Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Tố Hữu » Việt Bắc (1954)
Đăng bởi Vanachi vào 17/04/2005 19:33, đã sửa 6 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 17/01/2021 22:08
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”
Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...
Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà.
Ra thế
Lượm ơi!
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca-lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Trang trong tổng số 5 trang (41 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi Vin Vin ngày 17/08/2015 12:07
Sở dĩ tác giả có câu hỏi như vậy,theo tôi hiểu vì Lượm đang còn độ tuổi thiếu niên vô tư hồn nhiên nhưng có lẽ em sẽ trưởng thành hơn sau khi tham gia mặt trận. Tác giả luyến tiếc sự vô tư hồn nhiên của Lượm
Gửi bởi Tororo Hai ngày 02/09/2015 12:25
Lượm ơi còn không? đọc câu này mk đã khóc thể hiện sự xót xa của tác giả và sự ngỡ ngàng đầy đau xót của tác giả với sự hi sinh của chú bé. Còn tác giả sở dĩ lập lại 2 khổ thơ chú bé.... Khổ đầu thể hiện sự vui tươi một tâm hồn tràn đầy sức sống của chú bé. Khổ thứ 2 là để tưởng nhớ cũng hình ảnh chú bé lượm. Bạn có thấy dấu 3 chấm đằng dau khổ cuối đó là 1 tâm trạng đau lòng mà ko có ngôn từ nào diễn tả được
Gửi bởi Anataku Yobi ngày 13/09/2015 11:04
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Anataku Yobi ngày 13/09/2015 11:08
- Bởi vì tác giả muốn nhắc lại hình ảnh Lượm, cũng như việc thể hiện Lượm còn sống mãi, Tác giả muốn tôn trọng cái ý chí dũng cảm hi sinh vì đất nước của em, Lượm là cậu bé Cao cả!!!
Gửi bởi sữa Pé ngày 17/09/2015 05:03
Tác giả làm như vậy để nói lên 1 điều: tuy lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn mãi với quê huơng, đất nước
Gửi bởi Như Hảo ngày 21/09/2015 23:02
Vì hai khổ thơ này nói lên hình ảnh mà người chú nhớ lại. hình ảnh thân thuộc của Lượm, một hình ảnh hồn nhiên vui tươi.
Gửi bởi Mai Lam ssh ngày 06/02/2016 00:33
Hình ảnh chú bé Lượm được nhắc lại với hàm ý là cho dù chú đã hy sinh nhưng hình ảnh hồn nhiên của chú vẫn còn mãi trong lòng mọi người, đối với quê hương, đất nước.
Gửi bởi Nguyen T. Phuong ngày 07/02/2016 16:36
Tố Hữu đã dùng biện pháp nghệ thuật câu hỏi tu từ: Lượm ơi còn không?". Có thể hiểu đơn giản là tác giả đã biết Lượm đã mất và không còn nữa, nhưng tác giả lại hỏi nhằm nhấn mạnh sự thương tiếc khi nghe tin chú bé Lượm hi sinh vì Tổ Quốc. Đoạn tiếp theo lại lặp lại đoạn đầu " Chú bé loắt choắc..." với nội dung dù Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên đi đưa thư mà không sợ gian khó (" Thư đề *Thượng Khẩn* - Sợ chi hiểm nghèo)
luôn tồn tại trọng kí ức của tác giả cũng như biết bao người con của dân tộc Việt Nam, có thể nói hình ảnh chú bé Lượm không bao giờ phải lạt trong tâm tự các thế hệ VN.
Gửi bởi Nguyen T. Phuong ngày 07/02/2016 16:37
chú bé lượm luôn nằm trong lòng dt VN ở mọi thế hệ
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi Quỳnh Cucheo's ngày 14/04/2016 16:29
tác giả làm vậy là nói rằng Lượm chỉ chết về mặt thể xác còn linh hồn của lượm đã nhập thân vào lòng dất mẹ. lượm ko chết mà còn mãi với dân tộc ta!
Gửi bởi Hồng Angel ngày 13/05/2016 20:20
Bạn ơi Đó là vì tác giả muốn khẳng định Lượm k chết Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên đất nc
Trang trong tổng số 5 trang (41 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối