Thơ » Việt Nam » Cận đại » Trần Tế Xương
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi buivanxuong ngày 03/01/2011 01:10
Có 2 người thích
Sông kia rày đã nên hồ,
Một vùng nước biếc bốn mùa cây xanh
Vị Xuyên trời nước long lanh
Hồn đau xưa có vui tình nước non?
Vẳng nghe một áng thơ buồn,
Thương người giấc ngủ chập chờn tỉnh mê...
Vui đi,sóng đến vỗ về
Quanh dòng sông Vị bốn bề đã vui.
Gửi bởi chumeo_di_hia ngày 31/05/2019 22:24
Sông kia rày đã lên đồng
chỗ làm nhà cửa, chỗ giồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tay
giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
cụ Xương còn rất nhiều bài thơ hay khác, but bài thơ này của cụ là mình thik nhất :X
Lời bài thơ ko chỉ đơn giản, dễ nhớ mà còn chứng tỏ rằng: đằng sau những câu thơ trào phúng, "chỉ thích" mỉa mai giễu cợt xã hội là 1 con ng` yêu quê, yêu xóm làng, yêu cảnh vật thiên nhiên. Hơn thế nữa, đó là 1 tâm trạng tiếc nuối quá khứ đã xa và bất lực trước thời cuộc thay đổi ~.~
bài thơ còn có 1 "dị bản" khác là:
Sông kia giờ đã lên đồng
chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
chợt nghe tiếng ếch bên tai,
giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
khác biệt của "dị bản" với "bản xịn" được tô đậm.
Theo ý kiến cá nhân của t thì bản này là sai và không hay (_._") Mấy chữ bị in đậm chính xác phải là: rày, giồng, vẳng. Vì mấy từ này thể hiện rõ ngôn ngữ địa phương của cụ TX. từ đó càng thấy tình yêu thiên nhiên xóm làng và sự tiếc nuối của t/g
Đặc biệt là sự khác biệt nghiêm trọng giữa chữ "vẳng" và "chợt" >"
Bản đúng: Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Bản sai: chợt nghe tiếng ếch bên tai
Chữ "chợt " nghĩa là bất chợt nghe thấy tiếng ếch và còn nghe thấy rất là rõ đằng khác. Thế thì làm sao chữ "chợt " thể hiện được nỗi niềm tiếc nuối quá khứ xa xăm của trong nỗi buồn sâu thẳm cụ Xương?
Còn chữ "Vẳng" thì là 1 âm thanh mơ hồ... Cụ Xương đang ngồi thu lu trước ngọn đèn dầu, bỗng "vẳng nghe tiếng ếch bên tai, cụ giật mình tưởng tiếng ai gọi đò"... ^_*
"vẳng nghe" nghĩa là một âm thanh mơ hồ, ko bik có thật hay không? hay là tại tai mình nghễng ngãng nghe nhầm? rồi "giật mình" : quái, con sông đã bị chúng nó lấp mất rồi cơ mà! sao vẫn còn nghe tiếng gì văng vẳng xa xa như tiếng ai gọi đò...
Giống như khi chúng ta bất chợt nghe tiếng chuông tin nhắn đt, nhưng cầm đt lên thì chả thấy tin nhắn nào cả. Khoa học gọi đây là hiện tượng chuông ảo. Vì tai chúng ta đã quá quen với tiếng chuông tin nhắn nên thỉnh thoảng bất chợt ta nghe thấy "vẳng như tiếng chuông đang reo" nhưng thực ra là chả có tin nhắn nào đến cả.
Đây là lý do đôi tai cụ Xương đã quá quen thuộc tiếng gọi đò rồi, nên dù sông đã bị lấp nhưng đôi tai cụ bất chợt "vẳng" lên tiếng như ai gọi đò bên kia sông.
Toàn bộ 2 câu cuối nó gợi nhớ đến cái bờ sông thân thương đặc trưng của làng quê đã mất thông qua sự thật đau buồn ở hiện tại. Cái tài của cụ Xương là ở chỗ đấy \:D/
còn 1 "dị bản" khác nữa:
Nằm nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
"Nằm nghe" là thể hiện mọi thứ ở thực tại quá rõ ràng rồi. Câu này ngu đek thể tả được >.<
Nói thêm 1 chút về sông lấp (trước là sông Vị Hoàng) Sau khi thực dân Pháp phá thành Thăng Long, gạch chúng nó bán đấu giá cho me tây thầu khoán =))
ở Hà Nội chúng tiến hành lấp 1 phần sông Tô Lịch, còn ở quê cụ Xương là Nam định thì chúng lấp sông Vị Hoàng, vì thế người ta gọi sông Vị Hoàng là sống lấp hoặc sông rày ^^
Cũng vì thế mà bài thơ này có 2 tên: sông lấp hoặc sông rày. Theo ý kiến cá nhân t thì gọi theo tên nào cũng được ^_^ Nhưng sông rày nghe vẫn chuẩn hơn vì như đã nói là nó phản ánh rõ ngôn ngữ địa phương đặc trưng và thuần nông hơn.
bài sông lấp hình như ngày xưa cũng có trong sách giáo khoa, nhưng chẳng đc chữ nào vào đầu 1 hôm đọc được trên lịch block thế là tự nhiên nhớ luôn :") đúng là khi ko có hứng học thì có cố cách nào cũng đố mà nhét vào đầu đc