“Куда мне деться в этом январе?...”
Куда мне деться в этом январе?
Открытый город сумасбродно цепок...
От замкнутых я, что ли, пьян дверей? -
И хочется мычать от всех замков и скрепок.
И переулков лающих чулки,
И улиц перекошенных чуланы -
И прячутся поспешно в уголки
И выбегают из углов угланы...
И в яму, в бородавчатую темь
Скольжу к обледенелой водокачке
И, спотыкаясь, мёртвый воздух ем,
И разлетаются грачи в горячке –
А я за ними ахаю, крича
В какой-то мёрзлый деревянный короб:
- Читателя! советчика! врача!
На лестнице колючей разговора б!
1-1937
Bài thơ được viết vào tháng giêng năm 1937, khi nhà thơ đang chịu cảnh lưu đày ở Cherdyn-na-Kame (miền Nam Ural). Ông đau khổ sâu sắc vì nhận thức mình bị cô lập khỏi thế giới văn chương, và mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng. Với bản chất đầy cảm xúc, dễ bị kích động lại bị buộc phải sống trong cô đơn, ông căng thẳng chờ đợi và lo lắng vì nguy cơ bị bắt giữ một lần nữa. Vụ bắt giữ lần thứ hai này xảy ra vào tháng 5-1938, sau đó ông bị kết án 5 năm tù giam và bị chuyển đến trại trung chuyển gần Vladivostok. Ngày 27-12-1938, ba tuần trước sinh nhật lần thứ 48 của mình, Mandelstam đã chết trong trại trung chuyển vì sốt thương hàn. Cái chết của ông sau đó được Varlam Shalamov mô tả trong truyện ngắn Cherry brandy của mình. Thi thể Mandelstam nằm trong kho, không được chôn cất cho đến mùa xuân, cùng với những người đã chết khác, và khi sang xuân tất cả được an táng trong một ngôi mộ tập thể bên bờ sông Saperka.
Bài thơ này được Mandelshtam đọc cho điều tra viên nghe qua điện thoại, với yêu cầu tha thiết: “Anh nghe này, tôi không còn ai khác nghe tôi đọc...” Nhân vật trữ tình trong bài thơ không còn nơi nào để chạy trốn khỏi thực tế mà anh ta dường như đã mất đi khả năng nhận thức. Anh ta bế tắc, bối rối vì sự tích tụ những hình ảnh kỳ lạ của thế giới ma quái quanh mình.
Năm 1934, số phận của công dân Osip Emilievich Mandelstam sinh năm 1891 - một trong những nhà thơ Nga vĩ đại nhất thế kỷ XX đã được quyết định tại trụ sở KGB trên phố Lubyanka và Điện Kremlin. Lý do của vụ bắt giữ là bài thơ tám câu nổi tiếng của Mandelstam về Stalin. Ông đã không phủ nhận, tự tay mình viết lại những câu thơ đó lên một tờ giấy vở kẻ ca rô và chuẩn bị tinh thần chờ đợi bị hành quyết. Trong khi đó Pasternak và Akhmatova vội vã chạy đến cầu cứu Yenukidze và Bukharin, nhờ vậy có được sự can thiệp khá nhân từ của chính Stalin. Phán quyết đối với Mandelshtam được đưa ra – nhà thơ giữ được mạng sống, nhưng sẽ bị cô lập. Nhờ vậy, thay vì bị xử bắn, Mandelshtam đã “thoát tội” bằng ba năm lưu đày tại thành phố Cherdyn-na-Kame (Nam Ural), và sau đó bị chuyển đến Voronezh, nơi ông đến cùng với vợ vào ngày 20-6-1934. Ba năm lưu đày ở Voronezh là thời gian Mandelstam hoạt động sáng tạo nhiều nhất, với khoảng một trăm bài thơ – một phần tư tất cả những gì ông viết trong cuộc đời mình.
Năm 1937, ông cùng vợ trở lại Moskva một thời gian ngắn, và tháng 5-1938 ông bị bắt dựa trên đơn tố cáo của Vladimir Stavsky - Tổng thư ký Hội Nhà văn Liên Xô. Trong lá thư gửi cho Uỷ viên Nội vụ Nikolai Yezhov, Stavsky đề xuất “giải quyết triệt để vấn đề Mandelstam”, gọi nhà thơ là tác giả của “những bài thơ tục tĩu, phỉ báng” về giới lãnh đạo đảng và toàn thể nhân dân Liên Xô. Mandelstam bị phạt năm năm tù theo Điều 13.58 trang 10 về hoạt động tuyên truyền và kích động chống Liên Xô bằng cách biên soạn và phát hành các tác phẩm văn học phản cách mạng. Cuộc điều tra kéo dài ba tháng, sau đó Mandelstam đã trải qua một tháng ở Butyrka và một tháng đi tàu đến Vladivostok, nhưng ông sẽ không tới được Kolyma. Trong bức thư cuối cùng gửi anh trai Alexandr, Mandelshtam đã viết về tình trạng kiệt sức cùng cực của mình. Ông qua đời trong một trại trung chuyển gần Vtoraya Rechka vào ngày 27-12-1938.
Bảo tàng Lịch sử Gulag lưu giữ một giấy chứng nhận từ năm 1938 ghi rằng Mandelstam chết vì kiệt sức. Tuy nhiên cũng có giả thuyết cho rằng ông mất vì bệnh sốt thương hàn – vào năm 1938 căn bệnh này lan rộng khắp các nhà tù do điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Ngày 28-10-1987, theo quyết định của Toà án Tối cao Liên Xô, Osip Mandelstam đã được phục hồi danh dự trong “vụ án” năm 1934.
Tôi nên đi đâu vào tháng giêng này?
Thành phố kiên cường đang mở toang mọi ngõ...
Vì những cánh cửa đóng chặt kia liệu tôi có chếnh choáng say?
Liệu tôi có rống lên vì tất cả những ổ khoá then cài?
Vì những ngõ hẻm đầy bít tất sủa vang như chó,
Vì những kho chứa đầy phè trên phố xá quanh co-
Vì những con người mặt mũi khó gần cau có
Giấu kỹ mình trong góc khuất, và bất thần từ trong góc nhảy ra.
Và nhào xuống cái hố tối tăm đầy mụn cóc.
Tôi trượt về phía cái máy bơm nước đã đóng băng
Và, khi vấp ngã, tôi hớp không khí chết,
Trong cơn sốt lũ quạ bay lên toán loạn hung hăng.
Và, theo sau lũ quạ kia tôi thảng thốt thét gào
Vào một cái hộp gỗ đông cứng trong băng giá:
- Bạn đọc của tôi ơi! Người tư vấn, bác sĩ hay ai đó!
Nói chuyện với tôi trên cầu thang đầy gai nhọn đi mà!
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)