất tri (vô tưởng-vô ngã). (…).

Buổi sáng tươi trẻ đến đỗi các ngôi sao vẫn luôn sinh động và lấp lánh. Bình minh hãy còn lâu; tất cả đều yên tĩnh một cách lạ lùng, ngay cả thác nước ầm ĩ cũng câm nín, và những ngọn đồi cũng lặng lẽ.

*Im lặng là CHIỀU SÂU của cái Không.

* Nó theo chúng tôi chí đến giờ đi ngủ và duy trì thành TIẾNG RÌ RÀO suốt đêm. Điều này không thuộc phạm vi kinh nghiệm, nó chỉ ở đó một cách giản dị, bằng một sức mạnh dữ dội, một phép lành.

* Tâm trong tính toàn thể bao trùm cả trí óc, tư tưởng của nó, cảm thức của nó, đang rỗng rang; và từ cái rỗng rang đó, năng lực càng lúc càng thâm sâu, lan rộng, vô lượng. Bởi vì mọi so sánh, mọi lượng giá đều xuất xứ từ tư tưởng tức là thời gian. “Bờ bên kia” là TÂM PHI THỜI GIAN, là hơi thở của chân chất an nhiên và của cái bao la vô tận. Ngôn từ không phải là thực tại; chúng chỉ là một phương tiện truyền thông chứ không phải là cái chân chất an nhiên, cái vô lượng vô biên. Cái trống rỗng là cái một mình.

* Chỉ có MỘT CHUYỂN ĐỘNG duy nhất trong đời sống, bên ngoài lẫn bên trong, không thể chia chẻ được, DÙ CHO có phân biệt. Phân biệt làm cho số đông người chạy theo chuyển động bên ngoài của kiến thức, của ý tưởng, của tín ngưỡng, của quyền hành, an toàn, thịnh vượng, và cứ tiếp nối như thế. Ngược lại, có người lại bám chặt vào một đời sống MẠO XƯNG là nội tâm, thành lập từ ảo ảnh, hi vọng, khát vọng, tĩnh lặng, xung đột và thất vọng. Chuyển động này, vì là phản ứng, nên xung chướng với đời sống bên ngoài. Như vậy có đối kháng, tiếp theo là đau khổ, sợ hãi và trốn chạy.

Chỉ có một chuyển động duy nhất bên ngoài lẫn bên trong. HIỂU BIẾT về bên ngoài, không xung đối cũng không kháng nghịch thì chuyển động thật sự của bên trong bắt đầu. Xung đột đã loại trừ, và tuy bén nhạy nhưng ngay đỉnh cao của nhạy cảm, trí óc vẫn đạt được tịch lặng. Chỉ ngay lúc đó, chuyển động nội tâm mới trở nên thật sự và có ý nghĩa.

Từ chuyển động này phát sinh lòng QUẢNG ĐẠI, lòng TỪ BI không bắt nguồn từ lí trí (bị quy định), cũng không phải từ sự từ bỏ có suy nghĩ cân nhắc (quy ngã).
-----------------------------

*Mời đọc thêm một số trích đoạn tác phẩm của ngài Krishnamurti dưới bài thơ Tự Do (Tuệ Thiền, Thivien net).
---------------------------------------------------------------

Chưa có đánh giá nào
Trả lời