Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Nguyễn Bính » Mây tần (1942)
Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Nguyễn Bính » Nước giếng thơi (1957)
Đăng bởi Vanachi vào 24/06/2005 18:55
Xanh cây, xanh cỏ, xanh đồi
Xanh rừng, xanh núi, da trời cũng xanh.
Áo chàm cô Mán thanh thanh
Mắt xanh biêng biếc một mình tương tư.
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Tuan Quynh ngày 16/11/2008 05:01
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tuan Quynh ngày 16/11/2008 05:02
Anh về,
Tới nhà em,
vườn nhà cây cao, rộng,
Sân nhà ướt nước,
Cơn mưa buổi sáng, vội đến như nước mắt em thơ,
Tiếng ve râm ran giục giã vào hè,
Giục giã anh đường lên sơn cước,
Mau về,
Mau về,
Mau về... miền thương nhớ,
Tiếng hốt hoảng em gọi:
Anh!... Anh!...
Tiếng Lòng anh:
Em!...
Bao năm rồi, còn lại thấy nhau...
Bao năm rồi, nay được siết tay nhau...
Sợ... như bao lần...
Vuột mất đôi bàn tay,
Nghẹn ngào trào lên khoé mắt,
Giọt châu nồng...
Chờ đợi đã bao năm.
Tháng với ngày như cơn mưa buổi sáng,
Giữa núi rừng trút qua mau,
Em với anh nói với nhau,
...Nhiều hơn bằng đôi mắt...
Lời lẽ nào bù được thời gian ?
Và hôm nay cơn mưa buổi sáng,
Đưa anh về giữa chốn đồi cao,
Như tiếng chớp: giật xoè...
Nụ tình hồng rơi trên mái tóc,
Đúng! nụ... nụ hôn nồng!!!
Cũng chờ đợi...
Bấy nhiêu năm...
Muộn màng,
Muộn màng lắm,
Ngưư..ờ.ời.....Ơơ.ii....
Tuấn Quỳnh 2008
Gửi bởi Vanachi ngày 15/11/2020 10:50
Xa cáchCái hơn người ở Nguyễn Bính là hồn quê. Điều này từ lâu đã trở thành hiển nhiên. Nhưng cứ giả định: chỉ viết riêng bằng hồn quê đó thôi, liệu Nguyễn Bính có như là Nguyễn Bính mà ta vẫn thấy nữa không? có khác một nhà ca dao không? Nguyễn Bính trước hết vẫn là một nhà Thơ mới. Tôi cho rằng: chính một sự hoà hợp nào đó giữa hồn Thơ mới và hồn quê mới làm nên tác giả Lỡ bước sang ngang (1940), Tâm hồn tôi (1940), Hương cố nhân (1941), Mây Tần (1942), Mười hai bến nước (1942), v.v... Cố nhiên, nói hoà hợp là đối với cả một hồn thơ, là thuộc cấu trúc bề sâu của một điệu tâm hồn. Còn ở từng bài, có thể bài này phong vị ca dao trội hơn, bài kia chất Thơ Mới lại đậm hơn là hoàn toàn thông thường. Trách Nguyễn Bính không “quê mùa hẳn”, cũng như coi yếu tố Thơ Mới chen vào làm mất tính cách thuần khiết ca dao là chỗ hỏng, chỗ đáng chê của Nguyễn Bính, e rằng oan cho cái tạng thơ ấy.
Nhà em cách bốn quả đồi
Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng
Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy, anh đừng thương em.
Nhà em cách bốn quả đồiTự dưng, bài thơ xui người đọc liên tưởng đến một bài ca dao quen thuộc:
Cách ba ngọn suối cách đôi cánh rừng
Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy, anh đừng yêu em.
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèovà một dị bản của nó:
Thất bát sông cũng lội
Tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua
Yêu nhau mấy núi cũng trèoNói riêng về những bài này, người ta có thể tán rằng: việc lặp lại ba lần từ “mấy” đã tỏ rõ quyết tâm vượt qua mọi cách ngăn, ngáng trở. Nhưng phần riêng, tôi thấy, việc thu vén các số từ xác định mang mầu sắc kể lể (tam, tứ, thất, bát, tứ cửu, tam thập lục...) vào trong một số từ không xác định là “mấy” (bao nhiêu) đã làm giảm lòng yêu của tôi đối với bài ca dao thứ hai đi nhiều lắm. Bởi cái mãnh liệt bồng bột mà mộc mạc đã theo lối thu vén kia mà “xuống cấp” rồi. Nếu nằm yên định ở câu ca dao sau là một cái tâm “đạm” (ít ra cũng bằng lòng với khuôn khổ 6-8 thông thường của câu lục bát), thì ở bài trước lại là một cái tâm bội phần “nồng” hơn. Vẻ xốc nổi, bất chấp mọi ngáng trở, đầy thanh niên tính của nó cứ bốc dần lên theo “cấp số nhân” của những số từ đã hết sức xác định lại còn pha lối Hán Việt, đến nỗi đã phá vỡ luôn cả cái khuôn khổ mực thước của đôi câu lục bát... Đấy hẳn phải là chàng trai đặc sệt ca dao! Và Nguyễn Bính cũng đã từng đặc sệt ca dao khi viết: “Cách mấy mươi con sông sâu / Và trăm ngàn vạn nhịp cầu chênh vênh” - một kiểu dùng số từ theo lề lối quê, bằng những lời quê.
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
Nhà em có bụi mía mưngHoá ra là một cách giả đò - nét tâm lí dường như đã thuộc hẳn về thiên tính nữ. Ca dao Nam Bộ cũng đã rất tinh trước kiểu “giả đò” đó:
Có con chó dữ, anh đừng lại qua.
Thò tay mà bứt ngọn ngò [1]Vẻ “thật như đếm” của chàng trai phăng phăng lặn lội kia, cũng như điệu bộ giả đò của hai cô gái này, đằng thì nói thuận đằng thì nói nghịch, cả hai đều hoàn toàn chân quê, nghĩa là vẫn mộc mạc giản đơn.
Thương anh đứt ruột giả đò ngó ngơ