Tạo ngày 04/08/2012 16:44 bởi
Admin "Tôi viết "Đi đánh thần Hạn" khi đang học lớp năm. Nhưng trường ca đầu tiên tôi viết là trường ca Làng quê, ghi lại nhhững chuyện sinh hoạt thường ngày của Đội thiếu niên ở làng quê và những phong tục tập quán nơi xóm mạc.
Hồi bấy giờ, tôi rất thích tuyển tập Trường ca Tây Nguyên. Thích cả những câu so sánh, đại loại "Ngôi nhà dài như một tiếng chiêng". Trong "Đi đánh thần Hạn" tôi ảnh hưởng không ít lối ví von, so sánh như thế. Cả cái cách gọi: "Ơi dân làng. Dân làng đi đâu đó?" cũng là cách gọi, cách nói của đồng bào Tây Nguyên.
Thoạt đầu, tôi đặt tên là "Trường ca dông bão", dự định gồm hai phần: Phần I "Đi đánh thần Hạn", phần II "Đi đánh thần Lụt". Cuối phần I, tôi đã để cho Thần Lụt lấp ló xuất hiện, là một chi tiết gài, một cánh cửa mở, mở ra câu chuyện khác ở phần sau. Thần Hạn và Thần Lụt gặp nhau trong bữa tiệc Nhà Trời. Hai thần với tính cách khác nhau nên rất ghét nhau. Vậy mà rồi có lúc, chúng lại cấu kết với nhau chống phá con người. Sức mạnh của con người là nhờ Đất, mà ở đây tôi chọn biểu tượng là phù sa. Tôi đã sử dụng chi tiết này ở phần I, khi đoàn người cúi xuyống gan bàn chân: "Lấy đất phù sa. Đỏ quánh. Xoa lên da. Da lạnh. Xoa lên áo quần. Áo quần lành ngay. Hồng tươi trong sắc lửa". Ở phần II, khi đánh nhau với Thần Lụt, phù sa cũng che chở cho họ, bồi đắp thêm sức mạnh cho họ. Thần Lụt biết được đặc điểm ấy, nên lão thường xối nước vào gan bàn chân cậu bé, khi mất phù sa, cậu bé ngã lộn từ lưng trời xuống, làm đổ nhà mấy dãy núi. Nhưng khi chạm vào đất, bàn chân dính phù sa, cậu lại bay lên với sức mạnh phi thường. Cuộc chiến đấu rất cam go và quyết liệt để giành lấy chiến thắng. Tôi đã viết phác xong phần II, chưa kịp chữa. Thế rồi, một vị khách qua nhà, mẹ tôi cho mượn đọc, rồi thất lạc và mất hẳn bản thảo, nên chỉ còn phần I. Khi viết trường ca này, tôi có nghĩ đến sức mạnh của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bởi thế, khi kết thúc phần I của trường ca, tôi đề ngày thành 19-8. Đó chính là ngày tôi viết xong phần I, cũng là ngày Cách mạng tháng Tám thắng lợi..."
(Lời kể của Trần Đăng Khoa trong "Thơ tuổi học trò", NXB Giáo dục, 2005)
"Tôi viết "Đi đánh thần Hạn" khi đang học lớp năm. Nhưng trường ca đầu tiên tôi viết là trường ca Làng quê, ghi lại nhhững chuyện sinh hoạt thường ngày của Đội thiếu niên ở làng quê và những phong tục tập quán nơi xóm mạc.
Hồi bấy giờ, tôi rất thích tuyển tập Trường ca Tây Nguyên. Thích cả những câu so sánh, đại loại "Ngôi nhà dài như một tiếng chiêng". Trong "Đi đánh thần Hạn" tôi ảnh hưởng không ít lối ví von, so sánh như thế. Cả cái cách gọi: "Ơi dân làng. Dân làng đi đâu đó?" cũng là cách gọi, cách nói của đồng bào Tây Nguyên.
Thoạt đầu, tôi đặt tên là "Trường ca dông bão", dự định gồm hai phần: Phần I "Đi đánh thần Hạn", phần II "Đi đánh thần Lụt". Cuối phần I, tôi đã để cho Thần…