Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Ngô Kha sinh ngày 2/3/1935 tại làng Thế Lại Thượng, Huế, trong một gia đình khoa bảng. Ông tốt nghiệp thủ khoa khoá 1 Đại học Sư phạm Huế, cử nhân luật khoa, từng dạy văn và công dân ở các trường Quốc học, Hàm Nghi, Nguyễn Du, Hưng Đạo – Huế từ năm 1960 cho đến ngày mất tích (ngày 30/1/1973, Ngô Kha bị chính quyền cũ bắt âm thầm và từ đó không còn ai gặp lại nữa). Trên bục giảng, với tri thức, lòng nhiệt huyết và lý luận sắc bén, thầy giáo Ngô Kha là một người gây ảnh hưởng lớn cho nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Huế. Trong phong trào đấu tranh đô thị, Ngô Kha cũng là một biểu tượng đầy bản lĩnh, ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ và thái độ của giới trí thức văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Vào đầu thập niên 1970, nhà thơ Ngô Kha chủ trương nhóm trí thức đấu tranh Tự quyết (cùng với Trịnh Công Sơn, Trần Viết Ngạc, Lê Khắc Cầm, Thái Ngọc San, Chu Sơn). Ông cũng là người sáng lập và là Chủ tịch Mặt trận văn hoá dân tộc miền Trung do Thành uỷ Huế chỉ đạo năm 1972. Đến ngày 30/1/1973, Ngô Kha bị nhà cầm quyền tại Thừa Thiên bắt và thủ tiêu. Ông được nhà nước công nhận liệt sĩ vào cuối năm 1981.
Thơ Ngô Kha với những thi ảnh choáng ngợp vẫn còn lay động sâu sắc người đọc. Trong đó trường ca Ngụ ngôn của người đãng trí được xem như là một biểu tượng của dòng thơ siêu thực Huế mà đến nay chưa tác phẩm nào vượt qua được. Tác phẩm của Ngô Kha đã xuất bản bao gồm: "Hoa cô độc" (thơ, 1961), "Ngụ ngôn của người đãng trí" (trường ca, 1969), Trường ca Hoà bình (1969). Năm 1991, Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã xuất bản tuyển tập "Thơ Ngô Kha". Tháng 10/2005, bạn bè và học trò của nhà thơ đã tổ chức xuất bản cuốn sách "Ngô Kha – ngụ ngôn của một thế hệ", do một số thân hữu trí thức Huế sưu tầm và biên soạn. Hàng năm, vào 25/12 âm lịch, bạn bè và những người yêu thơ Ngô Kha vẫn hội tụ về ngôi nhà cũ của ông ở đường Bạch Đằng để tưởng niệm. Tại Huế đã có một con đường được đặt tên Ngô Kha từ năm 2005.
Ngô Kha sinh ngày 2/3/1935 tại làng Thế Lại Thượng, Huế, trong một gia đình khoa bảng. Ông tốt nghiệp thủ khoa khoá 1 Đại học Sư phạm Huế, cử nhân luật khoa, từng dạy văn và công dân ở các trường Quốc học, Hàm Nghi, Nguyễn Du, Hưng Đạo – Huế từ năm 1960 cho đến ngày mất tích (ngày 30/1/1973, Ngô Kha bị chính quyền cũ bắt âm thầm và từ đó không còn ai gặp lại nữa). Trên bục giảng, với tri thức, lòng nhiệt huyết và lý luận sắc bén, thầy giáo Ngô Kha là một người gây ảnh hưởng lớn cho nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Huế. Trong phong trào đấu tranh đô thị, Ngô Kha cũng là một biểu tượng đầy bản lĩnh, ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ và thái độ của giới trí thức văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Vào đầu thập niên 1970, nhà thơ Ngô Kha chủ trương nhóm trí thức đấu tranh Tự quyết (cùng với Trịnh Công Sơn, Trần…