Ở tựa đề bỗng nhiên là trạng thái bất chợt dòng cảm xúc xuất hiện một cách bất ngờ, buồn là trạng thái cảm xúc mang hơi hướng ảm đạm u ám đen tối. Hoàn cảnh sáng tác là vào lúc người thi sĩ đang buồn chán muốn thoát ly khỏi thực tại tầm thường muốn có một không gian yên tĩnh để gậm từng khúc sầu. Đứng trước không gian mờ ảo của đêm khuya,con người đi trong vô thức tới nơi có ánh trăng soi sáng, nhìn vào ánh trăng, cảm nhận không thời gian cảm nhận sự tiềm tàng của chốn không người.

“Có Nghe không cõi trăng ngự trên kia”

Có nghe không là câu hỏi nhưng không dùng để hỏi là câu hỏi tu từ để tìm từ tượng thanh Nghe ở đây không phải nghe sự sống của những động vật về đêm cũng không phải nghe tinh vi từng thanh âm chốn trời đêm mà chính là nghe từng dòng nhật kí của người thi sĩ, người đang bộc lộ cảm xúc tỏ nỗi lòng với ánh trăng, ánh trăng như người bạn là ngọn đèn giữa trời đêm để soi sáng dẫn dắt người thoát khỏi vũng lầy của sự đau khổ
Người đứng dưới ánh trăng nói lên cái cuộc đời hình thành mối liên kết vô hình giữa người và trăng, sau đó cất lên câu nghi vấn rằng có nghe không.Vốn dĩ trăng cũng chỉ là cảnh vật không có tri giác để cho người thi sĩ bột lộ nỗi lòng.Trăng ở nơi cao quá nên gọi là cõi trăng, mà cõi trăng thì tiếng nói của người trăng có nghe hay không thì chẳng biết,dù cho có biết đi chăng nữa thì vật vừa tĩnh và động ấy cũng chẳng thể làm bất cứ hành động gì để nói lên sự an ủi với người.

“Sao đứng mãi nhìn dòng đời lặng bước”

Ánh trăng không chỉ nhìn một người mà
là nhìn vạn người triệu người nhưng bao quát rộng mở, nhìn qua sự náo nhiệt về đêm, nhìn sự u ám lạnh lẽo nhìn cảm xúc vui buồn của từng người cho nên một con người nhỏ bé đang nói nhảm giữa trời đêm ánh trăng có vẻ không quan tâm.Sao đứng đó cũng là câu hỏi nhưng không dùng để hỏi. Bài thơ có 4 của nhưng tận hai câu là câu hỏi. Nói lên sự đau đớn vang vọng nỗi đau ở từng hồi nghi vấn

“Yên Tĩnh Thế buổi tối thật ảm đạm”

Giữa biển đêm toàn sao vạn vật yên tình đến lạ thường. Người thi sĩ phải thốt lên rằng yên tĩnh thế. Câu thơ thứ ba vừa là thơ vừa có thể là câu nói là lời tâm sự.Ở câu 1 thì “có nghe không” câu 3 “yên tĩnh thế “phải chăng yên tĩnh thế là câu trả lời tốt nhất cho hỏi nhưng không dùng để hỏi này.

“Thấm nỗi buồn khung cảnh gợi thêm sầu”

Không gian vừa yên tĩnh vừa u ám ảm đạm khiến cho người buồn lại thêm buồn, sầu lại thêm sầu.Vốn dĩ buồn và sầu là cũng một nghĩa chỉ khác cách thể hiện bằng thuần việt hay hán việt mà thôi. Như đại thi hào Nguyễn du đã từng viết:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
 Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
(Truyện kiều,Nguyễn du)
Người buồn thì nhìn khung cảnh nào cũng thấy buồn,tôi cũng vậy. Đến trước màng đêm vừa tối vừa đen có vẻ rợn người.Cảnh ảm đạm và buồn đến lạ thường. Người thi sĩ làm thơ tỏ nỗi lòng với ánh trăng, ánh trăng không đáp lại trong lòng vốn đã buồn lại còn buồn thêm.
Cả bài thơ không dùng nhiều từ hoa mỹ cũng chẳng có nhiều nghệ thuật đơn giản chỉ là lời tâm sự giữa người với trăng, còn là tiếng lòng là vần thơ ngâm vang lúc buồn. Thơ gợi nhiều suy nghĩ buồn bã, người buồn cảnh ảm đạm hoá ra có bài thơ mang màu sắc đen tối.
(Có thể tôi không giỏi phân tích và sẽ không ngại nếu ai phân tích hay hơn nhiều ý nghĩa hơn)