別霸王

漢兵已略地,
四面楚歌聲,
大王意氣盡,
賤妾何聊生。

 

Biệt Bá Vương

Hán binh dĩ lược địa,
Tứ diện Sở ca thanh.
Đại vương ý khí tận,
Tiện thiếp hà liêu sinh!

 

Dịch nghĩa

Quân Hán đã chiếm hết đất,
Bốn mặt đều có tiếng quân Sở hát vang.
Ý chí của đại vương đã hết,
Tiện thiếp còn sống làm gì!


Trong đêm cuối cùng ở Cai Hạ, Hạng Vũ hát bài Cai Hạ ca, Ngu cơ múa kiếm, hoạ theo bằng bài thơ này rồi tự vẫn. Tương truyền nơi máu nàng đổ xuống mọc lên một thứ cỏ hễ có rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là “Ngu mỹ nhân thảo”.

Bài ca này trong Sử kýHán thư đều không thấy chép. Trương Thủ Tiết 張守節 đời Đường viết trong Sử ký chính nghĩa 史記正義 nói Sở Hán xuân thu 楚漢春秋 là sách đầu tiên chép bài này. Sở Hán xuân thu do Lục Giả 陸賈 đời Hán sơ biên soạn, đến đời Đường thì thất truyền. Có người cho rằng đời Hán sơ chưa thể có thơ ngũ ngôn thành thục như bài này nên ngờ là nguỵ tác. Tuy nhiên, Hán thư cũng có chép bài Thung ca 舂歌 của Thích phu nhân 戚夫人 là thơ ngũ ngôn khá hoàn chỉnh, cho thấy những câu ngũ ngôn vào thời gian đó không phải là hiếm. Vương Ứng Lân 王應麟 (1223–1296) đời Tống trong Khốn học kỷ văn 困學紀聞 cho rằng đây là bài thơ ngũ ngôn hoàn chỉnh đầu tiên.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của (Không rõ)

Quân Hán lấy hết đất,
Khúc Sở vang bốn bề.
Đại vương chí lớn cạn,
Tiện thiếp sống làm chi.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
35.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Châu Hải Đường

Quân Hán đã cướp đất;
Bốn mặt giọng Sở ca.
Đại vương ý khí tận;
Tiện thiếp sống chi mà?


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Thương Sơn Bách Linh

Quân Hán chiếm đất rồi
Bốn bề tiếng Sở ca
Đại Vương tận chí lớn
Tiện thiếp sống làm chi?


*Tứ diện Sở ca (Bốn bề nghe tiếng hát nước Sở): (四面楚歌)
Tứ - bốn, diện - mặt, Sở - nước Sở, ca - hát
Đây là câu chuyện liên quan đến việc Lưu Bang (Hán) vây Hạng Vũ (Sở) ở Cai Hạ. Nửa đêm, Hạng Vũ và quân sĩ nghe thấy tứ phía có nhiều người hát bài hát của Sở, ngỡ Lưu Bang đã chiếm được Sở và bắt người Sở đi lính. Binh sĩ của Hạng Vũ sinh tâm buồn chán, nửa đêm trốn sạch, từ hơn mười vạn còn lại vài trăm người. Hoá ra đây chỉ là đòn “tâm lý chiến” của Lưu Bang quấy nhiễu làm động tâm quân Sở.
Sau này, người ta dùng “Tứ diện Sở ca” để chỉ hoàn cảnh một người đang bị bí bách, bị dồn vào chân tường, hệt như một kẻ bao vây, cô lập, cùng đường.

[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]
百折不撓
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời