Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Thiên Hà tên thật Dương Cao Thâm, sinh ngày 12-8-1941 tại Tân Duyệt, Đầm Dơi, Cà Mau. Làm thơ, viết văn, viết báo. Hội viên Hội Nhà báo, huy chương vì sự nghiệp báo chí. Ông thường cho rằng mình là đứa con của đất Cà Mau vùng Bãi Bồi, U Minh Hạ, là một “người cầm viết ngẩn ngơ giữa trường-văn-trận-bút”, sống chết với văn thơ bút mực trên mảnh đất Sài Gòn từ những năm 1960. Sau giải phóng, ông cộng tác với Báo Tuổi trẻ rồi về làm cho Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh đến khi nghỉ hưu năm 2003.
Nhà thơ Thiên Hà góp mặt với đời hàng trăm bài thơ, truyện ký và hàng nghìn bài báo đủ thể loại. Có nhiều tác phẩm thơ văn xuất bản từ 1963 đến nay được đánh giá cao, trong đó có nhiều bài thơ được phổ thành ca khúc, tình khúc như Nhớ nhau hoài (1966), Gió về miền xuôi (1967), Xa dấu ngựa hồng (1970), Áo mới ngày xuân (1969), Tận cùng nỗi nhớ (2008),…
Trước năm 1975 sau khi đoạt giải truyện ngắn trên nhật báo Tiếng chuông vào năm 1962 với tác phẩm Mình nỡ quên sao, nhà thơ Thiên Hà đã cho xuất bản nhiều thơ, truyện và sau này hàng năm ông đều thai nghén ra mắt một tập thơ hay truyện của chính ông, hoặc nằm trong hợp tuyển.
Trước những năm 1975 với các tập:
- Tiếng hờn (thơ, 1963)
- Khoảng tối sau lưng (truyện ngắn, 1965)
- Cuối đường (tiểu thuyết đăng báo, 1966)
- Nghìn đêm ánh sáng (tiểu thuyết bằng hình, 1967)
- Tiếng hát quê hương (trường ca, 1968)
- Một ngày nào đó (kịch bản phim, 1970)
- Nhập cuộc (bút ký, 1972)
- Mặt trời phương đó (truyện vừa, 1973)
- Trí nhớ của tên kiện vong (kịch bản phim, 1974)
Sau năm 1975 với các sáng tác phẩm:
- Gió về miền xuôi (thơ, 2004)
- Cuộc tình tay ba (phóng sự, 2005)
- Huyền thoại tình yêu (thơ, 2006)
- Lật lại hồ sơ vụ án (điều tra, 2006)
- Nhớ nhau hoài (thơ nhạc, 2007)
- Còn thương mãi thương (thơ nhạc, 2007)
- Bến tâm hồn (hợp tuyển, 2007)
- Cõi trú (thơ, 2008)
- Bến tâm hồn 2: Một thời Sài Gòn (2009)
- Bến tâm hồn 3: Tôi còn kỷ niệm (2009)
- Bến tâm hồn 4: Sài Gòn ngày ấy bây giờ (2010)
- Chuyên án K98 (kịch bản phim, 2008)
Trong các tác phẩm thơ ca của nhà thơ Thiên Hà có nhiều bài được phổ nhạc như đã nói, tuy vậy chỉ có 2 bài Nhớ nhau hoài và Gió về miền xuôi được nhạc sĩ Anh Việt Thu phổ thành ca khúc đã gây được tiếng vang lớn trong giới hâm mộ âm nhạc, đến nay vẫn còn được nhiều ca sĩ trong và ngoài nước trình diễn trên sân khấu hay các album.
Thiên Hà tên thật Dương Cao Thâm, sinh ngày 12-8-1941 tại Tân Duyệt, Đầm Dơi, Cà Mau. Làm thơ, viết văn, viết báo. Hội viên Hội Nhà báo, huy chương vì sự nghiệp báo chí. Ông thường cho rằng mình là đứa con của đất Cà Mau vùng Bãi Bồi, U Minh Hạ, là một “người cầm viết ngẩn ngơ giữa trường-văn-trận-bút”, sống chết với văn thơ bút mực trên mảnh đất Sài Gòn từ những năm 1960. Sau giải phóng, ông cộng tác với Báo Tuổi trẻ rồi về làm cho Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh đến khi nghỉ hưu năm 2003.
Nhà thơ Thiên Hà góp mặt với đời hàng trăm bài thơ, truyện ký và hàng nghìn bài báo đủ thể loại. Có nhiều tác phẩm thơ văn xuất bản từ 1963 đến nay được đánh giá cao, trong đó có nhiều bài thơ được phổ thành ca khúc, tình khúc như Nhớ nhau hoài (1966), Gió về miền xuôi (1967),…