Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Lê Ninh 棃寧 (1857 - 15/12/1887) hiệu Mạnh Khang 孟康, người làng Trung Lễ, xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn (nay là xã Lâm Trung Thuỷ, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con cả của nguyên Bố chính Bình Định là Lê Khanh, được tập ấm nên thường được gọi là Ấm Ninh. Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là người thông minh, ứng đối nhanh nhẹn, có tinh thần quả cảm, nhưng không chuộng lối học khoa cử.
Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, ông là người đầu tiên hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Nhiều người dân ở Trung Lễ đã tự nguyện theo ông và ủng hộ nhiều tiền của, con cháu họ Lê cũng tham gia rất đông. Ông đánh thành Hà Tĩnh, bắt được Bố chính Hà Tĩnh vốn từng kháng chỉ lệnh đón vua là Lê Đại và mang xử tử. Cuối năm 1885, lính Pháp hiệp với quân triều và một số người theo Thiên Chúa giáo tấn công đại đồn Trung Lễ và phóng hoả đốt làng, Lê Ninh đã cho quân rút về vùng rừng núi ở giữa hai huyện Hương Sơn và Thanh Chương, rồi hợp với lực lượng của Phan Đình Phùng. Năm 1886, ông cầm quân đánh hạ đồn Dương Liễu.
Sau đó, trước sức mạnh của quân Pháp, nghĩa quân thất thế và rút quân lên đóng ở vùng rừng núi Bạch Sơn (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh). Ở nơi nhiều sơn lam chướng khí, ông bị ốm nặng và qua đời ngày 15-12-1887. Sợ giặc quật mồ, đồng đội đã bí mật chôn giấu thân xác ông ở một bãi dâu nơi quê vợ ông ở làng Phù Long, huyện Hưng Nguyên. Năm 1918, con cháu ông mới dời mộ về táng tại chính quán là làng Trung Lễ.
Sau khi Lê Ninh mất, em ông là Lê Trực lên thay, sau trở thành một chỉ huy của nghĩa quân Hương Khê. Con trai ông là Lê Nghệ (1883-1916) cũng tham gia phong trào chống Pháp, bị bắt và mất trong ngục.
Lê Ninh 棃寧 (1857 - 15/12/1887) hiệu Mạnh Khang 孟康, người làng Trung Lễ, xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn (nay là xã Lâm Trung Thuỷ, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con cả của nguyên Bố chính Bình Định là Lê Khanh, được tập ấm nên thường được gọi là Ấm Ninh. Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là người thông minh, ứng đối nhanh nhẹn, có tinh thần quả cảm, nhưng không chuộng lối học khoa cử.
Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, ông là người đầu tiên hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Nhiều người dân ở Trung Lễ đã tự nguyện theo ông và ủng hộ nhiều tiền của, con cháu họ Lê cũng tham gia rất đông. Ông đánh thành Hà Tĩnh, bắt được Bố chính Hà Tĩnh vốn từng kháng chỉ lệnh đón vua là Lê Đại và mang xử tử. Cuối năm 1885, lính Pháp hiệp với quân triều và một số người theo Thiên Chúa giáo…