Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Tố Hữu » Việt Bắc (1954) » Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Đuốc chạy sáng rừngTuy nhiên, ta chỉ biết đó là một tin vui, từ một người nhân ra nhiều người, từ một nhà nhân ra nhiều nhà, từ một bản nhân ra nhiều bản. Nhưng tin vui đó là tin gì vậy, ông vẫn giấu, ông dành cái tin vui ấy cho câu mở đầu ở đoạn 2. Cái tài của người đưa - tin - thi - sĩ chính là ở đấy!
Chuông reo tin mừng
Loa kêu từng cửa
Làng bản đỏ đèn, đỏ lửa!
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên!Niềm vui to lớn quá làm cho nhà thơ không kìm nén nổi lòng mình, bật reo lên những lời xưng tụng, rất gần với khẩu ngữ mà vẫn tràn đầy chất thơ, ngợi ca vị tướng tài ba, ngợi ca Bác Hồ, những người trực tiếp chỉ đạo để làm nên chiến thắng lẫy lừng:
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên GiápĐọc tới đây, ta chợt nhớ đã có hơn một lần, nhà thơ cũng reo vui bồng bột và nồng nàn như thế. Đó là cái đêm lịch sử đứng dậy cướp chính quyền ở Huế, quê hương ông:
Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp
... Vinh quang Hồ Chí Minh - cha của chúng ta ngàn năm sống mãi!
Quyết chiến quyết thắng cờ đỏ sao vàng vĩ đại!
Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãyChín năm, sau niềm vui ấy là niềm vui hôm nay, dù có từng trải và ghìm nén hơn,nhưng những lời thơ hào sảng thì vẫn nguyên như thế, nguyên một hồn thơ dạt dào như thế; tràn qua đoạn 3 (9 câu):
Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!
Nước mắt ta trào híp mí, tràn môi
Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc!
... Gió gió ơi! Hãy làm giông, làm tố
Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi
Vàng vàng bay đẹp quá sao sao ơi
Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác...
(Huế tháng Tám - Từ ấy)
Kháng chiến ba ngàn ngàyKhúc hát hân hoan như một trữ tình ngoại đề, như một dàn đồng ca dào dạt cất lên, thông qua những câu lục bát như lời ru của Mẹ:
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất nước như huân chương trên ngực
Dân tộc ta dân tộc anh hùng!
Điện Biên vời vợi ngàn trùngĐoạn 4 (27 câu): Đây là đoạn thơ quan trọng nhất có sức nặng nhất của toàn bộ bài thơ. Tác giả dành hẳn 27 câu thơ để mô tả một cách trực diện cuộc chiến đấu gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt của quân dân ta để giành thắng lợi cuối cùng. Mở đầu đoạn thơ quan trọng này, nhà thơ láy lại câu “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” như một tôn vinh, như một tượng đài bất tử:
Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta
Đêm nay bè bạn gần xa
Tin về chắc cũng chan hoà vui chung?
Hoan hô chiến sĩ Điện BiênĐó là bức chân dung sáng rỡ của tập thể những người chiến sĩ Điện Biên trong một cái nhìn toàn cảnh, còn đây là những đặc tả gương mặt của những anh hùng cụ thể, có tên tuổi như Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện... đã được nhà thơ khắc ghi vào lịch sử văn học đời đời:
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm giá súngĐiện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh, là cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện, có sự đóng góp sức lực và xương máu của cả nước. Nhà thơ đã ngợi ca điều đó trong những vần thơ kế tiếp: Và những chị, những anh đêm ngày ra tiền tuyến/ Mấy tầng mây gió lớn mưa to/ Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát/ Dù bom đạn xương tan thịt nát/ Không sờn lòng không tiếc tuổi xanh... Và tác giả khẳng định:
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt còn ôm...
Hỡi các chị, các anhHoa, quả của đất nước mãi còn từ máu và nước mắt, từ tuổi thanh xuân của những anh hùng, liệt sĩ Điện Biên, đó không chỉ là những lời an ủi mà là sự tôn vinh vĩnh hằng!
Trên chiến trường ngã xuống
Máu của anh chị, của chúng ta không uổng
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng!
Lũ chúng nó phải hàng, phải chếtNhững lời thơ ấy, không phải chỉ được viết ra sau khi chúng ta đã giành được chiến thắng; như một sự ăn theo, một tràng vỗ tay muộn mằn, mà nó hình thành ngay từ khi chúng ta quyết định đối đầu với Pháp ở Điện Biên Phủ. Niềm tin chiến thắng, niềm tin ở Đảng và Bác Hồ là động lực vô cùng to lớn để những chiến sĩ Điện Biên phất cờ chiến thắng trên hầm De Castries. Bức tranh hoành tráng này, nhà thơ vẽ trên núi rừng, sông suối của Điện Biên:
Quyết trận này quét sạch Điện Biên
Quân giặc điên
Chúng bay chui xuống đất
Chúng bay chạy đường trời!
... Chúng bay chỉ một đường ra
Một là tử địa, hai là tù binh?
Nghe trưa nay, tháng 5, mồng 7,Và thêm một lần nữa, nhà thơ reo lên:
Trên đầu bay thác lửa hờn căm
Trông: Bốn mặt luỹ hầm sụp đổ
Tướng quân bay lố nhố cờ hàng
Trông: Chúng ta cờ đỏ sao vàng
Rực trời đất Điện Biên toàn thắng!
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên!Đoạn 6: Chiến thắng lẫy lừng ấy của toàn dân tộc từ đâu mà ra, do đâu mà có? Trong phút lắng lại của những ngày vui dào dạt, nhà thơ nhớ đến Bác Hồ và nghĩ tới công lao của Bác cho trận quyết đấu lịch sử này. Bằng tám câu thơ lục bát, nhà thơ đã vẽ nên hình ảnh Bác kính yêu trong niềm vui của toàn dân tộc:
Tiếng reo núi vọng sông rềnĐọc những câu thơ reo vui ấy, tự nhiên ta giật mình! Ừ nhỉ, chiến thắng Điện Biên (7-5-1954) chỉ cách sinh nhật lần thứ 64 của Bác hơn mười ngày! Nhà thơ liên hệ ngay rằng, chiến thắng này là những bông hoa của toàn dân tộc gửi lên mừng thọ Bác: “Tin về mừng thọ đêm nay/ Chắc vui lòng Bác giờ này đợi trông!”.
Đêm nay chắc cũng về bên Bác Hồ
Bác đang cúi xuống bản đồ
Chắc là nghe tiếng quân hò quân reo
Từ khi vượt suối băng đèo
Ta đi, Bác vẫn nhìn theo từng ngày
Tin về mừng thọ đêm nay
Chắc vui lòng Bác giờ này đợi trông!
Tin đây Anh, Điện Biên Phủ hoàn thànhVà như thế, để chuyển sang phần kết của bài thơ mang vóc dáng một trường ca này. Ở đoạn cuối cùng, nhà thơ tuyên bố với thế giới rằng, chúng tôi, những người Việt Nam đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc mình. Và bài học Điện Biên này sẽ làm cho các dân tộc thuộc địa biết vùng lên giành quyền tự do, độc lập cho dân tộc mình. Nhà thơ khẳng định, chiến thắng Điện Biên Phủ đã chôn vùi chế độ thực dân cũ:
Ngày mai vào cuộc đấu tranh
Nhìn xuống bọn Bi đôn, Smít
Anh sẽ nói: Thực dân, phát xít
Đã tàn rồi!
Tổ quốc chúng tôiCó thể nói, cùng với chiến thắng Điện Biên lịch sử, vang dội địa cầu, bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu đã làm nên bức tượng đài sừng sững tạc vào năm tháng, tạo một mốc son trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc nói chung và trong tiến trình thơ Tố Hữu nói riêng.
Muốn độc lập, hoà bình trở lại
Không muốn lửa bom đổ xuống đầu con cái
Nước chúng tôi và nước các anh
Nếu còn say máu chiến tranh
Ở Việt Nam, các anh nên nhớ
Tre đã thành chông, sông là sông lửa
Và trận thắng Điện Biên
Cũng mới là bài học đầu tiên!