Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 03/10/2008 07:13 bởi
hongha83, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 03/10/2008 07:14 bởi
hongha83 Tăng Bạt Hổ 曾拔虎 (19/7/1858 - 1906) tự là Sư Triệu, hiệu là Điền Bát 田八, tên thật là Tăng Doãn Văn 曾允文, sinh tại làng An Thường, nay thuộc xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, nằm cách huyện lỵ Hoài Ân khoảng 3km về phía Đông Bắc, cách thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 90 km về phía Tây Bắc.
Năm 1872, khi mới 14 tuổi, Tăng Bạt Hổ đã tham gia chiến đấu chống Pháp trong hàng ngũ tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc. Sau vụ binh biến đêm 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885) ở kinh thành Huế của phe chủ chiến do Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết cầm đầu thất bại, vua Hàm Nghi chạy về căn cứ Tân Sở, xuất chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu cùng nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. Hưởng ứng chiếu Cần Vương, Tăng Bạt Hổ chiêu mộ binh lính, rèn đúc vũ khí xây dựng chiến khu chống Pháp tại vùng núi Kim Sơn (huyện Hoài Ân), quê hương ông, là một vùng rừng núi có địa thế hiểm trở.
Ở Bình Định bấy giờ phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh và dần dần quy tụ dưới ngọn cờ lãnh đạo của Mai Xuân Thưởng. Tăng Bạt Hổ đã liên kết với lực lượng của Mai Xuân Thưởng và được giao nhiệm vụ giữ mặt trận phía bắc Bình Định. Ông cho quân cùng với Bùi Điền xây dựng và củng cố thêm khu Chóp Chài (Phù Mỹ) và hai đồn tại đèo Phủ Cũ và đèo Bình Đê.
Thực dân Pháp và triều đình Nguyễn cử Nguyễn Thân và Trần Bá Lộc đem quân đàn áp phong trào kháng chiến ở Bình Định. Đầu năm 1886 Tăng Bạt Hổ cử hai tướng là Bùi Điền và Đỗ Duyệt đem quân giao chiến với Nguyễn Thân nhưng bị thất bại. Ông tiếp tục chiêu mộ thêm binh sỹ, củng cố thêm các đồn luỹ để chống lại quân của Nguyễn Thân, nhưng trước thế mạnh của địch, hầu hết các chiến luỹ của nghĩa quân đều bị phá vỡ. Đầu năm 1887 Nguyễn Thân kéo đại quân triệt phá mật khu Kim Sơn, vây bắt Tăng Bạt Hổ. Mặc dù Nguyễn Thân không thực hiện được kế hoạch, nhưng do quân ít, vũ khí thô sơ nên cuối cùng nghĩa quân tan rã. Nghĩa quân tản mát rồi nương náu tại các bản làng Tây Nguyên.
Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Tăng Bạt Hổ vượt núi sang Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Nga, Nhật theo nghề hàng hải, làm thuỷ thủ cho tàu buôn, vì thế có điều kiện quan sát văn minh của các nước. Năm 1903 ông về nước, năm sau ông đưa đường cho Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính sang Nhật Bản, tổ chức phong trào Đông Du. Năm 1905 ông về nước đem theo bài văn Khuyến thanh niên du học của Phan Bội Châu truyền bá, cổ động. Dưới chiếc áo thầy thuốc ông đi khắp nơi liên lạc tìm người cùng chí hướng. Năm 1906 trên đường từ Nam ra Huế ông lâm bệnh nặng rồi mất trên một chiếc thuyền trên sông Hương.
Khi Tăng Bạt Hổ mất, Võ Bá Hạp cùng các đồng chí đồng sự đã đem táng thi hài ông trên một gò cao thuộc ấp Thế Lại Thượng. Năm 1956, nhân sĩ Lê Ngọc Nghị đã cùng với một số hậu duệ các bậc tiền bối hợp tác cùng thân hào xã Thế Lại Thượng tổ chức lễ truy điệu và cải táng hài cốt Tăng Bạt Hổ lên chôn tại khu vườn nhà và lăng mộ Phan Bội Châu như hiện nay.
Tăng Bạt Hổ 曾拔虎 (19/7/1858 - 1906) tự là Sư Triệu, hiệu là Điền Bát 田八, tên thật là Tăng Doãn Văn 曾允文, sinh tại làng An Thường, nay thuộc xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, nằm cách huyện lỵ Hoài Ân khoảng 3km về phía Đông Bắc, cách thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 90 km về phía Tây Bắc.
Năm 1872, khi mới 14 tuổi, Tăng Bạt Hổ đã tham gia chiến đấu chống Pháp trong hàng ngũ tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc. Sau vụ binh biến đêm 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885) ở kinh thành Huế của phe chủ chiến do Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết cầm đầu thất bại, vua Hàm Nghi chạy về căn cứ Tân Sở, xuất chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu cùng nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. Hưởng ứng chiếu Cần Vương, Tăng Bạt Hổ chiêu mộ binh lính, rèn đúc vũ khí xây dựng chiến khu chống Pháp tại vùng núi Kim Sơn (huyện Hoài…