Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 30/05/2020 16:56 bởi
Vanachi Lê Văn Thịnh 黎文盛 (1050-1096) người đất Đông Cứu, huyện Yên Định, lộ Bắc Giang, đỗ trạng nguyên khoa thi Nho học đầu tiên ở nước ta mở năm 1075. Năm 1084 dưới đời Lý Nhân Tông (1072-1128), ông được cử làm chánh sứ cùng với Nguyễn Bồi 阮陪 tới trại Vĩnh Bình tiếp tục thương nghị việc biên giới và đòi nhà Tống trả lại các miền Vật Dương, Vật Ác thuộc châu Quảng Nguyên mà trước đấy họ Nùng đã đem nộp để hàng Tống. Sau khi trở về ông được cất lên chức Thái sư và 12 năm liền giữ chức đó.
Năm 1095, vì bị quy làm phản trong vụ án hồ Dâm Đàm, ông bị cách chức và bị đày lên miền thượng nguồn sông Lương (tức sông Chu thuộc Thanh Hoá ngày nay) và qua đời ở đó năm 1096. Một số nghiên cứu cho rằng ông bị hàm oan. Về nơi bị ông bị đày, Việt điện u linh và Đại Việt sử ký toàn thư ghi là sông Thao, tức vùng Tam Nông, Vĩnh Phúc ngày nay. Tuy nhiên, Việt sử lược ghi là sông Lương. Theo GS. Trần Quốc Vượng thì sông Lương có lẽ đúng hơn vì sau này có Lê Quát 黎括 đỗ trạng nguyên đời Trần Minh Tông là dòng dõi của Lê Văn Thịnh.
Tác phẩm hiện còn một bức thư gửi cho viên Kinh lược Quảng Tây là Hùng Bản 熊本, và những lời biện luận với phái bộ nhà Tống tại hội nghị Vĩnh Bình.
Lê Văn Thịnh 黎文盛 (1050-1096) người đất Đông Cứu, huyện Yên Định, lộ Bắc Giang, đỗ trạng nguyên khoa thi Nho học đầu tiên ở nước ta mở năm 1075. Năm 1084 dưới đời Lý Nhân Tông (1072-1128), ông được cử làm chánh sứ cùng với Nguyễn Bồi 阮陪 tới trại Vĩnh Bình tiếp tục thương nghị việc biên giới và đòi nhà Tống trả lại các miền Vật Dương, Vật Ác thuộc châu Quảng Nguyên mà trước đấy họ Nùng đã đem nộp để hàng Tống. Sau khi trở về ông được cất lên chức Thái sư và 12 năm liền giữ chức đó.
Năm 1095, vì bị quy làm phản trong vụ án hồ Dâm Đàm, ông bị cách chức và bị đày lên miền thượng nguồn sông Lương (tức sông Chu thuộc Thanh Hoá ngày nay) và qua đời ở đó năm 1096. Một số nghiên cứu cho rằng ông bị hàm oan. Về nơi bị ông bị đày, Việt điện u linh và Đại Việt sử ký toàn thư ghi là sông…