Thơ » Pháp » Jean de La Fontaine » Ngụ ngôn » Tập 3
Đăng bởi hongha83 vào 10/10/2024 07:14
Je devais par la Royauté
Avoir commencé mon Ouvrage.
À la voir d’un certain côté,
Messer Gaster en est l’image.
S’il a quelque besoin, tout le corps s’en ressent.
De travailler pour lui les membres se lassant,
Chacun d’eux résolut de vivre en Gentilhomme,
Sans rien faire, alléguant l’exemple de Gaster.
Il faudrait, disaient-ils, sans nous qu’il vécût d’air.
Nous suons, nous peinons, comme bêtes de somme.
Et pour qui? Pour lui seul; nous n’en profitons pas:
Notre soin n’aboutit qu’à fournir ses repas.
Chommons, c’est un métier qu’il veut nous faire apprendre.
Ainsi dit, ainsi fait. Les mains cessent de prendre,
Les bras d’agir, les jambes de marcher.
Tous dirent à Gaster qu’il en allât chercher.
Ce leur fut une erreur dont ils se repentirent.
Bientôt les pauvres gens tombèrent en langueur;
Il ne se forma plus de nouveau sang au cœur:
Chaque membre en souffrit, les forces se perdirent.
Par ce moyen, les mutins virent
Que celui qu’ils croyaient oisif et paresseux,
À l’intérêt commun contribuait plus qu’eux.
Ceci peut s’appliquer à la grandeur Royale.
Elle reçoit et donne, et la chose est égale.
Tout travaille pour elle, et réciproquement
Tout tire d’elle l’aliment.
Elle fait subsister l’artisan de ses peines,
Enrichit le Marchand, gage le Magistrat,
Maintient le Laboureur, donne paie au soldat,
Distribue en cent lieux ses grâces souveraines,
Entretient seule tout l’État.
Ménénius le sut bien dire.
La Commune s’allait séparer du Sénat.
Les mécontents disaient qu’il avait tout l’Empire,
Le pouvoir, les trésors, l’honneur, la dignité;
Au lieu que tout le mal était de leur côté,
Les tributs, les impôts, les fatigues de guerre.
Le peuple hors des murs était déjà posté,
La plupart s’en allaient chercher une autre terre,
Quand Ménénius leur fit voir
Qu’ils étaient aux membres semblables,
Et par cet apologue, insigne entre les Fables,
Les ramena dans leur devoir.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi hongha83 ngày 10/10/2024 07:14
Bình thường tôi phải mở ra
Bài thơ bằng cách ngợi ca Vương triều
Nhưng tôi bỗng thấy điều thú vị
Dạ dày trong cơ thể của ta
Nghĩ gần rồi lại nghĩ xa
Dạ dày chẳng khác Hoàng gia, Triều đình:
Khi Dạ dày có tình có ý
Các cơ quan mọi nhẽ vâng theo
Tứ chi có bữa mệt nhiều
Bởi vì phục vụ sớm, chiều, tối, đêm
Tứ chi quyết ngồi yên nhàn nhã
Sẽ không làm gì cả từ đây
Học theo bác cả Dạ dày
Lão nào có giống chân tay bao giờ?
Tứ chi nghĩ đổ mồ hôi xuống
Vất vả mà rồi uổng công sao
Dạ dày sung sướng nhận vào
Không làm mà vẫn được bao thứ về
Rồi đến một ngày kia chiến sự
Tứ chi làm một vụ bãi công
“Dạ dày, nói thật với ông
Từ nay ông tự kiếm ăn mỗi ngày!”
Nhưng tất cả thấy ngay nguy hiểm
Các cơ quan mỏi mệt không ngờ
Tim không đủ máu bơ phờ
Tứ chi mất sức xác xơ toàn phần
Tứ chi thấy sai lầm cách nghĩ
Bác Dạ dày đâu chỉ ngồi chơi
Hoàng gia thì cũng thế thôi
Giữa “cho” và “nhận” đồng thời như nhau
Hoàng gia đảm bảo bao người thợ
Được mưu sinh đủ bữa cho mình
Thương nhân giàu có lợi sinh
Quan viên hưởng lộc, dân tình ấm no
Duy trì trật tự quốc gia
Mê-nê-ni-út khi xưa bảo rồi:
“Thời mấy kẻ nói lời bất mãn
Tuyên bố mình tạo phản từ đây
Tự lo đời sống mỗi ngày
Nhưng rồi tai vạ chuốc ngay tức thì
Họ cũng giống Tứ chi chẳng khác
Sẽ chuốc ngay tệ bạc vào thân
Định làm loạn, quá ngu đần
Phải về vị trí thần dân của mình”