Thơ » Việt Nam » Trần » Trần Quang Khải
奪槊章陽渡,
擒胡鹹子關。
太平須努力,
萬古此江山。
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử giang san.
Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương,
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử.
Buổi thái bình nên gắng hết sức,
Thì muôn đời mãi có giang sơn này.
Trang trong tổng số 1 trang (9 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Vanachi ngày 02/07/2005 21:57
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Vanachi ngày 01/06/2008 06:39
Có 1 người thích
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.
Gửi bởi Vanachi ngày 02/07/2005 21:58
Chương Dương cướp giáo giặc thù
Ải thiêng Hàm Tử cầm tù sói lang.
Thái bình dốc sức trung can,
Non sông một cõi vững vàng muôn thu.
Gửi bởi Vanachi ngày 28/05/2006 04:05
Bến Chương cướp giáo giặc,
Ải Hàm bắt quân Hồ.
Thì bình nên gắng sức,
Non nước vẫn muôn thu.
Gửi bởi Vanachi ngày 20/09/2008 23:36
Cướp giáo Chương Dương đó,
Bắt thù Hàm Tử đây.
Thái bình nên gắng sức,
Muôn thuở nước non này.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 29/09/2015 05:25
Trong chặng đường lịch sử oai hùng của dân tộc, nhà Trần đã cắm những mốc son chói lọi với ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông-Nguyên, tạo nên một thời đại oanh liệt với hào khí Đông A bất tử.
Hào khí ấy bao trùm cả núi sông và in dấu ấn đậm nét trong bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải:
Chương Dương cướp giáo giặcChương Dương là một bến sông nằm ở hữu ngạn sông Hồng, nơi diễn ra trận thuỷ chiến ác liệt vào tháng 6 năm 1285. Còn Hàm Tử là một địa danh thuộc tả ngạn sông Hồng, nơi diễn ra trận quyết chiến mở màn cuộc phản công của quân dân nhà Trần tháng 4 năm 1825. Hai trận chiến ác liệt đã tạo nên hai chiến thắng lẫy lừng, làm xoay chuyển cả cục diện chiến tranh. Từ thế “bị động” phải rút lui để bảo toàn lực lượng, ta chuyển sang thế chủ động tiến công địch (cướp giáo giặc, bắt quân thù). Hai câu thơ 10 tiếng đã khắc hoạ tư thế của dân tộc vào hình thế núi sông anh linh muôn thuở, với bản lĩnh quả cảm vô song, với phong thái ung dung, đường hoàng, làm chủ tình thế, “đứng trên đầu thù” (đoạt sóc, cầm Hồ).
Hàm Tử bắt quân thù
Chương Dương cướp giáo giặcBình dị thế thôi mà nghe âm vang cả tiếng trống trận thúc liên hồi, tiếng gươm khua, giáo đập, tiếng hò reo dậy đất. Từ hai câu thơ cô đọng, hàm súc, người đọc cảm nhận được cái không khí chiến tranh, cái hào khí Đông A “Ba quân thế mạnh nuốt trôi trâu” (Phạm Ngũ Lão), cả hình ảnh oai phong lẫm liệt của tướng sĩ nhà Trần. Một cảm xúc hân hoan, tràn ngập trong tâm hồn vị chiến tướng thắng trận đang kiêu hãnh trở về kinh đô trong sự đón chào nồng nhiệt của nhân dân.
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sứcNhà Trần đã đi qua hai cuộc chiến tranh với bao đau thương nên họ rất hiểu rõ giá trị của cuộc sống thái bình, bởi nó được đổi bằng biết bao nước mắt và máu xương. Dường như Trần Quang Khải nhắc đến hai chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử như chỉ để nhắc nhở mọi người phải biết trân trọng máu xương của cha ông đã đổ để mà chung lòng góp sức, đem hết tài năng và nhiệt huyết (tu trí lực) vào công cuộc kiến thiết nước nhà, sao cho non nước này bền vững đến ngàn thu.
Non nước ấy nghìn thu.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 29/09/2015 05:27
Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thánh Tông, không những là một danh tuớng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc.
Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi.
Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Và tác giả của nó, một vị tướng lỗi lạc, mà tên tuổi đã từng phải: 10 phen khiến quân thù phải kinh hồn bạt vía, người vừa lập công lớn trong chiến trận, nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca của dân tộc. Tức cảnh sinh tình. Trong hào quang của chiến thắng, tâm hồn vị tướng- nhà thơ của chúng ta bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp:
Chương Dương cướp giáo giặc,Dường như sự xúc động quá lớn về niềm vui chiến thắng khiến nhà thơ không nói được nhiều. Bao nhiêu cảm xúc, suy tư dồn nên cả lại vào bốn dòng ngũ ngôn tứ tuyệt gân guốc, chắc nịch.
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức.
Non nước ấy ngàn thu.
(Trần Trọng Kim dịch)
Chương Dương cướp giáo giặc,Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương-Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục!
Non nước ấy ngàn thu.
Gửi bởi Trương Việt Linh ngày 01/07/2016 15:16
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Trương Việt Linh ngày 01/07/2016 21:45
Bến Chương Dương cướp giáo thù
Cửa sông Hàm Tử bắt ngay giặc Hồ
Thái bình nên gắng sức lo
Ngàn năm bền vững cơ đồ non sông
Gửi bởi Lương Trọng Nhàn ngày 14/10/2018 10:47
Chương Dương cướp giáo giặc này,
Cửa bến Hàm Tử bắt ngay quân Hồ.
Thái bình gắng sức chung lo,
Muôn đời bền vững cơ đồ giang sơn.
Gửi bởi Đất Văn Lang ngày 08/04/2020 16:27
Hàm Tử bắt quân giặc
Chương Dương cướp giáo thù
Thái bình vun trí, lực
Non nước vững ngàn thu