Trịnh Đình Rư (1893-1962) là nhà giáo dục, dịch giả hiệu Ngẫu Trì quê làng Định Công, huyện Thanh Trì tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc ngoại thành Hà Nội), xuất thân trong một gia đình Nho học (cha là Trịnh Đình Kì, đậu cử nhân, làm huấn đạo, mẹ là nữ sĩ Nhàn Khanh). Thuở nhỏ ông theo nho học, thi đậu cử nhân khoa năm Duy Tân Ất mão (1915). Sau khi đậu cử nhân, ông vào học trường Hậu bổ rồi chuyển sang ngành giáo dục dạy trường Trung học.
Ông làm thơ, văn trên các báo Hữu thanh (Hà Nội), Phụ nữ tân văn (Sài Gòn). Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, ông dạy học ở Thái Bình. Sau hiệp định Genève 1954 ông ra Hà Nội vào làm việc ở cơ quan Bảo tồn Bảo tàng thuộc bộ Văn Hoá, Thư viện Khoa học trung ương và tham gia công tác trong ban biên dịch sách cổ sử ở Viện Sử học.
Các tác phẩm:
- Nữ sinh độc bản (Hải Phòng, Nhà in Nguyễn Kính, 1926)
- Việt điện u lịnh tập (dịch, 1960)
- Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (cùng dịch với một số dịch giả, Hà Nội, NXB Sử học, 1960)
- Lĩnh Nam trích quái (dịch)
Một số các bài báo:
- “Phép thực dụng kinh tế trong một nhà”, Hữu thanh, 1921
- “Quốc văn bình luận”, Hữu thanh, 1922
- “Vấn đề đàn bà con gái nước ta ngày nay”, Hữu thanh, 1924
- “Vấn đề soạn sách địa dư nước ta”, Hữu thanh, 1922
Trịnh Đình Rư (1893-1962) là nhà giáo dục, dịch giả hiệu Ngẫu Trì quê làng Định Công, huyện Thanh Trì tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc ngoại thành Hà Nội), xuất thân trong một gia đình Nho học (cha là Trịnh Đình Kì, đậu cử nhân, làm huấn đạo, mẹ là nữ sĩ Nhàn Khanh). Thuở nhỏ ông theo nho học, thi đậu cử nhân khoa năm Duy Tân Ất mão (1915). Sau khi đậu cử nhân, ông vào học trường Hậu bổ rồi chuyển sang ngành giáo dục dạy trường Trung học.
Ông làm thơ, văn trên các báo Hữu thanh (Hà Nội), Phụ nữ tân văn (Sài Gòn). Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, ông dạy học ở Thái Bình. Sau hiệp định Genève 1954 ông ra Hà Nội vào làm việc ở cơ quan Bảo tồn Bảo tàng thuộc bộ Văn Hoá, Thư viện Khoa học trung ương và tham gia công tác trong ban biên dịch sách cổ sử ở Viện Sử học.
Các tác phẩm:
-…
Thơ dịch tác giả khác