“Cười người hôm trước, hôm sau người cười” như một lời nhắc nhở chúng ta phải biết tôn trọng người khác, không nên giễu cợt trên nỗi đau của họ. Cuộc sống rất công bằng cho nên bạn đừng bao giờ cười cợt, mỉa mai ai khác. Bởi vì bạn sẽ phải hối hận cho những việc làm đó của mình như câu ca dao mà ông cha ta để lại:
Cười người chớ vội cười lâu,
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
1. Ý nghĩa câu ca daoCó thể hiểu rằng “cười” ở đây không phải là vì những chuyện vui bình thường mà là cười cợt, chê bai, mỉa mai khi thấy người khác gặp khó khăn, đau khổ. Bên cạnh đó, họ không chỉ cười chê mà còn thêm bớt, bịa đặt các tình tiết trong câu chuyện thành một nội dung khác rồi lan truyền cho người khác. Điều này khiến người bị giễu cợt càng trở nên đau khổ.
Tuy nhiên, đừng vội thấy người khác sa cơ thất thế mà châm chọc, khinh thường bởi vì sau này khi bạn mắc sai lầm, họ cũng sẽ cười lại bạn, đối xử với bạn giống như những gì bạn đã từng làm với họ.
Chính vì thế, “Cười người chớ vội cười lâu/Cười người hôm trước hôm sau người cười” đang khuyên răn chúng ta phải biết tôn trọng người khác, không được kinh thường bất cứ ai nhất là khi họ đang gặp khó khăn. Bởi vì một ngày nào đó, chúng ta có thể cũng sẽ rơi vào tình huống như họ và sẽ bị họ chê bai, khinh thường.
2. Tôn trọng người là tôn trọng mìnhCuộc sống luôn đem đến cho chúng ta rất nhiều bất ngờ, không ai có thể đoán trước được tương lai. Lúc vinh hiển, lúc thất thế là chuyện không quá xa lạ. Chưa đi đến cuối đời thì vẫn chưa chắc chắn được điều gì. Do đó, đừng bao giờ thấy mình hơn người khác mà xem thường, chê bai họ. Đừng bao giờ thấy người khác gặp nạn mà cười cợt, mỉa mai.
Chúng ta ai cũng sẽ có những điểm mạnh điểm yếu khác nhau, ai cũng có cái hay cái dở riêng, thế nên đừng vội đắc ý trước hoàn cảnh khó khăn của người khác. Bạn chắc chắn sẽ mắc phải sai lầm vào một lúc nào đó và họ cũng sẽ cười lại bạn mà thôi. Vì vậy, hãy tôn trọng, giúp đỡ những người đang trong hoàn cảnh khó khăn, để sau này khi ta gặp khó khăn họ cũng sẽ dang tay ra giúp đỡ nhưng ta đã từng.
Ngoài ra, khi chúng ta chế giễu cười cợt người khác, chúng ta rất dễ quên đi những hành động, lời nói ác ý của mình nhưng người nghe thì họ nhớ rất kỹ, rất lâu, nó có thể trở thành “vết hằn’ in sâu trong lòng họ.
Những nỗi đau và sự nhục nhã mà họ phải chịu đựng sẽ luôn khắc sâu trong tâm trí và đeo bám họ mãi không buông. Như vậy, phải chăng chính sự vô tình của chúng ta đã, đang gián tiếp giết chết họ, đẩy họ đến hố sâu vực thẳm.
Sống thế nào sẽ nhận lại thế ấy, “ở hiền gặp lành” hay “ác giả ác báo” là chuyện muôn đời không đổi. Tôn trọng người chính là tôn trọng mình. Sống thiện, biết tôn trọng, giúp đỡ người khó khăn ắt hẳn sẽ gặp phước lành. Châm chọc, cười cợt trên nỗi đau của người khác thì sau này mình cũng sẽ lâm vào cảnh tương tự, thậm chí còn khổ sở hơn.
tửu tận tình do tại