Thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc ta, dễ làm khó hay, điều này đã nhiều người nói, nhiều người có chung nhân xét đó.Nguyễn Thanh Mừng đã liều lĩnh, tự tin để đi theo lối thơ truyền thống này và anh trong số ít người đã thành công, dẫu còn kiêm tốn. Mượn hình thức thơ lục bát để nói về tình yêu, Nguyễn Thanh Mừng đã rất làm chủ những con chữ, biến nó từ ngôn ngữ, hình tượng cũ kỹ, rời rạc thành những con chữ có ma lực- kết dính chúng thành lời có cánh của tình yêu .
Tôi yêu những câu thơ phức hợp mà Nguyễn Thanh Mừng cố công chau chuốt: “Cung thành xe ngựa dặm đàng dư ba”
Hay những câu thơ mang tính ước lệ, mà đọc lên cớ xao xuyến, rưng rưng:”dòng thơ nép bóng trăng gầy- dành cho tôi cả những ngày không tôi- từ khi người chửa gặp người- đã ghi lên tận mây trời tên nhau”. Cái mà cổ nhân đã gọi là duyên phận, duyên kiếp - tình duyên một khái niệm rất mù mờ đã được nhà thơ lý dải rất hình tượng, có sức thuyết phục.
Nhữnh ngôn ngữ cũ càng như trái đất: bể dâu, cốc trăm năm, rượu thời gian, câu vĩnh hằng, cung thành, dặm dàng, bóng trăng gầy...với “Phép thuật” của Nguyễn Thanh Mừng, anh đã phà vào mớ ngôn ngữ đó một hơi thở nồng nàn của con tim, khát vọng của người đang yêu, biến thành có hồn vía, mê hoặc, đắm say.
Một trái tim nhân hậu. Một gã đóng gạch kiêm phép thuật gia. Một gã cách tân kiêm nhà sư tầm đồ cổ. Một bình cũ , rượu mới. Một ông già và một đứa trẻ thơ. Một lão nông tri điền và một nhà hiền triết thông thái- tất cả trộn lẫn để hình dung ra một nhà thơ của xứ Bình Định – Nguyễn Thanh Mừng mà Phố cũ hoa vàng là một ví dụ nhỏ./.


Hà Nội, 7/12/2004

(do Kim Diệu Hương gửi)
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.