Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Trần Đăng Khoa » Góc sân và khoảng trời (1968)
Đăng bởi Vanachi vào 12/05/2006 08:15, đã sửa 3 lần, lần cuối bởi karizebato vào 25/07/2009 03:23
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con
Ăn no quay tròn
Là cối xay lúa
Mồm thở ra gió
Là cái quạt hòm
Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt
Rồng phun nước bạc
Là chiếc máy bơm
Dùng miệng nấu cơm
Là cua, là cáy
Chẳng vui cũng nhảy
Là chú cào cào
Đêm ngồi đếm sao
Là ông cóc tía
Ríu ran cành khế
Là cậu chích choè
Hay múa xập xoè
Là cô chim trĩ...
Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi PHAM DINH DAT ngày 08/04/2007 10:52
Có 1 người thích
Bài thơ được tác giả viết rất sớm từ hồi nhỏ, rõ hơn là năm ông 11 tuổi. Đây là những hình ảnh thơ quen thuộc đối với ông cũng như là những câu nói hằng ngày được ông suy nghĩ và viết ra.
Ở bài thơ của ông, các hình ảnh và tiếng kêu hay âm thanh của các hình ảnh được hiện ra rất rõ nét. Đây là một bức tranh của một vùng quê nhộn nhịp và đầy những cảm xúc thân quen. Nói một các khác là những hình ảnh quen thuộc này nó tồn tại xung quanh tiềm thức của tác giả cũng như là sự gắn bó của nó với tác giả trong tuổi thơ.
Mở đầu là âm thanh nhộn nhịp ầm ĩ hay quát đó là một chú vịt. Vớ sự bơi lội trong nước tạo ra được những âm thanh tác giả lại liên tưởng đó là một tiếng động ầm ĩ. Hay hỏi ý là con chó hay sủa. Hay giăng tơ được tác giả cho đó là dây điện của con nhện. Ăn no đó là quay tròn được tác giả cho đó là cái cối xây lúa… Còn rất nhiều hình ảnh nó nói lên những cảnh vật đời thường, thoát lên được cái gì đó rất giản dị, mộc mạc.
Thông qua các hình ảnh quen thuộc đó, trong tiềm thức của tác giả rất phong phú bởi vì từ nhỏ ông đã tiếp xúc gần gũi với nó rất nhiều. Các hình ảnh này đi sâu vào tiềm thức của ông, nó làm ảnh hưởng đến tâm trí của ông. Và ông vẽ lên bức tranh như vậy để đưa các em nhỏ về với thực tại, về với cuộc sống giản dị gần gũi với thiên nhiên với cội nguồn của đất nước hơn.
Thông qua những hình ảnh mang đầy ý nghĩa tuổi thơ, làm cho ông gợi nhớ về về hương. Điều này chứng tỏ, từ rất nhỏ ông đã yêu thích những gì gần gũi thân thiện với ông và cong chứng tỏ được tình yêu của ông dành cho quê hương đất nước.
Và ông muốn đưa những tình cảm đó giúp cho các bé hoà lẫn với cuộc sống bình thường giản dị mà lại gần gũi thiên nhiên, khơi dậy được tình yêu quê hương đất nước cho các bé ngay từ nhỏ. Đó là tâm niệm cũng như ước mơ của ông.
Kể cho bé nghe với những vần thơ độc đáo và gần gũi giúp bé thêm phần thích thú với những con vật và tạo thêm tình cảm yêu thương của mình đến với những thứ xung quanh. Qua thi phẩm này chúng ta thêm ngưỡng mộ tài năng của ông khi ông sáng tác bài thơ này lúc mới 11 tuổi.
Gửi bởi mydung53 ngày 12/04/2009 08:25
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi karizebato ngày 12/04/2009 22:39
Có 1 người thích
bạn nào làm ơn giải thích dùm mình: "DÙNG MIỆNG NẤU CƠM LÀ CUA LÀ CÁY" có nghĩa là gì o? cám ơn nhiều
Cua cáy hay sùi bọt ra miệng như khi cơm sôi trào bọt ra khỏi vung nồi.
Gửi bởi bebuoilovely ngày 15/04/2010 18:47
Có 1 người thích
bạn nào giải thích giùm mình câu: "mồm thở ra gió là cái quạt hòm" cam ơn nhiều
Gửi bởi Phan Lặng Yên ngày 03/05/2017 00:30
Có 1 người thích
Bản gốc 1969 có 8 câu cuối trên, nhưng trong tuyển tập 1999 thì thay 8 câu ấy bằng 8 câu như trên bài
Chẳng vui cũng nhảy
Là chú cào cào
Đêm ngồi đếm sao
Là ông cóc tía
Ríu ran cành khế
Là cậu chích choè
Hay múa xập xoè
Là cô chim trĩ...
Khoa đưa ra lý luận đại khái thế này: người làm thơ luôn vận động, mỗi bài thơ sẽ được sửa chữa nhiều lần, chừng nào nhà thơ còn viết thì bài thơ chưa thể nói là có dạng hoàn chỉnh tận cùng