Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Lương Như Hộc 粱如鵠 (có sách chép Lương Nhữ Hộc, 1420-1501) tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, người xã Hồng Liễu, huyện Trường Tân (nay là xã Thanh Liễu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1422) triều Lê Thái Tông, ông đậu Thám hoa, làm quan đến chức Đô ngự sử.
Ông đã từng hai lần đi sứ sang nhà Minh. Lần thứ nhất vào ngày 16 tháng 11 âm lịch năm Thái Hoà thứ 1 (1443) đời Lê Nhân Tông, khi đang là Ngự tiền học sinh cục trưởng, ông cùng với Tri chế cáo Nguyễn Như Đổ và Ngự sử trung thừa Hà Phủ được sung vào đoàn sứ bộ sang Minh đáp tạ về việc tế điếu. Lần thứ hai vào tháng 10 âm lịch năm Thiên Hưng thứ 1 (1459), Lê Nghi Dân sau khi tiếm ngôi vua, đã sai Lương Như Hộc cùng Trần Phong, Trần Bá Linh sang nhà Minh cầu phong. Trong hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học hỏi nghề in đem về truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục và được tôn xưng là “ông tổ nghề khắc ván in”.
Ông có biên soạn Cổ kim chế từ tập tập hợp các bài từ từ thời cổ đến thời Lê, và tập Hồng Châu quốc ngữ thi tập là tập thơ chữ Nôm, đều đã thất truyền. Ông cũng tham gia phê điểm cho tuyển tập thơ Tinh tuyển chư gia luật thi của Dương Đức Nhan gồm 472 bài của các nhà thơ đời Trần-Lê. Hiện nay thơ ông chỉ còn lại 6 bài phú chữ Hán trong Quần hiền phú tập (Hoàng Sằn Phu), 6 bài thơ chữ Hán trong Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương) và Toàn Việt thi lục (Lê Quý Đôn), và một bài thơ hoạ đáp với sứ thần Triều Tiên là Từ Cư Chính 徐居正 gặp trong lần đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) được chép trong thi tập của Từ Cư Chính.
Lương Như Hộc 粱如鵠 (có sách chép Lương Nhữ Hộc, 1420-1501) tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, người xã Hồng Liễu, huyện Trường Tân (nay là xã Thanh Liễu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1422) triều Lê Thái Tông, ông đậu Thám hoa, làm quan đến chức Đô ngự sử.
Ông đã từng hai lần đi sứ sang nhà Minh. Lần thứ nhất vào ngày 16 tháng 11 âm lịch năm Thái Hoà thứ 1 (1443) đời Lê Nhân Tông, khi đang là Ngự tiền học sinh cục trưởng, ông cùng với Tri chế cáo Nguyễn Như Đổ và Ngự sử trung thừa Hà Phủ được sung vào đoàn sứ bộ sang Minh đáp tạ về việc tế điếu. Lần thứ hai vào tháng 10 âm lịch năm Thiên Hưng thứ 1 (1459), Lê Nghi Dân sau khi tiếm ngôi vua, đã sai Lương Như Hộc cùng Trần Phong, Trần Bá Linh sang nhà Minh cầu phong. Trong hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học hỏi…