184.28
Thể thơ: Thơ mới bảy chữ
Thời kỳ: Hiện đại
3 bài trả lời: 3 thảo luận
4 người thích

Đăng bởi cuongtaxi vào 20/04/2010 00:38, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 19/03/2013 11:21

Có 1 bài khác cùng tên trong cùng mục tác giả:

Chiều ấm mùi hương thoảng gió đưa
Tà tà mưa bụi rắc thưa thưa
Cây cam cây quít cành giao nối
Lá ngửa lòng tay hoa đón mưa.

Nào ai nhìn thấy rõ mưa xuân
Tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần
Bươm bướm cứ bay không ướt cánh
Người đi trẩy hội tóc phơi trần.

Đường mát da chân lúa mát mình
Đôi bờ cỏ dại nở hoa xanh
Gò cao đứng sững trâu kềnh bụng
Nghếch mõm nghe vang trống hội đình.

Núi lên gọn nét đá tươi màu
Xe lửa về Nam chạy chạy mau
Một toán cò bay là mặt ruộng
Thành hàng chữ nhất trắng phau phau.

Bãi lạch bờ dâu sẫm lá tơ
Làng bên ẩm ướt giọng chuông mờ
Chiều xuân lưu luyến không đành hết
Lơ lửng mù sương phảng phất mưa.


1958

[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bút tích Nguyễn Bính

Chiều ấm mùi hương thoảng gió đưa
Tà tà mưa bụi rắc thưa thưa
Cây cam cây quít cành giao nối
Lá ngửa lòng tay hoa đón mưa.

Nào ai nhìn thấy rõ mưa xuân ?
Tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần
Bươm bướm cứ bay không ướt cánh
Người đi trẩy hội tóc phơi trần.

Đường mát da chân lúa mát mình
Đôi bờ cỏ dại nở hoa xanh
Gò cao đứng sững trâu bềnh bụng
Nghếch mõm nghe vang trống hội đình.

Núi lên gọn nét đá tươi màu
Xe lửa về Nam chạy chạy mau
Một toán cò bay là mặt ruộng
Thành hàng chữ nhất trắng phau phau.

Bãi lạnh bờ dâu sẫm lá tơ
Làng bên ẩm ướt giọng chuông mờ
Chiều xuân lưu luyến không đành hết
Lơ lững mù sương phảng phất mưa.

1958

Nguồn: Quang Huy, Tuyển tập thơ chọn lọc - Thơ Nguyễn Bính, NXB Văn hoá Thông tin, 1996

Tôi không có Tuyển tập thơ chọn lọc của NB (1996). Nhưng tôi có TTNB(1986) có ảnh chụp bút tích NB viết bài thơ này. Tôi thấy bài này có mấy cái sai sau:
1- "Nào ai nhìn thấy rõ mưa xuân ?" Câu này không thể có giấu hỏi vì đây không phải là một câu hỏi và trong bản gốc (bút tích) cũng không có giấu hỏi.
2- "Gò cao đứng sững trâu bềnh bụng". Trâu bềnh bụng là sai vì chỉ nên dùng từ bềnh khi con trâu này chết chương bềnh lên, còn trâu ăn no thì người ta nói là no kềnh no càng. Vậy ở đây câu thơ phải là: (Gò cao đứng sững trâu kềnh bụng)
3- "Bãi lạnh bờ dâu sẫm lá tơ" Cả bài thơ tác giả cho chúng ta thấy không khí thời tiết thật sảng khoái dễ chịu (ấm) (mát) nếu dùng từ lạnh ở câu này thì thật vô duyên vì nó mâu thuẫn với nội dung bài thơ. Đây phải là từ lạch. Vì ở đây tác giả muốn nói đến bãi lạch bờ dâu nó cùng họ với những con mương, con rạch, con kênh... con lạch.
4- "Lơ lững mù sương phảng phất mưa." phải là LƠ LỬNG MÙI sương phảng phất mưa. Nếu dùng từ Lơ lững mù sương thì cũng lại rất vô duyên! Vì những câu thơ trên NB viết "Núi lên gọn nét đá tươi màu". Ông muốn chỉ ra rằng trời mưa nhưng vẫn không bị mù như sương (vẫn có thể nhìn thấy màu của đá trên núi). Người ta chỉ ngửi thấy mùi sương lơ lửng chứ không thể nhìn thấy sương mù. Có lẽ chữ mùi và chữ mù trong bút tích của NB khó phân biệt và độ thẩm thơ của người viết lại chưa cao nên đã có những sự nhầm lẫn này.
Mời mọi người đọc bài của tôi đã đăng trên báo ANBG ở đây:
http://phuongcacanh.blogt..._tasch_carsa_nguyar_n_bas

53.60
Trả lời
Ảnh đại diện

Lơ lửng MÙI sương phảng phất mưa

Còn từ Mùi nữa (trong câu cuối) đề nghị sửa nốt. Xin cảm ơn!


chưa sửa hết
53.60
Trả lời
Ảnh đại diện

Xin lỗi bạn, nhưng mình nhìn trong bản chụp thấy đó là chữ "mù" thì đúng hơn.

Trân trọng

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
43.75
Trả lời