☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
17 bài thơ
Tạo ngày 02/07/2009 04:25 bởi
karizebato, đã sửa 3 lần, lần cuối ngày 20/09/2009 04:55 bởi
karizebato Xem thi trước hãy xem bài tựa
Mới dễ mua vui cuộc phẩm bình
Tình là sao?
Tình là mối cảm giác của tâm hồn, thi ca là tiếng ở trong tâm hồn phát lộ ra. Tiếng phát lộ có tình với gia đình với xã hội, có tình với hải hà sơn nhạc, nguyệt lộ phong vân, sao âm vận cho dễ ngâm, dễ hát, dễ hiểu, dễ nghe, mới gọi rằng có tình; nếu trái lại thì hoá ra vô tình mà vô vị.
Thúc Giạ là ai?
Thúc Giạ là tên chữ của tôi, bạn cũ người quen thỉnh thoảng có nhắc đến tên tôi:
Ông Nguyễn Thuyết, tức là ông Hiệu Thuyết, tự Mộng Si, gởi thơ thăm tôi, có câu: "Nghiên bút chẳng quên tình Thúc Giạ, phấn son còn ngỡ dạng Lai Châu".
Ông Ưng Tôn, tự Thúc Thuyên đãi tiệc giữa sông Hương có câu: "Khúc hát Kim Quy trên nước biếc, câu thi Thúc Giạ giữa trời xanh".
Ông Phan Văn Hy, tự Kỉnh Chi đến thăm tôi tại dinh Tuần vũ Phú Yên, có câu: "Chuông vạc rõ ràng dinh Thúc Giạ, áo xiêm mường tượng vẻ Lai Châu" với câu "Rượu chẳng Lai Châu không muốn uống, thi không Thúc Giạ chẳng màng ngâm".
Ông Trần Mạnh Đàn, hiệu Thuận Giang, đề vịnh tuồng Lộ Địch có câu: "Cót nay văn sĩ đà tay thợ, Thúc Giạ tiên sanh lại bậc thầy".
Nữ thi sĩ là cô Như Không xem tuồng Lộ Địch có câu: "Ngọn bút tài hoa ai đã trải, mới hay Thúc Giạ diễn là hay".
Cô Công Tôn Nữ Bạch Liên hát đưa tôi đi Bố chánh Hà Tịnh, có câu: "Hỏi ông Thúc Giạ đi mô, để câu vân thọ mô hồ ai nghe".
Ca nhi là Ấu Mai hát giữa tiệc rượu đêm Trùng cửu năm Kỷ Mão, có câu: "Ai ơi muốn học thi tiên, hỏi ông Thúc Giạ ở miền Nội Lau". Câu này là ông Ưng Oanh, hiệu Hoè Đình tức tịch đặt ra, mà bảo Ấu Mai hát.
Đêm mồng 6 tháng giêng năm Canh Thìn (1940), quan viên phủ Thừa Thiên mở tiệc đưa quan Doãn Đặng Thành Đôn về hưu, có mời các quan Doãn nguyên là ông Nguyễn Hy, ông Nguyễn Khắc Niêm và tôi đến dự tiệc, khi cô đào Hoà dâng rượu hát câu: "Chúc mừng Thúc Giạ tiên sanh, tiên nguyên rượu ngọt hưu đình thi hay". Câu ấy là của ông Kinh lịch Đinh Xuân Hội đặt ra cho cô đào hát.
Đêm hai mươi tháng ba năm Tân Tỵ, các bạn làng thi Phú Xuân và Vỹ Hương đi chơi thuyền. Ca cơ là Liễu Nương hát câu: "Chúc mừng Thúc Giạ vương tôn, sông Hương núi Ngự thi hồn là đây". Câu ấy là ông Vĩnh Hoà tức tịch đặt ra cho ca cơ hát.
Bởi vậy, quyển thi ca này nhan đề ba chữ "Tình Thúc Giạ" là thế. Xin độc giả chư tôn giám lượng.
Vả lại thi ca của tôi, tôi tự biết là quê vụng; quê vụng sao không giấu đi, cho hiệp chữ tan chuyết, mà lại biên tập, lại ấn hành? Vì có ba cớ:
Cớ thứ nhứt là chép lại những lời thi ca, để cho nhớ tiểu sử của mình, khi vui, khi buồn, khi thương, khi giận, có thể chan chứa bầu tâm sự, mà thay đổi tính tình đi chăng.
Cớ thứ hai là chép lại, để suy nghiệm đoá hoa trên ngòi bút, có thể hây hây theo vừng tuế nguyệt mà trổ sắc khoe hương, hay là phải lanh quanh trong vòng hạo kiếp, mà dần dần tiêu sơ, rồi sẽ dần dần linh lạc.
Một cớ thứ ba nữa, là trông mong độc giả vui lòng nhuận chánh. Nhuận chánh chỗ sai lầm về tài liệu, về điển tích, hoặc là âm vận, v.v...
Năm Tân Tỵ, 1941
Câu chuyện làm thi
Thi ca trong quyển này, bài nào làm về năm nào và khi tôi mấy tuổi, tôi đều có ghi theo thứ tự niên biểu với chữ số, chỉ có hai bài trích biên ra đầu tiên không chữ số mà thôi.
Một bài, đầu đề là "Chơi với bạn làng thi". Bài này ngỏ ý mình vui thú ngâm nga, nên làm thi trước phải tuân theo niêm luật, thanh điệu thi thất thất ngôn; sau nữa mới tham dụng đến trường thiên đoản cú.
Một bài, đầu đề là "Vịnh bức bóng của mình". Bài này chủ ý ra mắt độc giả quý liệt, kể qua câu chuyện đời mình, trông mong có kẻ tâm sự như mình, tưởng đến mình càng ngày càng đông, ấy là chí nguyện.
Nói tóm lại, thời hai bài này cũng như lời tổng mạo của quyển thi ca này, chớ không phải có đặc sắc gì hơn các bài khác, để rao hàng mà vọng cầu giá trị.
Xem thi trước hãy xem bài tựa
Mới dễ mua vui cuộc phẩm bình
Tình là sao?
Tình là mối cảm giác của tâm hồn, thi ca là tiếng ở trong tâm hồn phát lộ ra. Tiếng phát lộ có tình với gia đình với xã hội, có tình với hải hà sơn nhạc, nguyệt lộ phong vân, sao âm vận cho dễ ngâm, dễ hát, dễ hiểu, dễ nghe, mới gọi rằng có tình; nếu trái lại thì hoá ra vô tình mà vô vị.
Thúc Giạ là ai?
Thúc Giạ là tên chữ của tôi, bạn cũ người quen thỉnh thoảng có nhắc đến tên tôi:
Ông Nguyễn Thuyết, tức là ông Hiệu Thuyết, tự Mộng Si, gởi thơ thăm tôi, có câu: "Nghiên bút chẳng quên tình Thúc Giạ, phấn son còn ngỡ dạng Lai Châu".
Ông Ưng Tôn, tự Thúc Thuyên đãi tiệc giữa sông Hương có câu: "Khúc hát Kim Quy trên nước biếc, câu thi Thúc Giạ giữa trời xanh".
Ông Phan Văn Hy, tự…