☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
3 bài thơ
Róc rách con nước tuổi xa
rừng cầm giữ một kỳ trận chữ
Nhân con ngựa gỗ
Tôi không ác cảm thơ "mới" năm 1930. Tôi từng đã có thời say mê các nhà thơ "mới" và hành bút dưới bóng của họ.
Nhưng tôi không muốn tiếp tục. Thành tựu của họ đòi hỏi ta phải thử những thành tựu khác.
Thơ "mới" năm 1930 chịu ảnh hưởng nặng chủ nghĩa lãng mạn Pháp thế kỷ XIX. Nó chưa ra khỏi quỹ đạo mà các nhà thi pháp học gọi là định lý Đalămbe: "Chỉ có thể coi là ưu trong thơ cái được đánh giá là tối ưu trong văn xuôi!"
Thơ không phải văn xuôi được nâng cấp, mông má tại một mỹ viện. Văn xuôi chủ yếu dựa vào "ý tại ngôn tại".
Thơ khác hẳn, dựa vào "ý tại ngôn ngoại".
Đã "ý tại ngôn ngoại" tất nhiên, phải cô đúc, đa nghĩa.
Đa nghĩa vì câu thơ mang nặng lịch sử chữ, hoạt động ở nhiều tầng văn hóa, cả trong ý thức lẫn vô thức người viết. Nhà thơ ít nhiều ngoại cảm chữ.
Có người hỏi Malacmê:
"Ông định nói gì trong bài thơ?"
"Nếu biết định nói gì thì nói, việc gì phải viết thơ."
Lại hỏi:
"Sao tôi nhiều ý hay mà làm thơ lại không hay?"
"Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ."
Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở nghĩa "tiêu dùng" nghĩa tự vị của nó mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu thơ bài thơ.
Nói như Valêri, chữ trong thơ và văn xuôi tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về giá trị (hóa trị có lẽ đúng hơn).
Người đọc thời trước là một người đọc tương đối thụ động tìm lý giải một ý đã có sẵn.
Người đọc thời nay là một người đọc tích cực cùng tham dự phát nghĩa với nhà thơ.
Người đọc phần nào đồng tác giả với người viết.
Ông phó cả ngựa có thể là một nhà thơ không tự biết. Nhưng con ngựa của ông họ hàng với những con chữ, nó sinh sôi nảy nở bất tận với trời đất.
Bậc phó cả
dễ ít nhiều
Tạo hóa
Cùng cánh thợ
Đây là một loài ngựa gỗ đặc biệt, loài ngựa công nghệ sinh học đời mới. Người nghệ sĩ già đã cấy vào đó gien của số phận.
Ngựa lên mấy
mà nghìn tuổi cây
và một tiểu sử người
Và câu chuyện về Ông phó cả ngựa biết đâu chẳng là một ngụ ngôn về thi pháp, về truyền thống, đổi mới.
Đại sư Cổ Đức nói: "Khi ta trỏ mặt trăng, nhiều người mải nhìn ngón tay mà quên mất mặt trăng".
Bạn đọc trước khi bước vào bài thơ xin tạm để lại cách đọc tuyến tính thuần duy lý ở ngưỡng cửa như người khách bỏ giày trước khi vào một trà thất Nhật Bản.
Bạn hãy thử để những hình ảnh những con chữ trong câu thơ dắt dẫn trên con đường tâm thức ra khỏi lối đi ngữ nghĩa "tiêu dùng" một chiều quen thuộc hàng ngày.
Róc rách con nước tuổi xa
rừng cầm giữ một kỳ trận chữ
Nhân con ngựa gỗ
Tôi không ác cảm thơ "mới" năm 1930. Tôi từng đã có thời say mê các nhà thơ "mới" và hành bút dưới bóng của họ.
Nhưng tôi không muốn tiếp tục. Thành tựu của họ đòi hỏi ta phải thử những thành tựu khác.
Thơ "mới" năm 1930 chịu ảnh hưởng nặng chủ nghĩa lãng mạn Pháp thế kỷ XIX. Nó chưa ra khỏi quỹ đạo mà các nhà thi pháp học gọi là định lý Đalămbe: "Chỉ có thể coi là ưu trong thơ cái được đánh giá là tối ưu trong văn xuôi!"
Thơ không phải văn xuôi được nâng cấp, mông má tại một mỹ viện. Văn xuôi chủ yếu dựa vào "ý tại ngôn tại".
Thơ khác hẳn, dựa vào "ý tại ngôn ngoại".
Đã "ý tại ngôn ngoại" tất nhiên, phải cô đúc, đa nghĩa.
Đa nghĩa vì câu thơ mang nặng lịch sử chữ, hoạt động ở nhiều…