Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Phạm Công Trứ 范公著 (1600-1675) người xã Liêu Xuyên, huyện Đường Hào, nay thuộc xã Nghĩa Hiệp, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Ông đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1628) và được bổ làm Tham tán trấn Sơn Nam. Do có công dẹp loạn, thăng chức Đô ngự sử. Năm Thịnh Đức thứ 5 (1657), được vời làm Tham tụng, tước Yến quận công. Năm Nhâm Dần (1662) triều đình cử ông quản lý Văn Miếu Quốc Tử Giám và làm Tham tụng phủ Chúa Trịnh. Ông đã cho xây dựng bia tiến sĩ tại huyện Đường Hào quê ông. Ông được phong là Đông Các đại học sĩ là quan chức trí tuệ cao nhất thời bấy giờ. Năm Cảnh Trị thứ 3 (1665) đời vua Lê Huyền Tông, Phạm Công Trứ được Tây Vương Trịnh Tạc giao cho việc khảo đính lại bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư. Ông đã cùng một số vị khảo, đính toàn bộ bộ sách này làm bộ Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư và bộ Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư, theo trước tác của sử gia Ngô Sỹ Liên. Đây là một đóng góp rất lớn cho quốc sử nước nhà.
Năm Cảnh Trị thứ 6 (1668), sau 40 năm phục vụ đất nước, vua đã phong ông làm Quốc lão, được tham dự các việc cơ mật trong triều. Cũng năm này ông đã xin nghỉ hưu ba lần mới được chấp nhận. Sau chúa lại cho triệu ông ra làm Tể tướng, cai quản việc 6 bộ, Tham tán Viện cơ mật. Khi mất ông được thăng Thái tể, ban tên thuỵ là Kinh Tế.
Cả cuộc đời, ông đã đóng góp công lao xây dựng triều đình, đất nước. Trong nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, văn học, sử học, pháp luật, giáo dục... ông đều có những cống hiến quan trọng, là rường cột của nước nhà, được vua phong 4 chữ “Trung Hưng hiền tướng”. Phan Huy Chú viết: “Ông được lời khen là bậc tể tướng có tiếng tốt. Có đức tốt, có danh vọng, có công lao sự nghiệp, là bậc hiền tài thứ nhất sau đời Trung Hưng”.
Phạm Công Trứ hiện còn 17 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục.
Phạm Công Trứ 范公著 (1600-1675) người xã Liêu Xuyên, huyện Đường Hào, nay thuộc xã Nghĩa Hiệp, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Ông đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1628) và được bổ làm Tham tán trấn Sơn Nam. Do có công dẹp loạn, thăng chức Đô ngự sử. Năm Thịnh Đức thứ 5 (1657), được vời làm Tham tụng, tước Yến quận công. Năm Nhâm Dần (1662) triều đình cử ông quản lý Văn Miếu Quốc Tử Giám và làm Tham tụng phủ Chúa Trịnh. Ông đã cho xây dựng bia tiến sĩ tại huyện Đường Hào quê ông. Ông được phong là Đông Các đại học sĩ là quan chức trí tuệ cao nhất thời bấy giờ. Năm Cảnh Trị thứ 3 (1665) đời vua Lê Huyền Tông, Phạm Công Trứ được Tây Vương Trịnh Tạc giao cho việc khảo đính lại bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư. Ông đã cùng một số vị khảo, đính toàn bộ bộ sách này làm bộ Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn…