Thơ » Pháp » Jean de La Fontaine » Ngụ ngôn » Tập 11
Đăng bởi karizebato vào 21/05/2009 21:09
Mais d’où vient qu’au Renard Esope accorde un point?
C’est d’exceller en tours pleins de matoiserie.
J’en cherche la raison, et ne la trouve point.
Quand le Loup a besoin de défendre sa vie,
Ou d’attaquer celle d’autrui,
N’en sait-il pas autant que lui?
Je crois qu’il en sait plus; et j’oserais peut-être
Avec quelque raison contredire mon maître.
Voici pourtant un cas où tout l’honneur échut
A l’hôte des terriers. Un soir il aperçut
La Lune au fond d’un puits: l’orbiculaire image
Lui parut un ample fromage.
Deux seaux alternativement
Puisaient le liquide élément:
Notre Renard, pressé par une faim canine,
S’accommode en celui qu’au haut de la machine
L’autre seau tenait suspendu.
Voilà l’animal descendu,
Tiré d’erreur, mais fort en peine,
Et voyant sa perte prochaine.
Car comment remonter, si quelque autre affamé,
De la même image charmé,
Et succédant à sa misère,
Par le même chemin ne le tirait d’affaire?
Deux jours s’étaient passés sans qu’aucun vînt au puits.
Le temps qui toujours marche avait pendant deux nuits
Echancré selon l’ordinaire
De l’astre au front d’argent la face circulaire.
Sire Renard était désespéré.
Compère Loup, le gosier altéré,
Passe par là; l’autre dit: Camarade,
Je veux vous régaler; voyez-vous cet objet?
C’est un fromage exquis. Le dieu Faune l’a fait,
La vache Io donna le lait.
Jupiter, s’il était malade,
Reprendrait l’appétit en tâtant d’un tel mets.
J’en ai mangé cette échancrure,
Le reste vous sera suffisante pâture.
Descendez dans un seau que j’ai mis là exprès.
Bien qu’au moins mal qu’il pût il ajustât l’histoire,
Le Loup fut un sot de le croire.
Il descend, et son poids, emportant l’autre part,
Reguinde en haut maître Renard.
Ne nous en moquons point: nous nous laissons séduire
Sur aussi peu de fondement;
Et chacun croit fort aisément
Ce qu’il craint et ce qu’il désire.
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi karizebato ngày 20/05/2009 21:09
Giếng hai thùng trục quay lên xuống
Một đêm kia giữa tháng trăng ngời
Vành tròn in đáy giếng khơi
Cáo tưởng phó mát ngon xơi vội vàng
Nhảy vô thùng đeo ngang miệng giếng
Thùng nặng liền rời miệng tuột sâu
Cầm bằng cái chết không lâu
Cáo mong có một con nào như anh
Cũng háu đói, cũng lầm phó mát
Nhảy vào thùng, vổng nhắc Cáo lên
Hai ngày sốt ruột như điên
Không một con thú đến miền giếng khơi
Thời gian qua, canh vơi nguyệt khuyết
Chú Cáo ta chắc chết mười phần
Bỗng nhìn thấy một Sói non
Khát nước lui tới, dòm nom tìm tòi
Cáo bảo Sói: "Bạn ơi tôi quyết
Đãi bạn vàng bữa tiệc phô-ma
Nhìn đây Sói thấy chăng là?
Tròn tròn, ngon tuyệt, hai ta cùng dùng
Chính Thượng đế khi không được khỏe
Ngài xơi vào là dễ chịu ngay
Vành ngoài tôi đã ăn đây
Phần bánh còn lại anh xơi đủ mà
Bước vô thùng, đại ca hãy xuống
Đừng để chờ, mà luống công nhau"
Ngay lòng Sói chẳng nghĩ sâu
Bước vô thùng nặng làm cầu Cáo lên
Ta thường cũng dễ tin như vậy
Nhất là khi ta thấy lợi nhiều
Hoặc khi ta sợ ta e!
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 09/09/2017 18:53
Một buổi chiều, Chồn kề miệng giếng,
Nhìn đáy sâu, chẳng tiếng động nào.
Trên trời, trăng đã lên cao,
Soi thấu đáy nước, trắng phau, chập chờn
Nhìn bóng trăng, Chồn ta lầm tưởng
Một bánh sữa to tướng, ngon lành.
Rõ ràng, của quý Trời dành,
Kíp mau nhận lãnh, chẳng đành bỏ qua.
Giếng đặc biệt có hai thùng gỗ,
Thay phiên múc nước đổ lên bờ,
Thùng lên, thùng xuống, khỏi chờ,
Chỉ cần người đứng, chực hờ kéo dây.
Sợ mất bánh, Chồn ngồi thùng gỗ,
Trong nháy mắt, đi xuống đáy sâu.
Tìm mãi, bánh sữa núp đâu?
Chỉ toàn là nước, dạ sầu, âu lo.
Nhưng giờ đây, làm sao thoát khỏi?
Giếng quá sâu, bụng đói bơ phờ.
Chẳng lẽ cứ mải đợi chờ
Khi có ai xuống, bấy giờ mới lên?
Hai ngày tròn chẳng ai lai vãng,
Chồn mãi chời, buồn nãn xiết bao.
Đành cam chịu chết hay sao?
Lạy Trời tế độ, ơn nào dám quên.
Bỗng nhiên có Sói đi tìm nước,
Dừng chân đứng ở giếng sâu.
Trông thấy Chồn đang âu sầu,
Cất tiếng kêu lớn: “Anh rầu việc chi?”
Chồn cười mơn: “Tôi đang suy nghĩ
Tìm phương cách cất kỹ bánh ngon.
Vị thần cai quản Núi Non
Vừa cho tôi hưởng, ăn mòn một bên.
Bánh sữa ngon thật là đáo để,
Khi ăn xong, toàn thể chuyển xây,
Cảnh vật: rừng, núi, cỏ cây,
Bỗng nhiên sáng tỏ, vui vầy, líu lo.
Mắt thấy được các vì Tiên, Thánh,
Tai nghe tiếng lanh lảnh hát ca
Của các tiên nữ Hằng Nga,
Thật là kỳ diệu, khác xa thế trần!
Vốn tánh tham, Sói nghe thích chí,
Muốn chia bánh, nài nỉ van xin
Được phép dùng thử bánh linh,
Sẵn đang đói khát, nghĩa tình rộng sâu.
Sau một chập đắn đo, do dự,
Chồn chịu cho nếm thử bánh tiên.
Đây là báu vật, của riêng,
Chỉ Chồn cất giữ, chẳng chuyên ra ngoài.
Sói lẹ hỏi: “Làm sao đến đó?
Tận nơi ấy để thọ lãnh quà?
Bạo gan nhảy đại, ắt là
Chết chẳng kịp trối, thôi thà đừng ăn!”
Chồn trấn an: “Khỏi lo việc ấy,
Ta lẽ nào bỏ lấy ngươi sao?
Miệng giếng có sẵn thùng cao,
Hãy ngồi vào đó, sẽ mau xuống liền.”
Sói mừng rỡ, chắp tay vái lạy,
Bước vô thùng, thùng chạy xuống sâu,
Đồng thời, Chồn vọt lên đầu,
Ra khỏi miệng giếng, thoát sầu, tự do!
Ở thế gian, lúc nào cũng vậy:
Đứa dại chết, che đậy đứa khôn..
Lanh lẹ, xảo quyệt như Chồn
Chỉ để gạt gẫm, ép dồn kẻ ngu!