Ngục trung thư 獄中書 (Sách viết trong tù) do Phan Bội Châu viết lúc ở tù tại Quảng Châu năm 1913. Sách thuật lại chí hướng và những hoạt động cách mạng trong thời gian lưu vong của ông trước đó, cùng nhắn gửi những người cùng chí hướng. Sách được in lần đầu tiên năm 1914 và tái bản năm 1938. Nguyên tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Sau này được Đào Trinh Nhất dịch ra tiếng Việt, NXB Mai Lĩnh, Hà Nội, xuất bản năm 1938 và NXB Tân Việt, Sài Gòn tái bản năm 1950.
Từ năm 1905, Phan Bội Châu đã sang Trung Quốc và sang Nhật để gặp gỡ những người cùng chí hướng mưu việc phục quốc. Ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu trong nước và đã tạo nên một làn sóng mới thúc đẩy nhiều thanh niên yêu nước tham gia phong trào Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp và nâng cao dân trí. Năm 1912, ông cùng một số nhà cách mạng quốc gia Việt Nam lưu vong tại Quảng Châu thành lập một tổ chức cách mạng mới với tên Việt Nam quang phục hội. Nhằm gây tiếng vang, tạo ủng hộ trong quần chúng quốc nội, năm 1913, ông liên kết với những nhà cách mạng khác, cho tổ chức ám sát và đặt chất nổ phá hoại nhiều nơi trong nước. Nhà cầm quyền Pháp đã phản ứng gay gắt và nhờ chính quyền Quảng Đông bắt giam Phan Bội Châu cùng các đồng chí. Ông bị bắt năm 1913 tại Quảng Châu và được trả tự do năm 1917. Vừa bị bắt 3 ngày, ông đã bắt đầu viết cuốn Ngục trung thư.
Lời tựa của Đào Trinh Nhất:
Năm 1913, Phan Sào Nam tiên sinh đang ở bên Tàu, bỗng bị Ðô đốc Quảng Ðông là Long Tế Quang vừa ham lợi, vừa sợ oai, bắt tiên sinh hạ ngục và toan giải giao cho chính phủ thuộc địa Ðông Dương. Nếu không có những bạn cách mạng Trung Hoa nhất là Hồ Hán Dân cứu khỏi, thì tiên sinh đã bị bắt về nước hơn 12 năm kia rồị Lúc ở trong ngục Quảng Châu, tiên sinh thái nhiên viết ra tập sách tuyệt mạng, tựa là Ngục trung thư, tự thuật về việc mình bôn tẩu quốc sự mấy mươi năm, lời lẽ rất là thành thật, bi tráng. Ðến văn chương hay thì khỏi phải nói. Anh em VN đồng chí ở Tàu năm 1914, từng đem xuất bản 1 lần. Năm 1938 lại mới in 1 lần nữa. Ai cũng phải nhìn nhận tập văn có giá trị, cả về lịch sử và văn chương. Chúng tôi dịch ra đây để cống hiến đồng bào xem cho biết tiên sinh hoạt động cách mạng ở hải ngoại gian nan nguy hiểm ra sao. Ðộc giả đọc sẽ thấy bậc người tài học và khảng khái như tiên sinh, 20 năm về trước bôn tẩu quốc sự, có thanh danh trọng vọng biết bao, thế mà vẫn cứ giữ đức tự trọng tự khiêm, đến đỗi tự cho mình là ngu, là dở, ấy chính là chỗ trì thủ cao thượng của nhà chí sĩ cựu học, và tiên sinh là người khiến cho chúng ta đáng kính, không lấy sự thành bại luận anh hùng, cũng chính vì chỗ trì thủ đó vậỵ.
Chẳng bù với nhiều người tự xưng là chí sĩ mưu quốc bây giờ, mỗi việc gì cũng háo thắng háo danh, chưa ra gì đã tự cao tự đại, chúng tôi tưởng họ cần phải học đạo trì thủ còn lâu lắm. Sau khi bị bắt về nước, giam lỏng ở Huế gần 15 năm, cho tới ngày chết, tình cảnh rất tiêu điều, túng bấn, nhưng vẫn “lạc đạo an bần”, giữ tròn tiết tháo, từ chối nhất thiết danh lợi của đối phương cám dỗ. Chỉ vì muốn treo cao tấm gương sáng đó mà chúng tôi công bố bản dịch Ngục trung thư này ra, không có hậu vọng nào khác hơn.
Ngục trung thư 獄中書 (Sách viết trong tù) do Phan Bội Châu viết lúc ở tù tại Quảng Châu năm 1913. Sách thuật lại chí hướng và những hoạt động cách mạng trong thời gian lưu vong của ông trước đó, cùng nhắn gửi những người cùng chí hướng. Sách được in lần đầu tiên năm 1914 và tái bản năm 1938. Nguyên tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Sau này được Đào Trinh Nhất dịch ra tiếng Việt, NXB Mai Lĩnh, Hà Nội, xuất bản năm 1938 và NXB Tân Việt, Sài Gòn tái bản năm 1950.
Từ năm 1905, Phan Bội Châu đã sang Trung Quốc và sang Nhật để gặp gỡ những người cùng chí hướng mưu việc phục quốc. Ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu trong nước và đã tạo nên một làn sóng mới thúc đẩy nhiều thanh niên yêu nước tham gia phong trào Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp và nâng cao dân trí.…