☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
2 bài thơ
Khoảng thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, đề tài về sự vấn đáp giữa người và bóng, giữa người và trăng đã được nhiều người ưa chuộng. Một trong những tác giả có thơ Nôm vấn đáp sớm nhất giữa người và bóng, giữa người và trăng là Phan Huy Thực thuộc dòng văn Phan Huy đất Sài Sơn. Phan Huy Thực đã được đương thời biết đến qua bản dịch nổi tiếng Tỳ bà hành và bài thơ Bần nữ thán bằng văn Nôm. Hai bài thơ Nhân ảnh vấn đáp và Nhân nguyệt vấn đáp của ông đã được lưu hành rộng rãi, được nhiều người ngâm ngợi, được dùng làm ca từ trong các điệu hát ca trù.
Bài thơ Nhân ảnh vấn đáp 人影問答 gồm 190 câu viết theo thể lục bát. Cả bài thơ như một màn kịch nhỏ gồm hai nhân vật đối thoại với nhau là người và bóng. Qua cuộc đối thoại, tác giả đã giãi bày những suy nghĩ, tâm sự, đặc biệt là nỗi nhớ nhung quê hương, gia đình khi đang sống ở nơi đất khách quê người. Với sự khéo léo khơi gợi, gạn hỏi ân cần của bóng, người đã tâm sự với bóng về hoàn cảnh, dòng dõi, gia thế của mình. Người cũng thổ lộ những suy nghĩ của mình về bước đường công danh, sự nghiệp và cuộc sống tạm bợ nơi lữ thứ cùng những bận rộn việc quan ở chốn kinh kỳ... Vấn và đáp là hình thức thể hiện quen thuộc mà Phan Huy Thực thường dùng, thể hiện rõ qua các tác phẩm thơ Nôm của ông. Với cách chọn không gian, thời gian và đặc biệt chọn người tri kỷ là chiếc bóng của chính mình, Phan Huy Thực đã tạo nên một phong cách rất riêng và độc đáo. Lời thơ trong Nhân ảnh vấn đáp khá chau truốt, mượt mà, ngôn từ giản dị, giầu hình tượng và rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Bài thơ Nhân ảnh vấn đáp cùng bài Nhân nguyệt vấn đáp của Phan Huy Thực đã ít nhiều gợi mở, tạo cảm hứng cho một số bài thơ vấn, đáp ra đời sau này.
Khoảng thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, đề tài về sự vấn đáp giữa người và bóng, giữa người và trăng đã được nhiều người ưa chuộng. Một trong những tác giả có thơ Nôm vấn đáp sớm nhất giữa người và bóng, giữa người và trăng là Phan Huy Thực thuộc dòng văn Phan Huy đất Sài Sơn. Phan Huy Thực đã được đương thời biết đến qua bản dịch nổi tiếng Tỳ bà hành và bài thơ Bần nữ thán bằng văn Nôm. Hai bài thơ Nhân ảnh vấn đáp và Nhân nguyệt vấn đáp của ông đã được lưu hành rộng rãi, được nhiều người ngâm ngợi, được dùng làm ca từ trong các điệu hát ca trù.
Bài thơ Nhân ảnh vấn đáp 人影問答 gồm 190 câu viết theo thể lục bát. Cả bài thơ như một màn kịch nhỏ gồm hai nhân vật đối thoại với nhau là người và bóng. Qua cuộc đối thoại, tác giả đã giãi bày những suy nghĩ, tâm sự,…