Chưa có đánh giá nào
35 bài thơ
5 bình luận
Tạo ngày 19/07/2007 15:40 bởi Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 22/07/2007 22:21 bởi Vanachi

 

 

Ảnh đại diện

4 bài viết về tập thơ "Kỵ sỹ ngựa gỗ" viết cho thiếu nhi của Nguyễn Anh Nông

Tác giả: Bích Thu, Nguyễn Tấn Việt, Đỗ Trọng Khơi, Khánh Văn


BỐN BÀI VIẾT VỀ 1 TẬP THƠ
Phê bình: TẬP THƠ KỴ SĨ NGỰA GỖ CỦA Nguyễn Anh Nông viết cho thiếu nhi

BÀI 1:

Kỵ sỹ ngựa gỗ(*)
(Thơ Nguyễn Anh Nông, xuất bản năm 1998)

 Dễ nhận thấy trong tập Kỵ sỹ ngựa gỗ, cuộc sống con người và thế giới thiên nhiên với những cỏ cây hoa lá, loài vật xen cài, hoà quện tạo nên một bức tranh xã hội- thiên nhiên sinh động và ấm áp. Ở đây chủ đề trữ tình không chỉ là thiên nhiên vạn vật:Hoa bèo, Mưa chiều, Lang tím, Nghiền ngẫm, Chuyện một đêm trăng,Vầng trăng với ếch con, Chuyện sáng nay,Cào cào,Chuyện lạ quê nội...


Nhân vật trữ tình trong những bài thơ nay không tồn tại một cách dị biệt, đơn lẻ và luôn luôn hiện hữu trong sự sum vầy, hoà hợp, gợi được sự giao hoà của trẻ thơ với cộng đồng, với cảnh sắc thiên nhiên. Bằng các góc độ khác nhau, tác giả tập thơ Kỵ sỹ ngựa gỗ tỏ ra khá nhậy cảm khi quan sát và cảm nhận vẻ đẹp tự nó của thiên nhiên nơi thôn dã với các loài vật dễ thương: Chú nghé con, chú ếch cốm, chú dế mèn, chó con, mèo con, với bóng cò nhấp nhoá,đàn chim gáy, lũ bướm vàng, chuồn chuồn, với cây lang tím, hoa bèo, với vầng trăng mặt trời. Tất cả cảnh vật ấy đã trở thành "giáo cụ trực quan", khảm vào tâm trí trẻ thơ những ấn tựơng ban đầu không thể quên trong cuộc đời này.
Gần đây thưa vắng các tập thơ viết về thiếu nhi.Tập thơ Kỵ sỹ ngựa gỗ của Nguyễn Anh Nông đã góp một tiếng nói trong sự im lặng ấy, có thể nói tập thơ đã đến được với thế giới trẻ thơ hồn nhiên, trong trẻo, làm thơ cho thiếu nhi, hướng về trẻ em, Nguyễn Anh Nông đã tránh được sự giả vờ ngây ngô, "ông cụ non"của một vài tác giả viết cho thiếu nhi trước đây. Nếu Nguyên Anh Nông tìm được một sư so sánh nhuần nhuyễn hơn (Mặt trời) giảm bớt sự đại ngôn (Điều lãng quên, con là...) tập thơ Kỵ sỹ ngựa gỗ sẽ tạo cảm giác đầy đặn hơn với người đọc./.

Tiến sỹ Bích Thu

(*) Bài viết này đã được in phụ san Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội số 25 tháng 1-1999

BÀI VIẾT 2:

TIỀM NĂNG ĐỒNG NHẤT HOÁ TRONG THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN ANH NÔNG

 Thi pháp thơ ca, chủ yếu và bao trùm là đồng nhất hoá, một thi pháp rộng hơn nhiều thủ pháp nhân hoá và vật hoá về định lượng, lại hiệu lực lớn hơn, cả hai thủ pháp ấy về định tính. Thú vị thay, trong thơ viết cho thiếu nhi, Nguyễn Anh Nông đã tỏ ra khá thành thạo trong sự chủ yếu và bao trùm ấy, dù vô thức hay ý thức, đồng nhất hoá là gạt đi những mâu thuẫn, xoá đi những dị biệt, thu hẹp những khoảng cách.
Điều trước tiên nhận ra phẩm chất cao quý của thơ- tác giả hai tập "Bàn tay lá cỏ này là sự đồng nhất hoá cảm thức tuổi thơ và cảm thức tuổi hoa niên. Anh đã dùng một lối thơ ngụ ngôn để một bài thơ có hai bài thơ, một ý hồn nhiên cho tuyến trẻ thơ và một nghĩa hàm súc cho tuyến người lớn. Một loạt bài thể hiện thao tác tư duy này như: Nghiền ngẫm, Chiếc bóng, Mèo và hổ, Điều lãng quên...
"Riêng hai em cáo, gấu
Thường có hành vi xấu
Hình như khi ở nhà
Không ai người dạy bảo"
(Điều lãng quên)
Nguyên lý của thơ là dù thơ viết cho riêng ai, viết cho lứa tuổi nào cũng phải hướng tới con người phổ biến, tất nhiên bằng ngôn ngữ khu biệt. Anh sẽ bất cập nếu anh không tạo ra được sự tương quan của hai cảm thức ấy, có thể nhắc đến "Thầy giáo gà trống" bởi sự buồn thương vợ chồng người lớn và bài "Điều lãng quên"bởi sự phơi lộ những giáo lý.
Bước sang thủ pháp thứ hai của đồng nhất hoá.Đó là hoà nhập con người và vạn vật, cái khả năng hoà đồng vào cuộc đời, hoà đồng vào thiên nhiên.Cái khả năng ấy tạo ra một ngôn ngữ chung cho con người và con vật.Anh nói người hay nói vật đây:
"Ngỡ như ai khóc
Hoá ra chú bò
Bữa nay tập hát"
(Chú bò tập hát)
Mà thân thiết với cuộc đời đến thế. Với thủ pháp này, anh nhìn vào vườn dạy thú con cũng như nhìn vào vườn trẻ. Chú ếch cốm khoác bộ áo xanh, cây lang tím cũng bỉết bò, con vịt cũng biết gọi mẹ, tất cả đều ngây thơ hồn nhiên. Anh đã làm cho câu thơ sinh động có hồn, có vía:
"Ao sâu sung rụng bì bòm
Có anh bói cá lom rom cọc rào"
(Hoa bèo)
Con vật cũng hoà đồng vào cuộc sống xã hội của con người, cũng như con người hoà đồng vào thiên nhiên. Con người là một phần của tạo hoá:
"Con là bông hoa
Của trời và đất
Con là gió mát
Của đêm oi nồng
Con là dòng sông
Của ngày nắng lửa.."
(Con là)
Anh tiến thêm bước nữa trong thi pháp của mình khi đặt ra bình diện "nghĩ" và bình diện "cảm". Để rồi hoà trộn hai yếu tố ấy:
"Hoa đào nghiền ngẫm mùa xuân
Cây sen mùa hạ tần ngần nở hoa
(Nghiền ngẫm)
Nở hoa là sự việc hồn nhiên của tạo hoá mà anh đưa vào trạng thái của tâm trạng "tần ngần", nghiền ngẫm, làm cho hồn thiên nhiên vương vấn hồn người, làm cho sự cảm, sự nghĩ là một, làm cho mọi tư duy đều nở hoa hồn nhiên. Mối quan hệ giữa "tức thời" và "vĩnh hằng" là mối quan hệ phức tạp- mối quan hệ của những phạm trù triết học mà anh làm thơ thật nồng nàn, chất phác, hồn nhiên và thi vị:
"Vĩnh viễn vầng trăng vẫn vầng trăng ấy
Gà mẹ mỗi ngày thêm một...vầng trăng
(Vầng trăng)
Anh cũng thể hiện được sự khát khao đối với con người, niềm vui được làm chính bản thân con người, không phải là cái bóng:
"Bóng đen
Lừng lững như đống rơm khô
Sao vắng bóng gà con và tiếng chim
lích chính"
(Chiếc bóng)

Cô quạnh thay chiếc bóng dù là bóng người nhưng không phải là người. Thi pháp của anh đã tới thời kỳ tinh tế và chín muồi.
Thi pháp nếu dùng vụng thô thì chỉ đơn giản là hình thức nhưng khi đã thành thạo khi nó thành nội dung. Điều ấy càng rõ ràng khi anh đồng nhất hoá yếu tố thi vị và yếu tố thường ngày nhờ sự phát hiện cao xa của thi pháp và anh tự lạc vào mê cung của sự thơ mộng của những sự việc tưởng như không thơ ấy.
Anh đã hoá thân thành ếch con mà sững sờ trước vầng trăng và giá như không có sự hoá thân ấy thì làm sao tìm được sự kỳ diệu này:
"Êchs giật mình kêu lên mấy tiếng:
- Ô, vầng trăng té xuống nước rồi
Thương cho vầng trăng quá đi thôi.
Êchs vội vã nhảy ùm xuống cứu.
(Vầng trăng với ếch con)

Anh lại hoà cùng vạn vật mà tìm ra:
"Trăng xanh như mắt mèo
...
Vỡ thành hai ngôi sao"
(Chuyện một đêm trăng)
Bằng thi pháp của mình, tác giả đã nghe được ngôn ngữ của vạn vật. Anh nghe được tiếng gọi mẹ của chú vịt con lạc đàn, lời của cây xà cừ, tiếng khúc khích của dãy núi trẻ. Cũng chính nhờ vậy, tác giả đã nhìn ra những điều mà mắt thường không nhìn thấy. Hoa bèo trong ao mà thành:
"Loay xoay trong cái gương trời"
(Hoa bèo)
Và con sáo mỏ vàng:
"Bần bật lưng trâu đen
Bần bật tiếng hót cất lên"
(Mưa chiều)
Điều đáng vui hơn, là nhờ thủ phấp anh đã cảm được cuộc đời bằng ngũ giác trẻ thơ.
Anh biến thành đứa trẻ thực sự khi trò chuyện với búp bê:
"Lúc nào em nhớ chị
Thì soi chiếc gương này
Chiếc gương kỳ diệu lắm
Mình, mỗi mình mà hai"
(Dặn dò búp bê)
Cái phép kỳ diệu này, chỉ có đứa trẻ con của Nguyễn Anh Nông mới tưởng tượng được.
Phép biện chứng tâm hồn ấy đưa tác giả những tâm trạng thật là trẻ con trong bài "Kỵ sỹ ngựa gỗ": Bé cưỡi ngựa gỗ, lại hăng lên phi nhanh quá, đã ngã định bụng không thèm nhè nhưng lại nhăn mặt và lau nhanh nước mắt. Có nước mắt mà lại lau nhanh thì đúng là kỵ sỹ ngựa gỗ rồi. Hoá thánh trẻ thơ, anh đã phát hiện ra bản chất của lễ hội, tết, rằm:
"Bữa nay bố về phép
Chỉ vào ngày dưng thôi
Âý mà vui phải biết
Tết- nhà ta đây rồi"
(Tết)
Đọc tập thơ" Kỵ sỹ ngựa gỗ" viết cho thiếu nhi này, ta được gặp một Nguyễn Anh Nông hồn nhiên, trong trẻo, giàu tưởng tượng, giàu sức khám phá. Thi pháp đồng nhất hoá do anh áp dụng có tính chất hệ thống, tạo cho thơ anh đã tiếp cận được thế giới tuổi thơ kỳ lạ và đầy bí ẩn với tất cả chúng ta.

Hoà Bình, ngày 9-2-1998
Nhà thơ Nguyễn Tấn Việt


BÀI VIẾT 3:

CHÚT CẢM NGHĨ TRƯỚC MỘT KHU VƯỜN CỔ TÍCH
Đọc tập thơ KỴ SỸ NGỰA GỖ
của Nguyễn Anh Nông (xuất bản năm 1998)

Trước thế giới trẻ thơ- một thế giới mang cái phần người nguyên khôi nhất, cái phần mà bản thân đời sống của nó đã là một ánh thơ kỳ diệu tuyệt nhất. Vậy khi tác giả người lớn sáng tác thơ cho đối tượng bạn đọc tuổi thần tiên này cũng là đông nghĩa ca ngợi, chăm lo cõi phần thơ- cõi phần người nhất tâm hồn mình. Vì lẽ đó, khi tình chưa thật hoàn nguyên, chưa thật biết yêu thương trẻ nhỏ thì cầm bằng chưa có thực khả năng nhập cảm tuyệt đối vào thế giới tuổi của trẻ nhỏ mà cải lão cái tâm cái cốt, mà hoàn đồng con chữ - thì viết sao cho đạt?
Tôi đọc tập thơ kỵ sỹ ngựa gỗ với ý nghĩ như vậy. Thật vui mừng khi nhiều lần tôi gặp được sự chia sẻ của Nguyễn Anh Nông qua cảm xúc thơ anh.
...Vĩnh viễn vầng trăng vẫn vầng trăng ấy
Gà mẹ mỗi ngày thêm một... vầng trăng
Gà mẹ mỗi ngày đẻ một quả trứng, được miêu tả liên tưởng như "thêm một vầng trăng"
, chỉ hồn trẻ thơ mới có cách nghĩ, cách liên tưởng vật hoá, sinh thể hoá hình ảnh vầng trăng xa vời một cách cụ thể gần gũi như vậy.
Sự cảm nhận về mối quan hệ tương tác, song ứng giữa con người và vật, cùng môi cảnh thiên nhiên xung quanh là sợi dẫn tiếp cận trong cảm thức thơ Nguyễn Anh Nông. Ơ những bài như "Núi trẻ, dặn dò búp bê, giàn và mướp, chú bò tập hát..." bằng thủ pháp vật hoá, nhân hoá được sử dụng thành công với cấp độ sự "hoá" ấy đồng nhất lại với nhau là một – xoá nhoà các ranh giới. Ơ bài "thầy giáo gà trống" với giọng thơ theo kiểu ngụ ngôn, anh viết: "...Chị mái đêm qua cáo bắt
Để lại đàn con măng tơ
Anh trống buồn đau xé rột
Lộc ngộc vụng về con thơ..."
Rồi dẫn đến hoàn cảnh, tâm lý:
"Anh trống xem chừng tất bật
Cái dáng cao gầy lắc lư...
Chân đá vào chân mắc tóc
Lòng dạ anh như tơ vò
...Dạy trò học thầy quên hết
Nhớ mỗi vần ò ó o..."
Ơ bài này, xuất hiện của những cặp liên động từ, lộc ngộc, tất bật, lắc lư, chân mắc tóc, dạ tơ vò... thể và vía của thơ đã hoạ lên sinh động hợp đúng hình ảnh, trạng thái tâm lý của loài gà trống. Đến bài "Núi trẻ" cách nhân hoá vật- vật thành như nhân cũng đạt tới sự nhuần nhuyễn, bất ngờ:
"Xôn xao bầy lít nhít
Gió thầm thì: núi non
Trời lắng nghe khúc khíc
Toàn tiếng cười trẻ con..."
Nguyễn Anh Nông đã tạo được một lối cấu trúc từ rất trẻ thơ, giàu tính liên tưởng biểu đạt.
Thư pháp nghệ thuật vật hoá, nhân hoá, huyền ảo hoá... dường như đã là thứ thành phẩm nghề riêng của loại hình văn chương viết cho trẻ thơ. Thế giới tâm hồn trẻ thơ còn mang nhiều tính cách thiên nhiên, tự nhiên. Khu vườn đời các em là khu vườn cổ tích, thần thoại. Trong khu vườn ấy, cõi phần sống ấy đức nguyên của nó vốn không có ránh giới phân cách nào, dù là sự phân cách ở thể vật chất hay tâm tính, linh hồn. Một cái chớp mắt cô Tấm từ quả thị bước ra, từ cái vươn vai chú bé làng Gióng lớn dậy thành dũng tướng, và ngay những đồ vật vốn vô tri như cái bút chì cũng có thể hoá thnàh chú lính chì dũng cảm, những con vật(kể cả ác thú như gấu, hổ...). Khi chúng sống bên cạnh các em, chúng cũng có thể thuần dưỡng hiền hoà được v.v... Vậy rõ ràng, sống trong một khu vườn đời như thế thì chỉ có khả năng liên tưởng Người, Vật, Cảnh trong sức đồng nhát hoá làm một, ta mới lắng, thấu, mới giao cảm tìm đến tiếng nói chung- Không giới tính của khu vườn được cấu thành 3 yếu tố Trẻ thơ+ Thiên nhiên + Tự nhiên = Vũ trụ.
Điều có tính cách người lớn đặt ra cho sáng tác nghệ thuật- đặc biệt sáng tavs cho trẻ thơ là: Giáo dục đạo đức công dân và nhận thức thẩm mỹ. Đặt ra cái giáo lý sáng tác này trước trẻ thơ- tính cách xã hội người lớn thường ngược lại- bị thế giới trẻ thơ + Thiên nhiên + Tự nhiên đồng hoá. Vì sao ? Phải vì, giáo lý đã gặp gốc nguyên lý.
Và bởi vậy có thể nói trở về với tuổi thơ là trở về với Gốc của con người. Với ý thức này, từ điểm quy chiếunày, người đọc nhận ra điểm mạnh cũng như điểm han chế ít nhiều còn vương sót trong tập thơ. Như, tình thơ(cảm xúc) có những chỗ chưa nhập cảm tới độ tuyệt vết, nên tính cách giáo lý lộ ra: Tứ thơ có bài chưa đạt sự kết cấu xuyên suốt khiến cho hình ảnh, ý tưởng của bài lộ ra sự sắp xếp, gượng ép. Và, tập thơ cũng còn thiếu bài thật hay – những câu thơ thật lay động lòng người.
Trước con đường hoàn nguyên – con đường tuổi thơ con người, với hành trình có chú Kỵ sỹ ngự a gỗ đồng hành, bạn đọc lớp tuổi thơ đã đón gặp Nguyễn Anh Nông – một nhà thơ mặc áo lính và các em chờ ở anh sức ươm gieo những mùa chữ mới cho khu vườn cổ tích.

Nhà văn Đỗ Trọng Khơi
(Hội Văn nghệ Thái Bình)


BÀI VIẾT 4:

VỀ VỚI TUỔI THƠ QUA
"KỴ SỸ NGỰA GỖ"- TẬP THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN ANH NÔNG

Trẻ em tiếp xúc với thế giới bên ngoài của sự sống bằng con mắt. Quan sát, phát hiện và nghiền ngẫm. Niềm thích thú, say sưa của các em khi bắt gặp một hình ảnh nào đó của cuộc sống sẽ tạo ra những suy nghĩ rất trẻ thơ. Nắm bắt được nét chính yếu trong tâm lý các em, Nguyễn Anh Nông đã viết "Kỵ sỹ ngựa gỗ".

Đọc cả tập thơ ta bắt gặp một tâm hồn trẻ thơ quan sát sự sống một cách tinh tế. Sự vật, việc diễn ra quanh các em rất quen thuộc. Từ vầng trăng mặt trời, cây bàng, mùa xuân, mưa chiều, cây lang tím, giàn mướp, cây xà cừ...cho đến những chú bò, chú ngỗng, mèo, hổ, ngựa gỗ, ếch con, gà trống, cào cào... và cuối cùng là nét chữ đầu tiên, "điều lãng quên"... Quen thuộc và thân thương, bởi tất cả rất sống động. Dường như trong thế giới người – vật, việc – sự việc ấy, Nguyễn Anh Nông chủ yếu miêu tả qua sự quan sát, miêu tả một cách tự nhiên. Sự việc nó diễn ra như thế nào thì ghi lại thế ấy. Đơn giản vậy thôi. Nhưng trong sự quan sát ấy, Nguyễn Anh Nông đã lựa chọn để từ miêu tả trở thành diễn tả. Mà diễn tả theo suy nghĩ của trẻ thơ. Hình ảnh mặt trời được ví như "chiếc mâm lửa" khổng lồ và vĩ đại có một cái gì đó siêu nhiên lắm, ghê gớm lắm, nhưng với trẻ thơ, các em ước một cách rất hồn nhiên "mặt trời là chiếc bánh ngọt" để các em bé chia nhau – (một khát vọng đẹp về hạnh phúc theo suy nghĩ của trẻ thơ).
"Giá mặt trời là chiếc bánh ngọt
Để bạn bè, khi đói, chia nhau"
(Mặt trời)
Nguyễn Anh Nông đã miêu tả cuộc sống với một sự dung dị để phát hiện, để diễn tả, chỉ ra chất thơ của cuộc sống từ những gì bé nhỏ, dễ bị chìm trong quên lãng. Trong thơ anh có tiếng "ậm pò" của chú bò tập hát, có tiếng khàn khàn của chú vịt con lạc mẹ, tiếng chú sáo mỏ vàng bần bật cất lên sau cơn mưa chiều, tiếng chú mèo con "meo meo"... Chuyện học hành là vấn đề quan trọng nhất của các em, Nguyễn Anh Nông đã khéo léo nhìn, cảm nhận và nhẹ nhàng nhắc nhở bằng hình ảnh chú Ngỗng lơ tơ mơ để quên bài học ở nhà, bằng chuyện cái tẩy:
"Đừng kiện tôi anh giấy
Tôi chẳng hề tôi chi
Mà đang giúp anh đấy
Kẻo anh mang tiếng hề"
(Tâm sự của cái tẩy)

Từ quan sát tới phát hiện, anh vẫn giữ nguyên cảm thức của trẻ thơ với núi bố, núi mẹ, núi con với lời dặn dò búp bê... Đúng là thế giới bên ngoài qua sự cảm nhận của trẻ thơ. Một thế giới sống động hồn nhiên...
"Chợt nhìn thấy con nghé
Cháu gọi "Ê- trâu con"
Nghé chạy nhảy lon ton
Cháu bảo: "Trâu nhảy xếch"
(Chuyện lạ quê nội)
Cả tập thơ có những câu rất hay:
"Ao sâu sung rụng bì bòm
Có anh bói cá lom rom cọc rào
Bè hoa nhấp nháy nghiêng chao
Như mưa đêm xuống, ngàn sao sáng ngời"
(Hoa bèo)

Hay:
"Cây lang tím không có chân đi
Sao biết bò từ thu sang đông
Từ xuân về hè?
Ai nhuộm lang tím thế
Hay vì tiếng ve?
Hay vì tiếng cuốc đêm hè ?
Hay vì tiếng gà cục tác ?
Hay vì sấm nở bờ tre?"
(Lang tím)
Phát hiện cây bàng cả mùa đông phờ phạc tới mùa xuân chồi non hé, lộc nhú đầu cành, với ngọn gió, tia nắng hồng tưởng như không có gì mới mẻ nhưng thực sự làm ta ấm lòng lại bởi một niềm tin yêu cuộc sống. Chuyện vầng trăng ngã xuống nước và chú ếch con ngây thơ thương trăng chết đuối cũng vậy. Nó giúp ta tìm lại những ngày xưa của chính mình.
Không thể khác, từ quan sát, phát hiện tới cái địa hạt cuối không chỉ là nụ cười, niềm vui mà còn là sự nghiền ngẫm.
Người lớn chúng ta nghiền ngẫm quá nhiều. Trẻ em nghiền ngẫm chỉ là bước khởi đầu sự nắm bắt cuộc sống, hiểu cuộc sống.
Phát hiện chiếc bóng của mình trên nền nhà lặng im là điều trước tiên em bé trong bài thơ suy nghĩ và nghiền ngẫm.
"Cái bóng đen đen ấy
Giống y như một ông người
Sao ông người không cười, không nói ?
Sao ông người không múa không hát ?
Sao ông người chẳng biết khóc nhè ?"
(Chiếc bóng)
Suy ngẫm đấy nhưng mà vẫn hồn nhiên. Hỏi các bóng đen trên tường cũng giống như một ông người đấy nhưng sao lại không biết khóc nhè. Hoá ra ông người này là trẻ con. Thú vị là ở chỗ ấy!
Cũng là sự nghiền ngẫm nhưng ở bài thơ "Lời cây xà cừ" lại là sự nghiền ngẫm của trẻ thơ đấy cũng là của tất cả mọi người không kể tuổi tác.
"Ơ hay, sách không là dây trói
Mà cột người ta đến thế a ?"
Câu thơ này gợi ta đến nét thơ Đường.
"Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân"
(Mưa không là khoá mà giam được chân khách
Sắc đẹp không có sóng mà dìm chết con người)

Từ một suy nghĩ nhỏ về sách mà ngẫm thấy cuộc đời rộng lớn và vĩ đại, thấy sách có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống.

Hai bào thơ sáng lấp lánh trong tập là" Vườn có" và "Tết". Bài "Vườn cò" gợi ra những suy nghĩ về thân phận con người được thể hiện rất tinh tế qua lời của bà với cháu.
Ngày thường bố về là tết. Như vậy là cái tết của niềm vui, không phải cái tết của cỗ bàn.

Cả tập thơ 32 bài đều có một nhịp điệu chung: dung dị, gần gũi, chủ yếu là chỉ ra sự vật để suy ngẫm, những phát hiện rất trẻ thơ. Hồn nhiên mà không kém phần tinh tế.

Phải yêu trẻ, hiểu trẻ em Nguyễn Anh Nông mới có được những bài thơ như thế. Hình dung sau những trang thơ ấy là nhà thơ với nụ cười ánh lên gần gũi và tin cậy./

Khánh Văn (giáo viên văn)

Trường PTTH Bắc Duyên Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Kỵ sỹ ngựa gỗ

Tác giả: Bích Thu


Dễ nhận thấy trong tập Kỵ sỹ ngựa gỗ, cuộc sống con người và thế giới thiên nhiên với những cỏ cây hoa lá, loài vật xen cài, hoà quện tạo nên một bức tranh xã hội- thiên nhiên sinh động và ấm áp. Ở đây chủ đề trữ tình không chỉ là thiên nhiên vạn vật:Hoa bèo, Mưa chiều, Lang tím, Nghiền ngẫm, Chuyện một đêm trăng,Vầng trăng với ếch con, Chuyện sáng nay,Cào cào,Chuyện lạ quê nội...
Nhân vật trữ tình trong những bài thơ nay không tồn tại một cách dị biệt, đơn lẻ và luôn luôn hiện hữu trong sự sum vầy, hoà hợp, gợi được sự giao hoà của trẻ thơ với cộng đồng, với cảnh sắc thiên nhiên. Bằng các góc độ khác nhau, tác giả tập thơ Kỵ sỹ ngựa gỗ tỏ ra khá nhậy cảm khi quan sát và cảm nhận vẻ đẹp tự nó của thiên nhiên nơi thôn dã với các loài vật dễ thương: Chú nghé con, chú ếch cốm, chú dế mèn, chó con, mèo con, với bóng cò nhấp nhoá,đàn chim gáy, lũ bướm vàng, chuồn chuồn, với cây lang tím, hoa bèo, với vầng trăng mặt trời. Tất cả cảnh vật ấy đã trở thành "giáo cụ trực quan", khảm vào tâm trí trẻ thơ những ấn tựơng ban đầu không thể quên trong cuộc đời này.
Gần đây thưa vắng các tập thơ viết về thiếu nhi.Tập thơ Kỵ sỹ ngựa gỗ của Nguyễn Anh Nông đã góp một tiếng nói trong sự im lặng ấy, có thể nói tập thơ đã đến được với thế giới trẻ thơ hồn nhiên, trong trẻo, làm thơ cho thiếu nhi, hướng về trẻ em, Nguyễn Anh Nông đã tránh được sự giả vờ ngây ngô, "ông cụ non"của một vài tác giả viết cho thiếu nhi trước đây. Nếu Nguyên Anh Nông tìm được một sư so sánh nhuần nhuyễn hơn (Mặt trời) giảm bớt sự đại ngôn (Điều lãng quên, con là...) tập thơ Kỵ sỹ ngựa gỗ sẽ tạo cảm giác đầy đặn hơn với người đọc.


Kỵ sĩ ngựa gỗ - tập thơ cho thiếu nhi của Nguyễn Anh Nông, xuất bản năm 1998
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Tiềm năng đồng nhất hoá trong thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn Anh Nông

Tác giả: Nguyễn Tấn Việt


Thi pháp thơ ca, chủ yếu và bao trùm là đồng nhất hoá, một thi pháp rộng hơn nhiều thủ pháp nhân hoá và vật hoá về định lượng, lại hiệu lực lớn hơn, cả hai thủ pháp ấy về định tính. Thú vị thay, trong thơ viết cho thiếu nhi, Nguyễn Anh Nông đã tỏ ra khá thành thạo trong sự chủ yếu và bao trùm ấy, dù vô thức hay ý thức, đồng nhất hoá là gạt đi những mâu thuẫn, xoá đi những dị biệt, thu hẹp những khoảng cách.
Điều trước tiên nhận ra phẩm chất cao quý của thơ- tác giả hai tập "Bàn tay lá cỏ này là sự đồng nhất hoá cảm thức tuổi thơ và cảm thức tuổi hoa niên. Anh đã dùng một lối thơ ngụ ngôn để một bài thơ có hai bài thơ, một ý hồn nhiên cho tuyến trẻ thơ và một nghĩa hàm súc cho tuyến người lớn. Một loạt bài thể hiện thao tác tư duy này như: Nghiền ngẫm, Chiếc bóng, Mèo và hổ, Điều lãng quên...
"Riêng hai em cáo, gấu
Thường có hành vi xấu
Hình như khi ở nhà
Không ai người dạy bảo"
(Điều lãng quên)
Nguyên lý của thơ là dù thơ viết cho riêng ai, viết cho lứa tuổi nào cũng phải hướng tới con người phổ biến, tất nhiên bằng ngôn ngữ khu biệt. Anh sẽ bất cập nếu anh không tạo ra được sự tương quan của hai cảm thức ấy, có thể nhắc đến "Thầy giáo gà trống" bởi sự buồn thương vợ chồng người lớn và bài "Điều lãng quên"bởi sự phơi lộ những giáo lý.
Bước sang thủ pháp thứ hai của đồng nhất hoá.Đó là hoà nhập con người và vạn vật, cái khả năng hoà đồng vào cuộc đời, hoà đồng vào thiên nhiên.Cái khả năng ấy tạo ra một ngôn ngữ chung cho con người và con vật.Anh nói người hay nói vật đây:
"Ngỡ như ai khóc
Hoá ra chú bò
Bữa nay tập hát"
(Chú bò tập hát)
Mà thân thiết với cuộc đời đến thế. Với thủ pháp này, anh nhìn vào vườn dạy thú con cũng như nhìn vào vườn trẻ. Chú ếch cốm khoác bộ áo xanh, cây lang tím cũng bỉết bò, con vịt cũng biết gọi mẹ, tất cả đều ngây thơ hồn nhiên. Anh đã làm cho câu thơ sinh động có hồn, có vía:
"Ao sâu sung rụng bì bòm
Có anh bói cá lom rom cọc rào"
(Hoa bèo)
Con vật cũng hoà đồng vào cuộc sống xã hội của con người, cũng như con người hoà đồng vào thiên nhiên. Con người là một phần của tạo hoá:
"Con là bông hoa
Của trời và đất
Con là gió mát
Của đêm oi nồng
Con là dòng sông
Của ngày nắng lửa.."
(Con là)
Anh tiến thêm bước nữa trong thi pháp của mình khi đặt ra bình diện "nghĩ" và bình diện "cảm". Để rồi hoà trộn hai yếu tố ấy:
"Hoa đào nghiền ngẫm mùa xuân
Cây sen mùa hạ tần ngần nở hoa
(Nghiền ngẫm)
Nở hoa là sự việc hồn nhiên của tạo hoá mà anh đưa vào trạng thái của tâm trạng "tần ngần", nghiền ngẫm, làm cho hồn thiên nhiên vương vấn hồn người, làm cho sự cảm, sự nghĩ là một, làm cho mọi tư duy đều nở hoa hồn nhiên. Mối quan hệ giữa "tức thời" và "vĩnh hằng" là mối quan hệ phức tạp- mối quan hệ của những phạm trù triết học mà anh làm thơ thật nồng nàn, chất phác, hồn nhiên và thi vị:
"Vĩnh viễn vầng trăng vẫn vầng trăng ấy
Gà mẹ mỗi ngày thêm một...vầng trăng
(Vầng trăng)
Anh cũng thể hiện được sự khát khao đối với con người, niềm vui được làm chính bản thân con người, không phải là cái bóng:
"Bóng đen
Lừng lững như đống rơm khô
Sao vắng bóng gà con và tiếng chim
lích chính"
(Chiếc bóng)
Cô quạnh thay chiếc bóng dù là bóng người nhưng không phải là người. Thi pháp của anh đã tới thời kỳ tinh tế và chín muồi.
Thi pháp nếu dùng vụng thô thì chỉ đơn giản là hình thức nhưng khi đã thành thạo khi nó thành nội dung. Điều ấy càng rõ ràng khi anh đồng nhất hoá yếu tố thi vị và yếu tố thường ngày nhờ sự phát hiện cao xa của thi pháp và anh tự lạc vào mê cung của sự thơ mộng của những sự việc tưởng như không thơ ấy.
Anh đã hoá thân thành ếch con mà sững sờ trước vầng trăng và giá như không có sự hoá thân ấy thì làm sao tìm được sự kỳ diệu này:
"Êchs giật mình kêu lên mấy tiếng:
- Ô, vầng trăng té xuống nước rồi
Thương cho vầng trăng quá đi thôi.
Êchs vội vã nhảy ùm xuống cứu.
(Vầng trăng với ếch con)
Anh lại hoà cùng vạn vật mà tìm ra:
"Trăng xanh như mắt mèo
...
Vỡ thành hai ngôi sao"
(Chuyện một đêm trăng)
Bằng thi pháp của mình, tác giả đã nghe được ngôn ngữ của vạn vật. Anh nghe được tiếng gọi mẹ của chú vịt con lạc đàn, lời của cây xà cừ, tiếng khúc khích của dãy núi trẻ. Cũng chính nhờ vậy, tác giả đã nhìn ra những điều mà mắt thường không nhìn thấy. Hoa bèo trong ao mà thành:
"Loay xoay trong cái gương trời"
(Hoa bèo)
Và con sáo mỏ vàng:
"Bần bật lưng trâu đen
Bần bật tiếng hót cất lên"
(Mưa chiều)
Điều đáng vui hơn, là nhờ thủ phấp anh đã cảm được cuộc đời bằng ngũ giác trẻ thơ.
Anh biến thành đứa trẻ thực sự khi trò chuyện với búp bê:
"Lúc nào em nhớ chị
Thì soi chiếc gương này
Chiếc gương kỳ diệu lắm
Mình, mỗi mình mà hai"
(Dặn dò búp bê)
Cái phép kỳ diệu này, chỉ có đứa trẻ con của Nguyễn Anh Nông mới tưởng tượng được.
Phép biện chứng tâm hồn ấy đưa tác giả những tâm trạng thật là trẻ con trong bài "Kỵ sỹ ngựa gỗ": Bé cưỡi ngựa gỗ, lại hăng lên phi nhanh quá, đã ngã định bụng không thèm nhè nhưng lại nhăn mặt và lau nhanh nước mắt. Có nước mắt mà lại lau nhanh thì đúng là kỵ sỹ ngựa gỗ rồi. Hoá thánh trẻ thơ, anh đã phát hiện ra bản chất của lễ hội, tết, rằm:
"Bữa nay bố về phép
Chỉ vào ngày dưng thôi
Âý mà vui phải biết
Tết- nhà ta đây rồi"
(Tết)
Đọc tập thơ" Kỵ sỹ ngựa gỗ" viết cho thiếu nhi này, ta được gặp một Nguyễn Anh Nông hồn nhiên, trong trẻo, giàu tưởng tượng, giàu sức khám phá. Thi pháp đồng nhất hoá do anh áp dụng có tính chất hệ thống, tạo cho thơ anh đã tiếp cận được thế giới tuổi thơ kỳ lạ và đầy bí ẩn với tất cả chúng ta.


Hoà Bình, ngày 9-2-1998
Nhà thơ Nguyễn Tấn Việt
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Chút cảm nghĩ trước một khu vườn cổ tích

Tác giả: Đỗ Trọng Khơi


Trước thế giới trẻ thơ- một thế giới mang cái phần người nguyên khôi nhất, cái phần mà bản thân đời sống của nó đã là một ánh thơ kỳ diệu tuyệt nhất. Vậy khi tác giả người lớn sáng tác thơ cho đối tượng bạn đọc tuổi thần tiên này cũng là đông nghĩa ca ngợi, chăm lo cõi phần thơ- cõi phần người nhất tâm hồn mình. Vì lẽ đó, khi tình chưa thật hoàn nguyên, chưa thật biết yêu thương trẻ nhỏ thì cầm bằng chưa có thực khả năng nhập cảm tuyệt đối vào thế giới tuổi của trẻ nhỏ mà cải lão cái tâm cái cốt, mà hoàn đồng con chữ - thì viết sao cho đạt?
Tôi đọc tập thơ kỵ sỹ ngựa gỗ với ý nghĩ như vậy. Thật vui mừng khi nhiều lần tôi gặp được sự chia sẻ của Nguyễn Anh Nông qua cảm xúc thơ anh.
...Vĩnh viễn vầng trăng vẫn vầng trăng ấy
Gà mẹ mỗi ngày thêm một... vầng trăng
Gà mẹ mỗi ngày đẻ một quả trứng, được miêu tả liên tưởng như "thêm một vầng trăng"
, chỉ hồn trẻ thơ mới có cách nghĩ, cách liên tưởng vật hoá, sinh thể hoá hình ảnh vầng trăng xa vời một cách cụ thể gần gũi như vậy.
Sự cảm nhận về mối quan hệ tương tác, song ứng giữa con người và vật, cùng môi cảnh thiên nhiên xung quanh là sợi dẫn tiếp cận trong cảm thức thơ Nguyễn Anh Nông. Ơ những bài như "Núi trẻ, dặn dò búp bê, giàn và mướp, chú bò tập hát..." bằng thủ pháp vật hoá, nhân hoá được sử dụng thành công với cấp độ sự "hoá" ấy đồng nhất lại với nhau là một – xoá nhoà các ranh giới. Ơ bài "thầy giáo gà trống" với giọng thơ theo kiểu ngụ ngôn, anh viết: "...Chị mái đêm qua cáo bắt
Để lại đàn con măng tơ
Anh trống buồn đau xé rột
Lộc ngộc vụng về con thơ..."
Rồi dẫn đến hoàn cảnh, tâm lý:
"Anh trống xem chừng tất bật
Cái dáng cao gầy lắc lư...
Chân đá vào chân mắc tóc
Lòng dạ anh như tơ vò
...Dạy trò học thầy quên hết
Nhớ mỗi vần ò ó o..."
Ơ bài này, xuất hiện của những cặp liên động từ, lộc ngộc, tất bật, lắc lư, chân mắc tóc, dạ tơ vò... thể và vía của thơ đã hoạ lên sinh động hợp đúng hình ảnh, trạng thái tâm lý của loài gà trống. Đến bài "Núi trẻ" cách nhân hoá vật- vật thành như nhân cũng đạt tới sự nhuần nhuyễn, bất ngờ:
"Xôn xao bầy lít nhít
Gió thầm thì: núi non
Trời lắng nghe khúc khíc
Toàn tiếng cười trẻ con..."
Nguyễn Anh Nông đã tạo được một lối cấu trúc từ rất trẻ thơ, giàu tính liên tưởng biểu đạt.
Thư pháp nghệ thuật vật hoá, nhân hoá, huyền ảo hoá... dường như đã là thứ thành phẩm nghề riêng của loại hình văn chương viết cho trẻ thơ. Thế giới tâm hồn trẻ thơ còn mang nhiều tính cách thiên nhiên, tự nhiên. Khu vườn đời các em là khu vườn cổ tích, thần thoại. Trong khu vườn ấy, cõi phần sống ấy đức nguyên của nó vốn không có ránh giới phân cách nào, dù là sự phân cách ở thể vật chất hay tâm tính, linh hồn. Một cái chớp mắt cô Tấm từ quả thị bước ra, từ cái vươn vai chú bé làng Gióng lớn dậy thành dũng tướng, và ngay những đồ vật vốn vô tri như cái bút chì cũng có thể hoá thnàh chú lính chì dũng cảm, những con vật(kể cả ác thú như gấu, hổ...). Khi chúng sống bên cạnh các em, chúng cũng có thể thuần dưỡng hiền hoà được v.v... Vậy rõ ràng, sống trong một khu vườn đời như thế thì chỉ có khả năng liên tưởng Người, Vật, Cảnh trong sức đồng nhát hoá làm một, ta mới lắng, thấu, mới giao cảm tìm đến tiếng nói chung- Không giới tính của khu vườn được cấu thành 3 yếu tố Trẻ thơ+ Thiên nhiên + Tự nhiên = Vũ trụ.
Điều có tính cách người lớn đặt ra cho sáng tác nghệ thuật- đặc biệt sáng tavs cho trẻ thơ là: Giáo dục đạo đức công dân và nhận thức thẩm mỹ. Đặt ra cái giáo lý sáng tác này trước trẻ thơ- tính cách xã hội người lớn thường ngược lại- bị thế giới trẻ thơ + Thiên nhiên + Tự nhiên đồng hoá. Vì sao ? Phải vì, giáo lý đã gặp gốc nguyên lý.
Và bởi vậy có thể nói trở về với tuổi thơ là trở về với Gốc của con người. Với ý thức này, từ điểm quy chiếunày, người đọc nhận ra điểm mạnh cũng như điểm han chế ít nhiều còn vương sót trong tập thơ. Như, tình thơ(cảm xúc) có những chỗ chưa nhập cảm tới độ tuyệt vết, nên tính cách giáo lý lộ ra: Tứ thơ có bài chưa đạt sự kết cấu xuyên suốt khiến cho hình ảnh, ý tưởng của bài lộ ra sự sắp xếp, gượng ép. Và, tập thơ cũng còn thiếu bài thật hay – những câu thơ thật lay động lòng người.
Trước con đường hoàn nguyên – con đường tuổi thơ con người, với hành trình có chú Kỵ sỹ ngự a gỗ đồng hành, bạn đọc lớp tuổi thơ đã đón gặp Nguyễn Anh Nông – một nhà thơ mặc áo lính và các em chờ ở anh sức ươm gieo những mùa chữ mới cho khu vườn cổ tích.


Nhà văn Đỗ Trọng Khơi
(Hội Văn nghệ Thái Bình)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Về với tuổi thơ qua tập thơ "Kỵ sĩ ngựa gỗ" của Nguyễn Anh Nông

Tác giả: Khánh Văn


Trẻ em tiếp xúc với thế giới bên ngoài của sự sống bằng con mắt. Quan sát, phát hiện và nghiền ngẫm. Niềm thích thú, say sưa của các em khi bắt gặp một hình ảnh nào đó của cuộc sống sẽ tạo ra những suy nghĩ rất trẻ thơ. Nắm bắt được nét chính yếu trong tâm lý các em, Nguyễn Anh Nông đã viết "Kỵ sỹ ngựa gỗ".

Đọc cả tập thơ ta bắt gặp một tâm hồn trẻ thơ quan sát sự sống một cách tinh tế. Sự vật, việc diễn ra quanh các em rất quen thuộc. Từ vầng trăng mặt trời, cây bàng, mùa xuân, mưa chiều, cây lang tím, giàn mướp, cây xà cừ...cho đến những chú bò, chú ngỗng, mèo, hổ, ngựa gỗ, ếch con, gà trống, cào cào... và cuối cùng là nét chữ đầu tiên, "điều lãng quên"... Quen thuộc và thân thương, bởi tất cả rất sống động. Dường như trong thế giới người – vật, việc – sự việc ấy, Nguyễn Anh Nông chủ yếu miêu tả qua sự quan sát, miêu tả một cách tự nhiên. Sự việc nó diễn ra như thế nào thì ghi lại thế ấy. Đơn giản vậy thôi. Nhưng trong sự quan sát ấy, Nguyễn Anh Nông đã lựa chọn để từ miêu tả trở thành diễn tả. Mà diễn tả theo suy nghĩ của trẻ thơ. Hình ảnh mặt trời được ví như "chiếc mâm lửa" khổng lồ và vĩ đại có một cái gì đó siêu nhiên lắm, ghê gớm lắm, nhưng với trẻ thơ, các em ước một cách rất hồn nhiên "mặt trời là chiếc bánh ngọt" để các em bé chia nhau – (một khát vọng đẹp về hạnh phúc theo suy nghĩ của trẻ thơ).
"Giá mặt trời là chiếc bánh ngọt
Để bạn bè, khi đói, chia nhau"
(Mặt trời)
Nguyễn Anh Nông đã miêu tả cuộc sống với một sự dung dị để phát hiện, để diễn tả, chỉ ra chất thơ của cuộc sống từ những gì bé nhỏ, dễ bị chìm trong quên lãng. Trong thơ anh có tiếng "ậm pò" của chú bò tập hát, có tiếng khàn khàn của chú vịt con lạc mẹ, tiếng chú sáo mỏ vàng bần bật cất lên sau cơn mưa chiều, tiếng chú mèo con "meo meo"... Chuyện học hành là vấn đề quan trọng nhất của các em, Nguyễn Anh Nông đã khéo léo nhìn, cảm nhận và nhẹ nhàng nhắc nhở bằng hình ảnh chú Ngỗng lơ tơ mơ để quên bài học ở nhà, bằng chuyện cái tẩy:
"Đừng kiện tôi anh giấy
Tôi chẳng hề tôi chi
Mà đang giúp anh đấy
Kẻo anh mang tiếng hề"
(Tâm sự của cái tẩy)

Từ quan sát tới phát hiện, anh vẫn giữ nguyên cảm thức của trẻ thơ với núi bố, núi mẹ, núi con với lời dặn dò búp bê... Đúng là thế giới bên ngoài qua sự cảm nhận của trẻ thơ. Một thế giới sống động hồn nhiên...
"Chợt nhìn thấy con nghé
Cháu gọi "Ê- trâu con"
Nghé chạy nhảy lon ton
Cháu bảo: "Trâu nhảy xếch"
(Chuyện lạ quê nội)
Cả tập thơ có những câu rất hay:
"Ao sâu sung rụng bì bòm
Có anh bói cá lom rom cọc rào
Bè hoa nhấp nháy nghiêng chao
Như mưa đêm xuống, ngàn sao sáng ngời"
(Hoa bèo)

Hay:
"Cây lang tím không có chân đi
Sao biết bò từ thu sang đông
Từ xuân về hè?
Ai nhuộm lang tím thế
Hay vì tiếng ve?
Hay vì tiếng cuốc đêm hè ?
Hay vì tiếng gà cục tác ?
Hay vì sấm nở bờ tre?"
(Lang tím)
Phát hiện cây bàng cả mùa đông phờ phạc tới mùa xuân chồi non hé, lộc nhú đầu cành, với ngọn gió, tia nắng hồng tưởng như không có gì mới mẻ nhưng thực sự làm ta ấm lòng lại bởi một niềm tin yêu cuộc sống. Chuyện vầng trăng ngã xuống nước và chú ếch con ngây thơ thương trăng chết đuối cũng vậy. Nó giúp ta tìm lại những ngày xưa của chính mình.
Không thể khác, từ quan sát, phát hiện tới cái địa hạt cuối không chỉ là nụ cười, niềm vui mà còn là sự nghiền ngẫm.
Người lớn chúng ta nghiền ngẫm quá nhiều. Trẻ em nghiền ngẫm chỉ là bước khởi đầu sự nắm bắt cuộc sống, hiểu cuộc sống.
Phát hiện chiếc bóng của mình trên nền nhà lặng im là điều trước tiên em bé trong bài thơ suy nghĩ và nghiền ngẫm.
"Cái bóng đen đen ấy
Giống y như một ông người
Sao ông người không cười, không nói ?
Sao ông người không múa không hát ?
Sao ông người chẳng biết khóc nhè ?"
(Chiếc bóng)
Suy ngẫm đấy nhưng mà vẫn hồn nhiên. Hỏi các bóng đen trên tường cũng giống như một ông người đấy nhưng sao lại không biết khóc nhè. Hoá ra ông người này là trẻ con. Thú vị là ở chỗ ấy!
Cũng là sự nghiền ngẫm nhưng ở bài thơ "Lời cây xà cừ" lại là sự nghiền ngẫm của trẻ thơ đấy cũng là của tất cả mọi người không kể tuổi tác.
"Ơ hay, sách không là dây trói
Mà cột người ta đến thế a ?"
Câu thơ này gợi ta đến nét thơ Đường.
"Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân"
(Mưa không là khoá mà giam được chân khách
Sắc đẹp không có sóng mà dìm chết con người)

Từ một suy nghĩ nhỏ về sách mà ngẫm thấy cuộc đời rộng lớn và vĩ đại, thấy sách có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống.

Hai bào thơ sáng lấp lánh trong tập là" Vườn có" và "Tết". Bài "Vườn cò" gợi ra những suy nghĩ về thân phận con người được thể hiện rất tinh tế qua lời của bà với cháu.
Ngày thường bố về là tết. Như vậy là cái tết của niềm vui, không phải cái tết của cỗ bàn.

Cả tập thơ 32 bài đều có một nhịp điệu chung: dung dị, gần gũi, chủ yếu là chỉ ra sự vật để suy ngẫm, những phát hiện rất trẻ thơ. Hồn nhiên mà không kém phần tinh tế.

Phải yêu trẻ, hiểu trẻ em Nguyễn Anh Nông mới có được những bài thơ như thế. Hình dung sau những trang thơ ấy là nhà thơ với nụ cười ánh lên gần gũi và tin cậy./


Khánh Văn (giáo viên văn)

Trường PTTH Bắc Duyên Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào