Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Thần Liên (nghĩa là sen buổi sớm) là bút hiệu và đạo hiệu của Lê Văn Tất (1917-1983), sinh tại làng Long Sơn, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Ông là con nhà nho nhưng mồ côi cha từ 3 tuổi, được mẹ nuôi dưỡng và trờ thành giáo viên tại Trường Tân Châu năm 23 tuổi. Năm 1940, ông bị chính quyền Pháp bắt giam một thời gian vì tình nghi hoạt động chính trị. Sau năm 1945, ông lên Sài Gòn giúp việc toà Đô chánh. Năm 1955, ông bị tai nạn xe hơi gãy xương sống khiến thân bị liệt, chỉ cử động được đầu và hai tay. Sau khi tàn phế, ông cùng vợ mở một quán cà phê ở Châu Đốc.
Có tài liệu chép ông qua đời năm 1964. Tuy nhiên, theo Trịnh Bửu Hoài, trong thời gian tàn phế, có lúc Lê Văn Tất bị cái chết ám ảnh, ông giả chết vì muốn biết thiên hạ có còn nhớ đến mình hay không, nên đăng tin cáo phó đã mất trên một số tạp chí. Các nhà văn, nhà thơ, tạp chí đã bùi ngùi thương tiếc, gửi tin chia buồn, gửi thơ điếu tới tấp. Nhận được cả xấp thư khóc tiễn, biết bạn thơ văn luôn nhớ đến tên mình, ông đã đem đóng lại thành sách dày cả trăm trang làm kỷ vật. Năm 1983, ông mất thật, gia đình đã an táng ông trong lặng lẽ, nhưng không bạn thơ văn nào biết tin để tiễn biệt.
Ông sáng tác thơ từ năm 20 tuổi, lời thơ nhẹ nhàng chân thật, chuyên về tình cảm và đạo đức. Khi còn khoẻ, ông hay giao thiệp với các bậc kỳ lão, túc nho để đàm luận và xướng hoạ văn thơ. Ngoài ra ông cũng là một hoạ sĩ tài tử. Năm 1961 ông có đem tranh lên Sài Gòn triển lãm tại cửa Xá Lợi.
Thơ đã xuất bản:
- Tiếng lòng (thơ, 1957)
- Bến Ngân Hà (kịch thơ, 1959)
- Thần Liên thi tập (thơ, 16 quyển, 1960)
- Em tôi đốt lá rừng (thơ, 1962)
- Sương gió biên thuỳ (truyện diễn ca, 1963)
Thần Liên (nghĩa là sen buổi sớm) là bút hiệu và đạo hiệu của Lê Văn Tất (1917-1983), sinh tại làng Long Sơn, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Ông là con nhà nho nhưng mồ côi cha từ 3 tuổi, được mẹ nuôi dưỡng và trờ thành giáo viên tại Trường Tân Châu năm 23 tuổi. Năm 1940, ông bị chính quyền Pháp bắt giam một thời gian vì tình nghi hoạt động chính trị. Sau năm 1945, ông lên Sài Gòn giúp việc toà Đô chánh. Năm 1955, ông bị tai nạn xe hơi gãy xương sống khiến thân bị liệt, chỉ cử động được đầu và hai tay. Sau khi tàn phế, ông cùng vợ mở một quán cà phê ở Châu Đốc.
Có tài liệu chép ông qua đời năm 1964. Tuy nhiên, theo Trịnh Bửu Hoài, trong thời gian tàn phế, có lúc Lê Văn Tất bị cái chết ám ảnh, ông giả chết vì muốn biết thiên hạ có còn nhớ đến mình hay không, nên đăng tin cáo phó đã mất trên…