15.00
Ngôn ngữ: Tiếng Nga
12 bài trả lời: 5 bản dịch, 7 thảo luận
4 người thích

Đăng bởi nguyenvanthiet vào 08/06/2007 19:35, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi hongha83 vào 28/01/2024 20:59

“Мне грустно на тебя смотреть...”

Мне грустно на тебя смотреть,
Какая боль, какая жалость!
Знать, только ивовая медь
Нам в сентябре с тобой осталась.

Чужие губы разнесли
Твое тепло и трепет тела.
Как будто дождик моросит
С души, немного омертвелой.

Ну что ж! Я не боюсь его.
Иная радость мне открылась.
Ведь не осталось ничего,
Как только желтый тлен и сырость.

Ведь и себя я не сберег
Для тихой жизни, для улыбок.
Так мало пройдено дорог,
Так много сделано ошибок.

Смешная жизнь, смешной разлад.
Так было и так будет после.
Как кладбище, усеян сад
В берез изглоданные кости.

Вот так же отцветем и мы
И отшумим, как гости сада...
Коль нет цветов среди зимы,
Так и грустить о них не надо.


1923

Năm 1923, Esenin làm quen với Avgusta Miklashevskaya, một nữ nghệ sĩ nổi tiếng và ngay lập tức phải lòng nữ nghệ sĩ, dù bà lớn hơn ông 4 tuổi. Quan hệ của họ chỉ được biết đến rộng rãi sau khi nhà thơ qua đời, trong những hồi tưởng của chính Miklashevskaya. Theo những hồi tưởng này, tình yêu giữa hai người hoàn toàn trong sáng, họ thậm chí còn chưa một lần hôn.

Mối quan hệ với Miklashevskaya có ảnh hưởng sâu đậm đến sự nghiệp của Esenin, thậm chí một số nhà nghiên cứu còn coi Miklashevskaya là nàng thơ cuối cùng, là người phụ nữ cuối cùng mà Esenin yêu say đắm. Chính trong thời kỳ này ông viết bài thơ Anh thật buồn khi ngắm nhìn em. Trong bài thơ Esenin viết những câu như tổng kết và đánh giá cuộc đời mình «Так мало пройдено дорог Так много сделано ошибок», tuy vậy ôn cũng không đánh giá cao quá khứ của người yêu «Чужие губы разнесли Твое тепло и трепет тела».

Rất có thể Esenin ghen tuông với những người hâm mộ Miklashevskaya, và không thích khi bà quá nổi tiếng. Ông tiếc khi phải chia tay với bà, nhưng cũng hiểu sự chia lìa là tât yếu, bởi ông không thể chịu nổi việc những người đàn ông khác ngưỡng mộ nữ nghệ sĩ. Trong những dòng thơ cuối ông chấp nhận sự thật rằng cuộc sống luôn tiếp diễn, và sự chia ly của họ thật là nhỏ nhoi không đáng kể so với vòng luân chuyển của thiên nhiên.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng

Anh buồn rầu ngồi ngắm nhìn em
Thật đau lòng và thật là đáng tiếc!
Chỉ còn lại sắc đồng, em có biết
Chỉ sắc đồng còn lại với hai ta.

Những bờ môi người khác đã mang xa
Thân thể em nồng nàn và hơi ấm
Tựa hồ như mưa phùn rơi lấm tấm
Cõi lòng anh một chút cứng đờ ra.

Nhưng dù sao anh không sợ điều này
Đối với anh có một niềm vui khác.
Bởi một điều có còn lại gì đâu
Ngoài vàng úa tàn phai và ẩm ướt.

Bởi một điều anh đâu có giữ mình
Cho nụ cười, cho cuộc đời yên lặng.
Thật đau lòng ngắn ngủi chặng đường anh
Thế mà sao sai lầm đã lắm.

Thật buồn cười cho cuộc đời trục trặc
Đã vậy từ xưa và vẫn thế sau này.
Như nghĩa trang, trong vườn đang rải khắp
Lá úa vàng, xương cốt bạch dương rơi.

Cũng như vầy, sẽ tàn úa hai ta
Thôi ồn ào, ta giống như người khách…
Nếu mùa đông trong vườn chẳng có hoa
Thì về nó ta chẳng cần thương tiếc.

15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Butgai

Ta buồn rầu lặng lẽ ngắm nhìn “Em”
Ôi nỗi đau và xót thương da diết!
Chỉ còn lại sắc đồng thôi, có biết
Sắc vườn thu tháng Chín giữa hai ta.

Những bờ môi ai đó đã mang xa
Bầu nhiệt huyết và nồng nàn hơi ấm.
Tựa như có mưa phùn bay lấm tấm
Tự cõi lòng ta lạnh giá lắm thay.

Vậy thì sao! ta chẳng sợ điều này
Mở ra trong ta một niềm vui khác.
Đã chẳng còn gì giờ đây để mất
Ngoài ẩm ướt và vàng úa sầu lo.

Đến thân mình ta cũng chẳng đắn đo
Dâng cho nụ cười, cho đời yên lặng.
Vậy mà chỉ khi mới trôi vài chặng
Nhân gian sao đã thấy lắm sai lầm.

Cuộc đời nực cười và thật nhẫn tâm
Đã như thế và sau này vẫn thế.
Như một nghĩa trang, khu vườn dương thế
Đầy lá vàng, xương cốt bạch dương rơi.

Ai cũng vậy, lúc hơi thở buông lơi
Sẽ lặng câm, đến khu vườn làm khách
Giữa  mùa đông sao hoa còn nở được
Xin đừng buồn, đời vẫn thế người ơi.

15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bài thơ "Nhìn Em Anh buồn"

Bài thơ “Mne Grusno Na Tebia Smotret'", ta thử hiểu xem tác giả nói “Tebia “ ở đây là ai. Lúc đấy mới dịch sát được với ý của tác giả, và đúng nội dung của bài thơ. Theo tôi, Em ở đây không phải là nói về người yêu, một cô gái. Em ở đây là mảnh vườn vào mùa tháng 9, nghiã là mùa thu!. Mùa thu ở Nga, có cơn mưa nhỏ,... một màu vàng của cỏ cây đang choàng lên khu vườn: “sắc đồng” đấy. Tác giả thấy đau lòng, tiếc nuối làm sao khi nhìn thấy mảnh vườn chỉ còn lại một màu vàng. Thấy “buồn khi nhìn em” là vậy.  Khu vườn mới hôm nào xuân, hạ còn tốt tươi, đôi lứa đến đay hẹn hò, họ đã hôn nhau. Vậy mà giờ đây “những đôi môi của bao người khác” đã phải chia xa!. Hơi ấm của khu vườn đã từng sưởi ấm, và cho dù trong lòng, trong tâm hồn đúng là đã lạnh hơn, nhưng lại có “cơn mưa nhỏ” nên lại làm tê cóng thêm!
Tác giả nói tiếp. Không sao, anh không sợ con mưa đó. Thật là lạc quan!  Anh ta đã tìm thấy niềm vui mới. Cho dù không còn gì đọng lại ngoài một màu vàng úa và ẩm ướt. Để có được một cuộc đời yên bình, có nhiều nụ cười, thực ra con người cũng có làm được mấy đâu, mà lại còn gặp phải nhiều sai lầm nữa. Nên một khu vườn thì cũng thế thôi. Cũng giống như trong nghĩa địa, trong những khu vườn khác, làm sao mà thoát ra khỏi quy luật cuộc đời: lá lại vàng, thân cành cây chết sẽ rải khắp ra cả. Và cả chúng ta, cả khu vườn, cả những ai đến thăm vưòn, thăm nghĩa địa cũng không còn ồn áo náo nhiệt nữa, vì khi đông đến cũng không có hoa mang vào đi nữa. Chúng ta... tất cả cũng có lúc tàn úa như vậy.
Câu kết là câu lạc quan. Mặc dù “Mne Grusno Na Tebia Smotret'", nhưng tác giả an ủi, lạc quan hơn. Thôi, thôi đừng buôn vì những chuyện đó!
Nếu không có nguyên bản của bài thơ, mà chỉ đọc hai bài dịch trên thì đúng là không hiểu được. Dịch thơ quả là không dễ. Trước hết phải là đúng ý của tác giả, đúng nội dung của bài thơ!

Thân Thơ.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Gui ban Thantho

Rất đồng ý với phân tích của Thantho. Rất sắc sảo và chính xác.
Tuy nhiên, ở đây tác giả cung muốn mượn cảnh để nói lên nỗi lòng.
Nếu chỉ nói về khu vườn mùa thu, sẽ rất khó hiểu khổ thứ 4 của bài thơ khi tác giả nhắc đến những sai lầm khi mới đi được quãng đường rất ngắn. Và về những hy sinh của bản thân cho cuộc đời và những nụ cười.
Và thơ cũng hay ở chỗ mỗi người cảm một khác. Có người nghĩ về tình yêu đôi lứa, có người nghĩ về tình yêu ... thiên nhiên.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Gửi bạn Butgai

Mình đồng ý với ý kiến của bạn khi nói lên ý nghĩ của bạn đối với việc dịch thơ: "Butgai thường không thích những bản dịch phóng tác và thêm những cụm từ không có trong bài gốc quá nhiều chỉ vì vần điệu". Mình nghĩ cái chữa "dịch" là đủ để hiểu cái việc phải làm. Dịch Có thể là dịch văn, bài phát biểu, bài thơ, v.v... Ngày trước các cụ ta dùng từ "thông ngôn" có cái hay của nó. Bạn biết tiếng anh - tôi không, bạn làm cái việc thông ngôn ngữ để tôi hiểu. Tôi biết tiếng tàu - bạn không, một người tàu làm một bài thơ, bạn chuyển tiếng tàu thành tiếng việt để tôi hiểu. Thế là "thông". Dịch thơ cũng vậy. Vì bài thơ là tiếng nga, để những ai không biết tiếng nga đọc được bài thơ đó, thì người ta dịch nó ra. Còn ý tứ, nội dung của bài thơ là của tác giả, chứ đâu là của dịch giả. Còn người nghe người cảm nhận thế nào là của người ta. Tác giả, dịch giả đâu có ép họ. Có những dịch giả dựa vào ý tứ của bài thơ, rồi viết nó lại bằng thứ tiếng mẹ đẻ, rồi thêm, rồi bớt, có thể là rất hay, hay hơn cả chính tác giả, nhiều người thích,  thì đó là chuyện khác, nhưng gọi là "dịch" là "thông" thì theo tôi là vượt quá giới hạn. Hãy cứ chuyển ngữ thật trung thành, thật sát với từ ngữ của tác giả, rồi sau đó chọn thể loại nào tuỳ theo nội dung, tình cảm của bài thơ mà chuyển. Để người đọc hiểu được tác giả, chứ không phải chỉ hiểu dịch giả! KHông ngẫu nhiên mà nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà văn hoá... muốn đọc Sechxpia, họ phải dày công học tiếng anh để đọc nó nguyên bản bằng thứ tiếng của chính người viết ra, chứ đọc qua bản dịch, nhiều khi dịch giả hoa lá quá, làm mất cái ý của chính tác giả.
Đi vào bài thơ "Mne Grusno Na Tebia Smotret'"  (mình sẽ dịch đầu đề là "Nhìn Mi Ta buồn"), thì tại sao lại phải có chữ "ngồi" ở đây. Biết tác giả đứng, hay ngồi, thậm chí hay là nằm...(!) Với lại một khu vườn vào mùa thu muộn, lá vàng, ẩm ướt , cứ cho là trong vườn có ghế đá đi, chắc gì tác giả lại ngồi. Còn Bạn?. Rồi câu dịch "thân thể em nồng nàn hơi ấm" mà thực ra là nội dung của câu này là: "hơi ấm của em( khu vườn) làm ấm những người vào đây". Nhiều câu nữa ... Và câu cuối ý là: "Vậy không nên buồn về những điều đó(những điều mà tác giả đã nêu ở các khổ thơ trên)" thì cả hai bài dịch đều là: "thì về nó ta chẳng cần thương tiếc"(của NVT) và "còn gì tiếc nuối nữa cuộc đời ơi"(của bạn). Riêng tôi, tôi nghĩ bạn nghĩ lại xem, có đúng không?. Tác giả mượn khu vườn để nói về cuộc đời. Đúng. Nhưng đừng để người nghe bài thơ này tưởng là nói một cô gái nào đó! Anh ngồi nhìn em một cô gái rồi anh buồn!

Thân Thơ.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Chào bạn thantho

Thật vui vì được gặp lại bạn trên diễn đàn này. Thật tiếc là Butgai chưa một ngày làm phiên dịch hay thông dịch theo cách đặt vấn đề của bạn nên đôi chỗ không hiểu lắm ý bạn định diễn đạt. Có vẻ như có sự khác biệt giữa ngôn ngữ học và thơ ca chăng?
Có thể bạn là một nhà bình luận sắc sảo nhưng hơi ... khắt khe (đứng (2 chân, 1 chân), hay ngồi (xổm, bệt) hay nằm (sấp, ngửa...) để ngắm thì đâu có ảnh hưởng đến nội dung bài thơ?! Nhất là khi nó chỉ mang tính chất một từ đệm trong 1 câu thơ, chứ không phải trong một câu văn xuôi)
Hơn nữa, trong khi trích dẫn bản dịch, bạn đã để sót một từ rất quan trọng: "Thân thể em VÀ nồng nàn hơi ấm...", cái "hơi ấm: này nối liền với "những giọt mưa phùn bay lấm tấm" ở câu sau. Vô tình bạn đã ghép nó thành 1 cụm từ được hiểu nghĩa như "thân thể em rất ấm"

Việc một nhà thơ muốn ví cuộc đời như một cô gái trẻ thì cũng không phải là cá biệt. (Ai cũng biết Exenhin là nhà thơ trữ tình nổi tiếng của Nga và ông cũng không phải là cá biệt trong việc dùng hình tượng). Vì sao bạn cảm nhận đó là một cô gái, hay cụ thể hơn, người tình đớn đau của nhân vật trong thơ? Vì cái hô ngữ "anh, em" của tiếng Việt chăng?

Chính vì cái "anh, em" đó và vẫn muốn thể hiện sự liên tưởng đến cuộc đời nên Butgai mới buộc phải để câu cuối cùng có cụm từ "...cuộc đời ơi". Người đọc có thể cảm nhận đó là một cô gái, một khu vườn (như bạn chẳng hạn)..., cũng có thể hiểu đó không phải là một sự vật, con người cụ thể nào mà đó chính là cuộc đời, chính xác hơn là góc nhìn về cuộc đời của tác giả. Đó chính là quyền cảm nhận của người đọc, mà bạn cũng là một trong số đó.

Có thể cụm từ "còn gì tiếc nuối..." là một sự cẩu thả và lẽ ra nên được thể hiện là "Đừng buồn vì thê ...". Nhưng Butgai nghĩ nó cũng không làm thay đổi ý nghĩa của bài thơ mà có chăng chỉ thay đổi cấp độ biểu cảm.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Với bài thơ và hai bản dịch, Bài :" Mne skuchno na tebe smotret'

Bài thơ: hay. Nhưng cả hai bản dịch chưa đạt. Dịch thơ trước hết phải giỏi tiếng nguyên bản, thứ hai là giỏi thơ. Chưa giỏi hai thứ ấy. Xin đừng vào.

BM
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Thêm ý kiến

... Và cần giỏi điều thứ ba nữa: tiếng mẹ đẻ

Thân Thơ.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Kính chào đại ca

Butgai không biết nói gì hơn ngoài việc ngả mũ kính chào Đại ca Baymuoi, người mà Butgai cảm nhận có lẽ là "bậc hiền triết" trong tiếng Nga, tiếng Việt cũng như thơ ca. Lời lẽ của cao nhân này thật ngắn gọn mà súc tích, đến độ người bình thường phải hiểu vị ấy là hiền nhân thì mới thốt lên đuợc những lời "vàng ngọc" ấy.
Ôi, giá mà được xem một bản dịch hay một cái phân tích rõ ràng hơn của "nhà hiền triết" này ở đây thì hạnh phúc cho những người trần mắt thịt như Butgai quá...

Thực ra, cách bình luận kiểu đó là hồi chuông báo động cho một cách giao tiếp trên mạng. Văn hóa nói chung và văn hóa giao tiếp thông thường không như vậy.

Khi giao tiếp qua mạng, người ta dễ dàng nói những điều mà nếu đứng trước mặt nhau, có một chút hiểu biết về nhau, người ta sẽ không nói. Người ta sẽ biết lượng sức mình, sức người trước khi phát ngôn hơn...

Butgai được học về kinh nghiệm làm việc là khi cần nói với nhau điều gì thì tốt nhất là gặp trực tiếp (face to face), nếu không thể gặp được thì dùng điện thoại (voice) và cuối cùng mới dùng cách viết thư (email). Như vậy đủ thấy viết không phải là phương thức giao tiếp hiệu quả. Bởi khi viết, người đọc, vì không nhìn được mặt, không nghe được giọng nói nên rất dễ hiểu sai thái độ của người viết. Chỉ nên viết những gì ít nhạy cảm và với thái độ xây dựng, không ngạo mạn...

Kính

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Vũ Thị Minh Nguyệt

Anh buồn rầu khi ngắm nhìn em,
Thật đớn đau, thật là thương xót!
Chỉ còn sắc đồng liễu thôi, có biết
Ta vẫn ở lại trong tháng chín cùng em.

Những bờ môi lạ đã mang đi
Hơi ấm của em và thân em run rẩy
Như thể mưa rơi, rơi từng hạt nhỏ
Từ trong tim, chết từng tí một rồi.

Thì sao đâu! Anh có sợ gì đâu.
Trong tim anh nhen lên niềm vui khác
Thực chẳng còn gì, không còn gì hết,
Chỉ còn ẩm ướt với vàng phai.

Thực là anh không tiếc mình đâu
Cho nụ cười, cho cuộc đời bằng lặng
Ôi sao qua con đường quá ngắn,
Mà lỗi lầm nhiều thế em ơi.

Đời dở hơi, xích mích nực cười.
Xưa đã thế và sau này sẽ thế.
Như nghĩa trang, vườn thu buồn tẻ
Xương bạch dương rải rác khắp nơi

Rồi hai ta sẽ tàn úa thế thôi
Như khách đến thăm vườn, lặng lẽ…
Mùa đông đến và hoa không nở nữa,
Thì có cần gì buồn bởi chúng đâu.

Nếu một mai kiệt sức quỵ bên đường
Em sẽ mang theo gương mặt anh rạng rỡ
Mùa Thu reo chấm nắng vàng sớt lửa
Pha bột màu thương nhớ vẽ trời yêu!
15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời

Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối