504.58
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Thất ngôn bát cú
Thời kỳ: Thịnh Đường
122 bài trả lời: 99 bản dịch, 22 thảo luận, 1 bình luận
109 người thích
Từ khoá: Hoàng Hạc lâu (30) thơ sách giáo khoa (670) Văn học 10 [1990-2006] (49) Ngữ văn 10 [2007-2020] (23)

Đăng bởi Vanachi vào 09/06/2005 12:03, đã sửa 4 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 21/07/2006 23:50

黃鶴樓

昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁。

 

Hoàng Hạc lâu

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

 

Dịch nghĩa

Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc.
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại,
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không.
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một,
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi.
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói toả, sóng gợn, khiến người sinh buồn!


Lầu Hoàng Hạc ở phía tây nam thành Vũ Xương.

Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006, SGK Ngữ văn 10 giai đoạn từ 2007 (đọc thêm).

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 13 trang (122 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của Phụng Hà

Người xưa cưỡi hạc cao bay
Để lầu Hoàng Hạc bến này đơn côi
Hạc vàng đã xa hẳn rồi
Chỉ vầng mây trắng ngàn đời lang thang
Hán Dương sông tạnh cây quang
Bãi thơm Anh Vũ ngút ngàn cỏ tươi
Qưê nhà khuất bóng, chiều rơi
Trên sông khói sóng khách chơi vơi buồn.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Về bài thơ HOÀNG HẠC LÂU của Thôi Hiệu (TQ)

LẦU HOÀNG HẠC (*)
Tác giả: Thôi Hiệu
Người xưa đã cưỡi Hạc vàng bay,
Bỏ lại lầu không Hoàng Hạc này,
Hạc vàng khuất nẻo thôi trở lại,
Ngàn năm lướt trắng rợp trời mây.
Hán Dương sông lặng cây in bóng,
Anh Vũ cỏ xanh thơm chen nhau,
Quê hương đâu nhỉ khi chiều vọng?
Khói, sóng gợn sông người thêm sầu.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              
Bùi Huy Bằng chuyển ngữ
7 – 2012
(*)- Đôi điều về bản dịch LẦU HOÀNG HẠC của thi sĩ Tản Đà
Trên trang http://www.thivien.net/vi...DymMeqvbXC-SQQ&Page=2 đã giới thiệu bài thơ HOÀNG HẠC LÂU của Thôi Hiệu (TQ) dạng nguyên tác chữ Hán, bản phiên âm, bản dịch nghĩa và bài thơ dịch của thi sĩ Tản Đà. Xin đăng lại bản dịch nghĩa và bài thơ dịch như sau:
DỊCH NGHĨA
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu ?
Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến người sinh buồn!
(Nguồn: tạp chí Ngày nay, số 80, 10-10-1937)
LẦU HOÀNG HẠC
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!
Người dịch: Tản Đà
Những câu, chữ mà tôi gạch dưới sẽ được bàn ở dưới.
Sau khi đối chiếu với bản dịch nghĩa, tôi thấy có một số ý cần bàn trong bản dịch của cụ Tản Đà như sau:
1. Câu 1: "Hạc vàng ai cưỡi đi đâu"? trở thành câu hỏi, không phù hợp với nguyên tác.
2. Câu 3: “Hạc vàng đi mất từ xưa” không rõ nghĩa “Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại”. Câu này gần như trùng với ý câu 1 của nguyên tác. Mặt khác Hạc vàng “bay” chứ không phải “đi”
3. Câu 4: Câu của nguyên tác không khảng định thời điểm “bây giờ”, nghĩa là “bây giờ” thời cụ cố Thôi Hiệu, thời cụ Tản Đà hay hiện tạị vẫn vậy.
4. Câu 5: Cụm từ “sông tạnh” không phù hợp ngữ nghĩa tiếng Việt. Còn “cây bày” cho thấy thực thể cây cối hiện ra trước mắt trên cạn chứ không phải bóng cây (cây ảo - lộn ngược) in dưới mặt nước.
5. Câu 6:  Thiếu hương “cỏ thơm” – nét đặc trưng sinh thái địa danh bài thơ.
6. Câu 7: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn” – câu thơ dịch rất hay, nhưng  không phù hợp về ngữ nghĩa câu tác giả tự vấn “Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu ?” .
7. Câu 8: Cụm từ “lòng ai” làm cho câu thơ gần như câu hỏi (?), đề cập một ý bâng quơ, nhưng thực chất người buồn chính là tác giả.
8. Nguyên tác thuộc thể thơ “thất ngôn bát cú” (thơ thời Thịnh Đường), xưa nay được nhiều người ưa chuộng, dịch theo thể thơ này thích hợp hơn.
Với phân tích như trên tôi xin góp một cách dịch (Đã giới thiệu ở phần đầu).

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Huyền Lâm

Người xưa cưỡi hạc đi rồi
Mà lầu Hoàng Hạc môt thời còn đây
Nghìn năm mây trắng vẫn bay
Hạc vàng biền biệt tháng ngày mù khơi
Hán Dương in bóng cây trời
Cỏ bờ Anh Vũ xanh ngời sắc hương
Quê nhà đâu hỡi tà dương
Trường giang khói sóng gợi buồn lòng ai

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Vũ Hoàng Chương

Xưa Hạc Vàng bay vút bóng người,
Nay lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi.
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi,
Trắng một màu mây vạn vạn đời.
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu,
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi.
Gần xa, chiều xuống, đâu quê quán?
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!

15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Cự Minh Sơn

Người xưa cưỡi Hac đi đâu mất,
Nơi này trơ lai lầu Hac thôi.
Hac vàng đã đi rồi đi biêt,
Mây trắng ngàn năm vẫn nhe trôi.
Sông nắng Hán Dương cây sáng tỏ,
Anh Vũ cỏ thơm đươm sắc tươi.
Chiều xuống nơi nào là quê cũ,
Khói sóng trên sông não ruôt người.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phạm Đình Nhân

Hạc vàng ai cưỡi đi rồi
Còn đây Hoàng Hạc lẻ loi một lầu
Hạc vàng bay mất từ lâu
Nghìn năm mây trắng trên lầu còn bay
Hán Dương cổ thụ còn đây
Anh Vũ thơm ngát tràn đầy cỏ non
Chiều hôm quê cũ đâu còn
Trên sông khói sóng nỉ non giấc sầu

Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của nguyenvandungvicar và Phạm Văn Cương

Hạc vàng người xưa cưỡi đi đâu
Đất này còn trơ Hoàng Hạc lầu
Hạc vàng một đi không trở lại
Mây trắng ngàn năm vẫn trên đầu
Sông tạnh Hán Dương cây rõ bóng
Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh màu
Chiều xuống quê hương đâu khuất bóng
Khói sóng trên sông khiến ai sầu!

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Ngọc Châu

Ai cưỡi hạc bay đi mất rồi
Chỉ còn Hoàng Hạc lầu đơn côi
Rời xa, mãi mãi chim vàng vắng
Quanh quẩn,  muôn đời mây trắng trôi
Anh Vũ bờ xanh màu cỏ mọc
Hán Dương sông mát bóng cây ngồi
Hoàng hôn gợi nhớ quê đâu tá
Khói quyện sóng buồn chẳng thể nguôi.

Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phạm viết Dũng

Cổ nhân cưỡi Hạc đã đi rồi..
Lầu Hạc đứng trơ lại đó thôi
Hoàng Hạc năm nào xa mãi mãi.
Còn đây mây trắng nhẹ trôi trôi..
Hán Dương sông vắng soi cây cối.
Bãi cỏ Vũ Anh vẫn nở trồi...
Quê cũ phương nào xa vợi vợi..
Sóng mờ sương khói... gợi sầu ơi..

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Hoàng Hạc lâu

Người xưa cưỡi hạc đi đâu
Chỉ còn Hoàng Hạc mái lầu trơ trơ
Hạc vàng đi biệt bao giờ
Từng không mây trắng lững lờ trôi bay
Hán Dương hắt bóng hàng cây
Mênh mông Anh Vũ cỏ dầy xanh non
Quê hương nhìn buổi hoàng hôn
Trên sông khói sóng gợi buồn lòng ai.

Xuân Đan
(Kiến Xương - Thái Bình)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời

Trang trong tổng số 13 trang (122 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối