Tạo ngày 02/11/2018 16:03 bởi
Admin Nguyễn Khoa Đăng sinh năm 1941, tên thật là Nguyễn Đăng Khoa, là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, dân gốc Hoà Bình, Vũ Thư, Thái Bình. Bấy giờ nhà thơ Trần Đăng Khoa ở Hải Dương đang nổi tiếng như một hiện tượng, nhiều người thời đó đã lầm lẫn giữa ông và nhà thơ Trần Đăng Khoa nên ông quyết định đổi tên.
Ông là một trong những nhà văn tham gia đầu tiên khi Hội Văn nghệ Thái Bình được thành lập. Ngày nhỏ, yêu văn và giỏi văn nhưng sau này Nguyễn Khoa Đăng ngày đi dạy học tại Quỳnh Phụ lại không dạy văn mà xin chuyển sang dạy toán và sinh vật bởi ông rất sùng bái văn học nên sợ bản thân không truyền đạt được hết được vẻ đẹp của môn văn nên mới xin chuyển môn dạy. Nhưng ông là một thầy giáo sinh vật không giống ai bởi khi lên lớp thường chuyển đổi nội dung bài giảng sang văn vần để nói về môn sinh vật, giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc.
Nguyễn Khoa Đăng trước khi vào Kiên Giang lập nghiệp ngày còn ở quê nhà trong lĩnh vực văn chương đã viết nhiều thể loại, gồm tản văn, tạp bút, truyện ngắn, truyện vừa và làm thơ. Năm 1966, ông nổi tiếng vì có bài thơ viết cho thiếu nhi Em đi giữa biển vàng in trên báo Thiếu niên Tiền phong và năm 1970 nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc, được thiếu nhi cả nước hát. Bài hát có sức sống xuyên thế kỷ và năm 2000 được thiếu nhi cả nước bình chọn là một trong 50 bài hát hay nhất viết cho thiếu nhi thế kỷ XX.
Trong lĩnh vực điện ảnh, nhà văn Nguyễn Khoa Đăng còn nổi tiếng vì ông là tác giả của 2 kịch bản phim nhựa là Giai điệu xanh năm 1987 và Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc năm 1986, những bộ phim có tiếng vang, thu hút nhiều khán giả thời ấy. Năm 1981, Nguyễn Khoa Đăng mới xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên Khói đốt đồng tại Kiên Giang nhưng chỉ trong khoảng 15 năm sau ông đã liên tục cho xuất bản tới gần 20 đầu sách, cả truyện ngắn, truyện vừa, truyện cho thiếu nhi, thơ và truyện danh nhân, truyện vui...
Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1985. Khi nghỉ hưu, thay vì trở về quê hương Thái Bình, ông cùng gia đình chuyển về TP. Hồ Chí Minh. Ông vẫn tiếp tục viết văn và được mời giữ lâu dài cho chuyên mục “Gỡ rối tơ lòng” của một tạp chí chuyên về gia đình. Gần đây ông chuyển sang viết tiểu thuyết, từ năm 2009 đến năm 2016 ông viết và xuất bản được tới 5 cuốn tiểu thuyết: Nước mắt một thời, Hoàng hôn lạnh, Chim mặt người, Mây chiều bảng lảng, Hành trình tìm xác con chim cuốc.
Tác phẩm:
- Khói đốt đồng (1981)
- Chuyện riêng Cẩm Linh (1987)
- Nước xanh biêng biếc (1986)
- Trò hề (1990)
- Tình yêu một thuở (1990)
- Ngõ tre rì rào (1991)
- Cuộc tình nghiệt ngã (1991)
- Người bị cáo Hồ Uyên Ương (1992, 1995)
- 81 câu chuyện sư phạm (1996)
- Đội nón cho cây (1985)
- Sự tích Hòn Rùa (1984)
- Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc (1986)
- Giai điệu xanh (1987)
Nguyễn Khoa Đăng sinh năm 1941, tên thật là Nguyễn Đăng Khoa, là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, dân gốc Hoà Bình, Vũ Thư, Thái Bình. Bấy giờ nhà thơ Trần Đăng Khoa ở Hải Dương đang nổi tiếng như một hiện tượng, nhiều người thời đó đã lầm lẫn giữa ông và nhà thơ Trần Đăng Khoa nên ông quyết định đổi tên.
Ông là một trong những nhà văn tham gia đầu tiên khi Hội Văn nghệ Thái Bình được thành lập. Ngày nhỏ, yêu văn và giỏi văn nhưng sau này Nguyễn Khoa Đăng ngày đi dạy học tại Quỳnh Phụ lại không dạy văn mà xin chuyển sang dạy toán và sinh vật bởi ông rất sùng bái văn học nên sợ bản thân không truyền đạt được hết được vẻ đẹp của môn văn nên mới xin chuyển môn dạy. Nhưng ông là một thầy giáo sinh vật không giống ai bởi khi lên lớp thường chuyển đổi nội dung bài giảng sang văn vần để nói về môn sinh…