Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Nguyễn Đình Chiểu » Ngư Tiều y thuật vấn đáp
Đăng bởi Vanachi vào 12/11/2005 17:53
Ngư rằng: Hà chỉn sáu hơi,
1700. Nghe nhiều chứng bệnh dưới trời khác nhau,
Sư huynh vào cửa đạo lâu,
Mấy tầng nhà kín, buồng sâu thấy nhằm.
Chứng chi thầy thuốc nhiều lầm,
Có lời ca quyết xin ngâm truyền lòng?
Môn rằng: Ta rất dày công,
Hôm mai lòn lõi theo ông Đan Kỳ.
Tôn sư vốn bậc nho y,
Lòng cưu kinh tế, thiếu gì chước hay.
Thường rằng: Sáu khí ấy xây,
1710. Biến ra muôn bệnh, làm thầy phải lo.
Ra nghề cặn kẽ dạy cho,
Tây cơ ứng biến, tột mò gốc đau.
Mấy lời ca quyết truyền nhau,
Đều thầy ta đặt, trước sau cứu người.
1715. Chứng nào khúc mắc lầm người,
Nay ta tóm kể cho ngươi ghi lòng:
Thương hàn kiến phong bệnh chứng ca
(Bài ca về bệnh thương hàn mà có triệu chứng bệnh thương phong)
Dịch nghĩa:
Chứng này lạnh nhiều mà nóng ít,
Không bực bội trong mình, mà tay chân hơi lạnh,
Đó chính là bệnh thương hàn mà có triệuchứng bệnh thương phong.
Mạch thì Hoãn mà Phù, không thể nói khác được.
Thương phong kiến hàn bệnh chứng ca
(Bài ca về bệnh thương phong mà có triệu chứng bệnh thương hàn)
Dịch nghĩa:
Chứng này chân tay hơi ấm chớ coi lầm,
Phát nóng, sợ gió, lại thêm trong người bực bội.
Nếu lại thấy mạch đi Phù mà Khẩn,
Đó chính là bệnh thương phong mà có triệu chứng bệnh thương hàn.
Biểu nhiệt lý hàn bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng bệnh ngoài nóng trong lạnh)
Dịch nghĩa:
Người bệnh ngoài nóng nhưng lại thích mặc áo,
Lạnh ở trong xương, nóng chỉ ngoài da.
Trong lạnh ngoài nóng, mạch đi Trầm, Hoãn,
Tay chân hơi giá, đại tiện lỏng.
(Những chứng âm (lạnh) mà lại phát nóng, Thì thang Tứ nghịch thật đúng là thuốc chữa).
Biểu hàn lý nhiệt bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng của bệnh ngoài lạnh trong nóng)
Dịch nghĩa:
Mình lạnh lại không muốn mặc áo,
Lạnh ở ngoài da, nóng trong xương tuỷ.
Ngoài lạnh, trong nóng, mạch đi Trầm, Sác,
Miệng ráo, lưỡi khô, nên rõ như vậy.
(Cho nên lúc gặp chứng về Thiếu âm sợ lạnh, Trong người bứt rứt, không muốn mặc áo, nên dùng thuốc công).
Âm chứng tự dương bệnh ca
(Bài ca về bệnh âm chứng tự dương)
Dịch nghĩa:
Âm chứng tựa dương nên nhận rõ,
Buồn bực, bứt rứt, mặt đỏ, mình hơi nóng. Đó là âm lạnh phát buồn bực, nên dùng thuốc ôn (ấm).
Bệnh ấy bộ Xích và Thốn mạch đi Vi và Trầm, nói cho anh biết.
Dương chứng tự âm bệnh ca
(Bài ca về bệnh dương chứng tựa âm)
Dịch nghĩa:
Dương chứng tựa âm, lấy gì mà lường biết,
Chân tay lạnh giá, tiểu tiện đỏ,
Đại tiện thì hoạc bón, hoặc đen,
Bệnh ấy mạch đi Trầm, Hoạt, anh nên rõ.
Vưu quyết chứng ca
(Bài ca về chứng giun sân)
Dịch nghĩa:
Đói mà chẳng ăn, đó là bệnh giun sán,
Ăn xong lại vì thế mà thổ ra giun.
Đó là vì trong dạ dày vốn bị lạnh tích tụ lại,
Nên dùng thang Lý trung, Tứ nghịch và Ô mai.
Yết hầu bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng bệnh yết hầu)
Dịch nghĩa:
Phát ban, khạc ra máu là chứng dương độc,
Nếu là chứng âm độc thì trong cổ ắt có mụn.
Bệnh này ra mồ hôi nhiều, các mạch âm dương(Xích Thốn) đều đi Khẩn và Sác,
Phép để trị bệnh đau cổ họng gọi là vong dương.
Thương hàn tổng luận ca
(Bài ca tổng luận về thương hàn)
Dịch nghĩa:
Muốn hỏi về bệnh thương hàn,
Trước hết nên định rõ tên.
Dương kinh phần nhiều mình nóng,
Âm chứng ít bị nhức đầu.
Bổ dương nên dùng thuốc chín,
Thuốc tốt, sống chẳng hề gì.
Rành rành việc trong lòng,
Xa xa dưới đầu ngón tay.
Sách Bách vấn quả đã rõ ngọn ngành,
Sàch Thiên kim nên lấy làm khuôn mẫu,
Các bậc danh hiền nghĩ cách giúp đời,
Tên đã chua trong sách tiên.
Phát cuồng bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng bệnh phát điên)
Dịch nghĩa:
Bứt rứt, buồn bực, nói nhảm, mặt đỏ,
Nóng dữ, cổ đau gọi là Trùng dương.
Lại chữa bằng phép chữa dương độc,
Dùng các vị Đình lịch, Thăng ma và Đại hoàng.
Hoắc loạn bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng bệnh hoắc loạn)
Dịch nghĩa:
Chân tay co quắp, lại thêm lạnh giá,
Phát nóng, thêm lạnh, dùng thang Tứ nghịch.
Ỉa mửa đã cầm rồi mà mình còn đau,
Dùng thang Quế chi hoà giải là tốt nhất.
Bất khả hãn bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng các bệnh không thể phát hãn được)
Dịch nghĩa:
Mạch đi Nhược là vô dương, đi Trì là thiếu máu
Bệnh thấp ôn, chứng phát nấc, mệt mỏi và bứt rứt,
Đàn bà bị khi vừa có kinh,
Những người khi bị động cùng là hư nhược rất không nên dùng thuốc phát hãn.
Bất khả hạ bệnh chứng ca
(Bệnh ca về triệu chứng các bệnh không thể dùng thuốc xổ được)
Dịch nghĩa:
Mạch đi Phù, Hư, Tế lại có các chứng biểu,
Nôn mửa, sợ lạnh, không thể trung tiện được,
Đại tiện rắn, táo, tiểu tiện trong,
Hoặc ít, hoặc nhiều, hoặc đại tiện lỏng.
Phúc thống bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng các bệnh đau bụng)
Dịch nghĩa:
Bệnh thương hàn đau bụng phải xem cho rõ,
Có chứng hư, chứng thực, có chứng âm, chứng dương,
Bệnh về kinh Thái dương mà xổ thì sinh ra đau ruột,
Nên dùng thang Quế chi thêm Thược dược, nếu đau quá thì thêm Hoàng
Bệnh về kinh Thiếu âm mà đau ruột thì tháo dạ rất nhanh.
Nên dùng thang Tứ nghịch thêm Thược dược,
Đau trong ruột nên xem người bệnh già hay trẻ,
Nếu là thực thì dùng thang Thừa khí rất hay
Cước khí bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng bệnh cườc khí)
Dịch nghĩa:
Chứng cước Khí tương tự chứng thương hàn,
Đầu nhức, mình nóng, đại tiện bì,
Càc khớp chân tay đau, thêm cả nôn oẹ,
Chỉ khác ở chỗ bệnh cước khí khó co chân tay hơn.