Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Trần Tuấn Khải » Duyên nợ phù sinh, quyển nhất (1921)
Đăng bởi tôn tiền tử vào 03/03/2015 22:35
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai xây dựng nên non nước này.
Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 20/06/2019 05:58
Đây là bài ca dao nói về cảnh đẹp của Hà Nội. Tục truyền, vua Lý Thái Tổ đi tìm đất đóng đô, ngang qua đây chợt thấy có rồng vàng bay vút lên trời, cho là điềm lành, bèn quyết định dừng lại, cho xây dựng kinh thành và đặt tên là Thăng Long.
Lịch sử của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã ngót ngàn năm. Hàng trăm thế hệ nối tiếp nhau đổ mồ hôi, xương máu để xây dựng mảnh đất này thành gương mặt tiêu biểu cho Việt Nam giàu đẹp. Hà Nội được coi là một vùng đất thiêng, là nơi kết tụ tinh hoá của quốc gia, dân tộc. Thủ đô đã đứng vững qua bao phen khói lửa, bao cuộc chiến tranh đau thương và oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Bởi vậy cho nên người Hà Nội rất đỗi tự hào khi giới thiệu về mảnh đất của mình:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,Cái tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với một truyền thuyết lịch sử đẹp đẽ. Truyện kể rằng vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu bao điều cơ cực. Mọi người căm giận quân xâm lược đến tận xương tuỷ. Nghĩa binh Lam Sơn buổi đầu nổi dậy, lực lượng còn non yếu nên Long Quân đã kín đáo cho Lê Lợi mượn thanh bảo kiếm để đánh giặc giữ nước. Sau khi quét sạch mấy chục vạn quân xâm lược Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi vua, dựng lại nền độc lập, thống nhất Tổ Quốc. Nhân buổi nhàn du, vua Lê đã cùng quân thần đi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng. Bỗng có một con Rùa Vàng rất lớn nổi lên mặt nước. Thuyền đi chậm lại. Tự nhiên nhà vua thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng bơi đến trước thuyền và nói: Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! Vua Lê rút gươm thả xuống cho Rùa Vàng. Rùa Vàng đớp lấy thanh gươm và lặn nhanh xuống nước. Một lúc lâu sau, vệt sáng vẫn còn le lói dưới đấy hồ sâu. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 20/06/2019 05:59
Ca dao dân ca là một bộ phận văn học đặc sắc trong nền văn học Việt Nam. Những bài ca dao ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa thì vượt lên trên giới hạn của câu chữ. Trong kho tàng ca dao ấy có rất nhiều những bài ca dao nói về tình cảm gia đình, tình anh em, tình yêu nước và đặc biệt còn có cả sự tự hào những cảnh đẹp và truyền thống lịch sử nước nhà. Bài ca dao Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ là một bài ca dao như thế.
Ba câu thơ đầu trong bài ca dao thể hiện sự mời gọi và những cảnh đẹp nên thơ trữ tình nơi Hồ Gươm nơi ngày xưa vua Lê Lợi đã trả gươm cho Rùa Vàng:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm HồHai từ “Rủ nhau” thể hiện sự mời gọi, sự thân thiện và háo hức với những cảnh đẹp nơi Hồ Gươm lộng gió. Động từ “xem” kết hợp các địa danh như Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn và những cái tên như Đài Nghiên, tháp Bút như vừa liệt kê ra những cảnh đẹp lại vừa như mời gọi du khách đến nơi đây. Từng câu thơ thể hiện được sự tự hào của tác giả nói riêng của nhân dân ta nói chúng về truyền thống quý báu của dân tộc ta được thể hiện một cách cụ thể qua những địa danh nơi Hồ Gươm.
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 20/06/2019 06:00
Có 1 người thích
Thăng Long – Hà Nội là trái tim đất Việt, là nơi ngàn năm văn vật, nơi đất thiêng “rồng cuộn hổ - ngồi”. Thơ văn chữ Hán chữ Nôm của tổ tiên ông cha ta đã dành cho Thăng Long – Hà Nội một địa vị vô cùng sang trọng. Văn học dân gian đã có nhiều bài ca dao rất hay rất đẹp nói về Kinh kì mến thương.
Ai ở gần hay ở xa, chưa từng đến Hà nội, thế mà tưởng như đang dạo bước khắp 36 phố phường khi được nghe một người nào đó ngâm, người nào đó hát:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,Mở đầu bài ca là hai chữ “rủ nhau”. “Rủ nhau” là gọi nhau cùng đi, đông vui hồ hởi. Ca dao có nhiều bài sử dụng hai tiếng “rủ nhau”’. “Rủ nhau ra tắm hồ sen...”, “Rủ nhau xuống bể mò cua..”, “Rủ nhau lên núi đốt than...”, “Rủ nhau chơi khắp Long Thành...”. Dù cuộc đời còn nhiều mưa nắng, nhưng dân quê vẫn “rủ nhau” lên đường, đi xem hội, đi kiếm sống, ở trong bài ca dao này là rủ nhau đi tham quan Hà Nội. Chữ “xem” được điệp lại ba lần, vừa gợi tả niềm khao khát say mê, vừa mở lòng đón chờ vẫy gọi:
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,Kiếm Hồ là Hồ Hoàn Kiếm, nơi Lê Lợi trả kiếm báu “Thuận Thiên” cho Rùa Vàng. Một cảnh đẹp, một vùng đất thiêng của đất “Rồng bay lên”. Cầu Thê Húc là cầu đón ánh sáng, biểu tượng rất đẹp nói lên niềm tự hào về mọi tinh hoa của đất trời, Tổ quốc, của dân tộc hội tụ về Thăng Long, Hà Nội. Chùa Ngọc Sơn còn gọi là đền Ngọc Sơn là một nét đẹp cổ kính của Hồ Gươm. Hai câu đầu bài ca mở ra trong tâm hồn chúng ta nhiều liên tưởng, cùng nhau khám phá ra bao kì tích, huyền thoại của Hồ Hoàn Kiếm mà thời gian không thể làm phai mờ.
Xem cầu Thê Húc, xem chừa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên Tháp Bút chưa mòn,Hai chữ “chưa mòn” là linh hồn của bài ca dao này. Đài Nghiên tháp Bút là biểu tượng cho nền văn hiến lâu đời và rực rỡ của Đại Việt. Nó thể hiện rất đẹp đạo học và truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Hai chữ “chưa mòn” khẳng định sự bền vững, sự trường tồn của nền văn hiến nước ta. Qua hàng nghìn năm, qua bao thăng trầm của lịch sử, bao bể dâu tháp Bút đài Nghiên vẫn “chưa mòn”, vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Cũng như đất nước ta, thủ đô ta, nền văn hoá Việt Nam ta ngày một trở nên giàu đẹp. Hai chữ “chưa mòn” đã kín đáo gửi gắm niềm tự hào và tình yêu sông núi của nhân dân.
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Họ đã sống và chếtLòng biết ơn tổ tiên ông cha, biết ơn nhân dân đã được nói lên một cách xúc động qua câu hỏi tu từ. Cảm xúc như nén lại: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”.
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
(Đất nước)
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 28/06/2019 11:04
Hà Nội là trái tim của Việt Nam, là nơi nghìn năm văn vật và cũng là nơi chiến đấu oanh liệt để bảo vệ tổ quốc. Ở đây có rất nhiều vị anh hùng có công với đất nước. Để tưởng nhớ họ nên có bài ca dao: “Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ” nói về sự nhớ ơn tới những con người có công lao xây dựng nên lên quê hương.
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,Mở đầu bài ca dao là lời ru nói về cảnh đẹp nên thơ của quê hương đất nước. Hình ảnh được nhắc đến trong bài ca dao là hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Nghiên Tháp… những hình ảnh này được nhắc đến ở Hồ Gươm Hà Nội. Những hình ảnh đó mãi in sâu vào tâm trí con người Việt Nam. Mỗi một người đến với thủ đô Hà Nội thì sẽ mãi không quên được nơi này. Bởi nó có một vẻ đẹp nguy nga mà vừa cổ kính lại mang đậm chất dân tộc sâu sắc.
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,Kiếm Hồ là Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm), nơi mà Lê Lợi trả kiếm báu “Thuận Thiên” cho Rùa Vàng. Một cảnh đẹp “Rồng bay lên Cầu Thê Húc” là cầu đón ánh sáng, biểu tượng rất đẹp nói lên niềm tự hào về mọi tinh hoa của đất trời, Tổ quốc, của dân tộc hội tụ về Thăng Long, Hà Nội. Chùa Ngọc Sơn hay còn được gọi là đền Ngọc Sơn là một nét đẹp cổ kính của Hồ Gươm.
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?Hai từ “hỏi ai” đã nhấn mạnh chúng ta nhớ đến những người có công lao to lớn gây dựng nên non sông đất nước. “Ai” ở đây có thể hiểu là ông cha, tổ tiên của ta đã chiến đấu với giặc ngoại xâm để giành lại tổ quốc. Vì thế chúng ta luôn phải nhớ và tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc tộc.