Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Lê Thánh Tông » Thơ chữ Nôm
𤊃𤏫頭峕詉艥香,
廟埃如廟堓乴張 。
旕嘫油忍停牐燪 ,
宮搩之朱累細娘 。
証果乑堆暈日月 ,
解冤之路亖坛場 。
過低買別源干意,
呵責乴張窖負傍。
Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,
Cung nước chi cho luỵ đến nàng.
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chi lọ mấy đàn tràng?
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi thienpht ngày 20/03/2013 07:48
Có 1 người thích
- Chứng quả: soi xét đến lòng thành, đến lòng trinh bạch.
Như vậy, vua Lê Thánh Tông khi thăm các địa danh trên huyện Nam Xang, phủ Lỵ Nhân xưa đã để lại cho người đời rất nhiều bài thơ còn lưu giữ được đến ngày nay. Về đề tài vịnh các miếu thờ, ông còn có các bài thơ chữ Nôm “Hoàng Giang, điếu Vũ Nương” và “Vịnh Mỵ Ê” cũng được trình bầy ở trong Thivien.
Một bài thơ khác bằng chữ Hán được vua Lê Thánh Tông viết khi ghé thăm núi Điệp Sơn, nay thuộc xã Yên Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam:
Kinh Điệp Sơn
Giang nhân triều thướng hoàng lưu hợp
Liễu đắc xuân đa thuý sắc minh
Thi khách kỷ hội thương vãng sự
Nghi chu thạch bạn vấn sơn danh
Dịch nghĩa:
Qua Điệp Sơn
Sông thờ thuỷ triều lên hợp với dòng vàng,
Liễu đượm màu xuân càng thêm vẻ biếc,
Khách thơ mấy độ xót chuyện đã qua,
Bèn ghé thuyền sát vách đá vôi hỏi thăm tên núi.
“Xót chuyện đã qua” có lẽ nhắc đến việc vua Lê Hoàn đã đi cày tịch điền ngày xưa tại hai địa điểm: núi Đọi và núi Bà Hối (hay núi Bàn Hải) nhưng dấu tích thì chỉ còn ghi lại được ở núi Đọi, còn ở núi kia thì không còn nữa.
Theo báo: Trường Tiểu học Văn Lý.
Gửi bởi thvanly ngày 20/03/2013 08:42
Một bài thơ Nôm khác của vua Lê Thánh Tông khi đi thăm phủ Lỵ Nhân xưa:
Con trai con gái ở Lỵ Nhân
Trên đê trời lạnh sắp sang xuân,
Đẹp như mỹ mữ nước Yên, Tần,
Ở đây con gái xinh, hiền dịu,
Xấu hổ, con trai chẳng dám gần.
Người dịch: Thái Bá Tân
Báo Trường Tiểu học Văn Lý
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/10/2017 14:35
Lại bài viếng Vũ thị là bài thơ Nôm độc đáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Độc đáo vì nó là bài thơ của một ông vua giỏi chữ hay thơ đã sáng lập ra hội Tao Đàn, đã hướng tình thương xót đối với một người phụ nữ bình dân bạc mệnh.
Ở đây, tiếng thơ đúng là tiếng lòng, dung dị, giàu cảm xúc. Nhìn thấy khói hương và miếu thờ nơi đầu ghềnh mà chợt nhớ vợ chàng Trương, một người phụ oan khổ:
Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,Đầu ghềnh mà nhà thơ nói đến là bờ dòng sông Hoàng Giang thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay. Vợ chàng Trương là Vũ Thị Thiết mà Nguyễn Dữ đã kể trong Chuyện người con gái Nam Xương. Hình ảnh khói hương toả nghi ngút trong miếu thờ đầu ghềnh gợi tả vẻ linh thiêng và sự cảm thương trong lòng người đời tưởng nhớ đến người bạc mệnh.
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Bóng đèn đầu nhẫn đừng nghe trẻ,Bốn từ Hán Việt được sử dụng rất chọn lọc ở phần luận đã làm cho giọng thơ thêm phần trang nghiêm, trang trọng: chứng quả, nhật nguyệt, giải oan, đàn tràng. Tâm hồn trong sáng thuỷ chung của Vũ Nương được nhật nguyệt, được trời đất soi sáng, chứng quả cho. Lòng nàng vẫn sáng trong như ngọc Mị Châu, tâm hồn nàng vẫn thơm ngát như cỏ Ngu mĩ. Cần chi lập đàn tràng để giải oan. Hai chữ “chẳng lọ” nghĩa là chẳng cần. Việc lập đàn tràng của Trương Sinh là một việc làm vô nghĩa vì đã có nhật nguyệt soi tỏ, chứng quả cho nỗi oan của nàng rồi. Lê Thánh Tông vừa ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Vũ thị vừa chê trách chuyện lập đàn tràng của Trương Sinh. Cách nhìn của nhà vua rất nhân hậu, nhân bản:
Cung nước chi cho luỵ đến nàng.
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,Không nặng lời, nhiều lời! Cũng chẳng cao đạo mà chỉ “bàn bạc mà chơi vậy”. Một cách nói rất dung dị, bình dị. Lời của vị hoàng đế mà như tiếng nói cùa một thường dân nơi thôn dã sau luỹ tre, bờ dâu ruộng lúa:
Giải oan chằng lọ mấy đàn tràng.
Qua đây bàn bạc mà chơi vậy,Các chữ “khá trách” và “khéo phũ phàng” rất nhẹ nhàng mà nhân hậu, sâu sắc. Chàng Trương thật phũ phàng đáng trách đã gây ra cái chết thảm, chết oan cho người vợ hiền thảo của mình.
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.