Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tào Mạt (23/11/1930 - 13/4/1993) tên thật là Nguyễn Duy Thục, có lúc viết là Nguyễn Đăng Thục, sinh tại xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Ông tham gia các hoạt động cách mạng do Việt Minh tổ chức từ 1942, khi còn rất ít tuổi, tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở Hà Tây và là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1946, khi mới 16 tuổi. Tào Mạt đặc biệt yêu thích văn học Hán Nôm và chủ yếu tự học để nghiên cứu. Ông là sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, mang quân hàm Đại tá.
Sở dĩ ông lấy bút danh Tào Mạt vì ông kính phục nhân vật Tào Mạt, viên tướng nước Lỗ thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, được ghi lại trong Sử ký Tư Mã Thiên và Đông Chu liệt quốc. Tướng Tào Mạt nổi tiếng với điển tích cầm chuỳ thủ đe doạ Tề Hoàn Công (vua nước Tề, khi đó đang làm bá chủ chư hầu) trong cuộc hội thề với Lỗ Trang Công để đòi lại cho nước Lỗ nhưng vùng đất đã bị nước Tề chiếm.
Tào Mạt qua đời ngày tại Bệnh viện Quân đội Trung ương 108, Hà Nội do bệnh ung thư. Ông để lại khoảng 20 kịch bản chủ yếu là chèo, ngoài ra còn sáng tác thơ chữ Hán. Tào Mạt được tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 (năm 1996) văn nghệ thuật sân khấu.
Tác phẩm:
- Chị Tâm bến Cốc (kịch, 1960)
- Trong phòng trực chiến (chèo, 1965)
- Đường về trận địa (chèo, 1966)
- Đỉnh cao phía trước (chèo, 1967)
- Nguyễn Viết Xuân (chèo, 1970)
- Bộ ba chèo Bài ca giữ nước (1979-1985) gồm các vở: Lý Thánh Tông tuyển hiền, Ỷ Lan nhiếp chính và Lý Nhân Tông học làm vua
- Những lời tâm huyết (tiểu luận, 1993)
- Thơ chữ Hán Tào Mạt (1994)
Tào Mạt (23/11/1930 - 13/4/1993) tên thật là Nguyễn Duy Thục, có lúc viết là Nguyễn Đăng Thục, sinh tại xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Ông tham gia các hoạt động cách mạng do Việt Minh tổ chức từ 1942, khi còn rất ít tuổi, tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở Hà Tây và là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1946, khi mới 16 tuổi. Tào Mạt đặc biệt yêu thích văn học Hán Nôm và chủ yếu tự học để nghiên cứu. Ông là sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, mang quân hàm Đại tá.
Sở dĩ ông lấy bút danh Tào Mạt vì ông kính phục nhân vật Tào Mạt, viên tướng nước Lỗ thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, được ghi lại trong Sử ký Tư Mã Thiên và Đông Chu liệt quốc. Tướng Tào Mạt nổi tiếng với điển tích cầm chuỳ thủ đe doạ Tề Hoàn Công (vua nước Tề, khi đó…