Thiên hạ biết đến hai câu cuối:
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
không biết mấy ai có dịp đọc hết cả bài thơ.
Từ khi Tiểu Thanh chết đến khi Nguyễn Du chết (1820) thì chưa đủ 300 năm do đó hai câu này ngờ bị ghép vào bài
Độc Tiểu Thanh ký. Có thuyết cho rằng hai câu nầy là “khẩu chiếm của Nguyễn Du lúc sắp mất”. Cả hai thuyết trên chỉ dựa vào truyền thuyết, không có bằng cớ chắc chắn.
Cho rằng hai câu cuối là khẩu chiếm được ghép vào
Độc Tiểu Thanh ký nhưng chưa có một học giả nào xác định nguồn gốc, trường hợp ra đời của 6 câu đầu. Nguyễn Du là tác giả của 6 câu đầu hay là tác giả nguyên bài 8 câu rồi sau đó 2 câu cuối bị thay thế. Thế thì 2 câu kết nguyên thuỷ nó ra làm sao? Vòng lẩn quẩn.
Nguyễn Ngọc Bích (
Hợp lưu, 60, tháng 8 & 9, 2001) đưa ra giả thuyết là Nguyễn Du khóc nàng Kiều của tác giả vì kể từ Gia Tĩnh triều Minh đến khi Nguyễn Du chết khoảng chừng 300 năm. Nếu như thế thì tại sao đề tựa bài thơ là
Độc Tiểu Thanh ký.
Tiểu Thanh (1594-1612), họ Phùng, tên Văn Cơ, người Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô. Mồ côi mẹ từ thuở nhỏ, được một bà sư nuôi và cho ăn học. Năm 16 tuổi, nàng lấy lẽ một người họ Phùng, và để tránh đồng tính, nên gọi là Tiểu Thanh. Vì vợ cả ghen, nàng phải lánh ra ở nhà riêng của Phùng sinh trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ rồi buồn bực mà chết lúc mới 18 tuổi, đời Vạn Lịch nhà Minh, nay còn mộ ở Cô Sơn.
Truyện kể về nàng Tiểu Thanh gọi là
Tiểu Thanh ký. Nguyễn Du sáng tác bài thơ nhân đọc truyện này.
Trước khi chết Tiểu Thanh cho vẽ một bức chân dung truyền thần nàng. Về bức vẽ đầu tiên, nàng nói:
“Hình tôi thì giống, nhưng chưa lột hết thần của tôi”. Với bức thứ hai:
“Thần thì được rồi, nhưng bóng dáng chưa được linh động”. Đến bức vẽ thứ ba, đủ lộng lẫy, nàng nói: “Được rồi đấy”. Rồi nàng để bức tranh ở trước giường, đốt hương thơm, khấn: “Tiểu Thanh! Tiểu Thanh! Chốn này có phải là duyên phận của mày đâu.” Nói xong, nước mắt chan hoà, nấc lên một tiếng rồi chết. Vậy “chi phấn hữu thần” có thể hiểu là “bức chân dung đủ dáng lộng lẫy (son phấn) có thần” (theo Nguyễn Quảng Tuân).
Phần dư: đốt còn sót lại. Tiểu Thanh đã tự mình đốt các bài thơ của mình, chỉ để lại 12 bài gọi là tập
Phần dư. Theo Nguyễn Quảng Tuân, sách
Nữ liêu trai chí dị có chép rằng: “Người vợ cả biết chuyện giận lắm. Người vợ cả đòi lấy tập thơ. Thơ đưa ra cũng bị đốt hết. Người ta lục bản thảo, không còn chi nữa.” “May khi nàng sắp mất có mấy chiếc xuyến hoa, tặng cho con gái nhỏ của nàng, bọc vào hai tờ giấy. Chính ở những tờ giấy ấy, người ta thấy thi cảo của nàng gồm 12 bài.”
Tài liệu tham khảo: Nguyễn Du toàn tập (Mai Quốc Liên).