Thơ » Việt Nam » Cận đại » Huỳnh Thúc Kháng
Đăng bởi tôn tiền tử vào 09/04/2015 17:01, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 02/10/2020 05:16
馬角當年恨未平,
蕭蕭易水作悲鳴。
俠腸貫日虹無色,
浩氣橫秋劍有聲。
拓落孤懷歌泣外,
尋常一諾死生輕。
可憐六國多才俊,
不及屠沽出薊城。
Mã giác đương niên hận vị bình,
Tiêu tiêu Dịch thuỷ tác bi minh.
Hiệp trường quán nhật hồng vô sắc,
Hạo khí hoành thu kiếm hữu thanh.
Thác lạc cô hoài ca khấp ngoại,
Tầm thường nhất nặc tử sinh khinh.
Khả liên lục quốc đa tài tuấn,
Bất cập đồ cô xuất kế thành.
Nguyên năm 1908, bọn thân sĩ ở trong lao Quảng Nam cũng đông, một ngày chí tối ăn rồi ngồi không cũng buồn, mới rủ làm thi, đề ra là vịnh sử: Kinh Kha nhập Tần, mà hạn vận trường 長, thương 商, cương, đường, vương 王. Anh em làm chơi cũng đông, cùng nhau đọc miệng 口號 mà không viết giấy gì.
[...]
Lúc bấy giờ tôi có nói: Làm thi hạn vận cũng như trói tay mà bảo múa, mất cả tánh linh mà không thú vị gì, nên cũng cái đề trên, tôi có làm một bài phóng vận (dùng vận tuỳ ý mình):
[...]
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 09/04/2015 17:01
Cái oan sừng ngựa giận khôn tiêu,
Bến Dịch dòng sông rủ rỉ kêu.
Lòng nghĩa cảm trời vàng mống lợt,
Khí thu dâng đất lưỡi gươm reo.
Thân côi phó mặc hơi cười khóc,
Lời hứa âu đành gửi trước sau.
Hàng thịt thành Yên người được thế!
Nhân tài sáu nước hỏi đâu đâu?
‡ Nỗi oan sừng ngựa giận ‡ đương đeo,[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Sông Dịch ‡ đưa người ngọn sóng trêu.
Khí hiệp suối trời ‡ vừng mống lợt,
‡ Hơi thu ‡ giăng đất ‡ tiếng gươm reo.
‡ Chí côi ‡ hẳn để vui buồn ngoại,
Lời hứa ‡ đành ‡ mang sống chết theo.
Sáu nước ‡ nhân tài đâu ‡ vắng ngắt?
Khéo nhương phường thịt tấm gương treo.
Gửi bởi Lương Trọng Nhàn ngày 18/09/2018 06:13
Cái oan sừng ngựa khôn tiêu
Bên dòng sông Dịch hiu hiu quạnh buồn
Nghĩa tâm cảm mống trời hồng
Chí cao dâng đất gươm lồng gió thu
Khóc cười phó mặc thân côi
Âu đành lời hứa gửi lời trước sau
Nhân tài sáu nước đâu đâu
Thành Yên hàng thịt kế mầu thành không?
Gửi bởi Vanachi ngày 22/04/2020 09:15
Cũng chuyện vui
Câu chuyện làm thi trong lao
Báo Tiếng dân số 393 tôi có bài “Sao gọi là hào kiệt?” có dẫn một câu trong sách Dinh hoàn chí lược của người Tàu nói «Sĩ phu ta làm thi không thành câu mà hay làm». Câu ấy tôi cho là nhục cả toàn thể người Việt Nam ta, nên biểu dương ông Cao Bá Quát để chứng rằng làng thi ta cũng có người hào kiệt chớ không phải toàn là bọn «bất thành cú» như câu sách kia đã mạt sát, thế mà câu ấy có người vui lòng tự nhận… Tôi nói là nói trống, không chỉ riêng ai, không ngờ người vui lòng nhận câu trên ấy lại là ông Phan Khôi!
Lá lay nhứt là bác Thông Reo ở báo Trung lập, bác biết ông Phan Khôi là chính người vui nhận câu sách người Tàu mạt sát trên, nên bác đem hỏi ông Phan Khôi. Ông khăng khăng tự nhận và thuật một đoạn lịch sử làm thi trong lao với cụ Huỳnh Thúc Kháng, và một vài nói chuyện thi với nhau. Ông lại kể câu thi bất thành cú «Lực phi cảnh tất đăng không đường» ra để làm chứng cho câu nói trên.
Bài tôi đầu đề nói riêng về người hào kiệt mà bác Thông Reo nói chung cả người mình, hai đường đi khác hai ngả, không ăn nhập gì, song cũng bỏ qua. Tôi gắng theo như lời ông Phan Khôi đem chuyện hỏi lại cụ Huỳnh, thì cụ nhận lời ông Phan Khôi nói trên là thực cả. Cụ lại nói: «Cứ đem thi của một người thi nhân nào từ nhỏ đến lớn mà trích ra thì dầu cho Lý Đỗ cũng nhiều khi «bất thành cú». Nói riêng tôi, tôi không tự phụ là hào kiệt làng thi, nhưng ông nói năm 1906 về trước làm thi dở mà từ năm 1906 về sau làm thi hay, thế là chỉ mình thi tôi cũng đủ chứng câu sách nói trên là không đúng. Còn câu thi mà ông Phan Khôi cho là bất thành cú kia, ông nói chưa rõ, vì nó có một cái lịch sử riêng, nhân tiện tôi xin kể luôn, cũng một chuyện có thú vị:
Nguyên năm 1908, bọn thân sĩ ở trong lao Quảng Nam cũng đông, một ngày chí tối ăn rồi ngồi không cũng buồn, mới rủ làm thi, đề ra là vịnh sử: Kinh Kha nhập Tần, mà hạn vận trường 長, thương 商, cương, đường, vương 王. Anh em làm chơi cũng đông, cùng nhau đọc miệng 口號 mà không viết giấy gì. Bài tôi chỉ một câu kết nghe được:
Hiến đồ đương nhật mưu như toạiCòn ngoài ra đều bất thành cú chớ không chỉ một câu «lục phi» kia mà thôi. Còn bài ông Phan Khôi tôi còn nhớ có câu:
Kết cuộc hà do tất lục vương
Dịch:
Dâng đồ kế nọ làm nên chuyện,
Kết cuộc làm sao hết sáu vua!
Đồ chuỷ ngang ngang độc thượng đườngĐịa đồ với chuỷ thủ (lưỡi gươm) mà nhập chung như thế, có ai hiểu nghĩa gì không? vả đi hành thích là sự bí mật, huống ở trước sân vua nhà Tần là ông tổ chuyên chế kia mà trương chuỷ thủ ra ngang nhiên đi lên thềm, lại không hợp tình lý. Còn Thái tử nước Yên, sách thường gọi là Yên Đơn (tên) mà nói vua nước Yên; mấy chữ ấy nói từng chữ cũng sai nghĩa, chưa nói đến thành câu và không thành câu. Song ông đã nhận câu nói «bất thành cú» của người Tàu là đúng, cũng không trách làm gì. Nói về bài ấy thì ông cử Mai… có một câu, tôi cho là hay:
Thạnh tâm nguyên bất vị Yên vương
Phàn đầu tuy tử năng qui quốc[1],Lúc bấy giờ tôi có nói: Làm thi hạn vận cũng như trói tay mà bảo múa, mất cả tánh linh mà không thú vị gì, nên cũng cái đề trên, tôi có làm một bài phóng vận (dùng vận tuỳ ý mình):
Võ diện vô sinh khiếp thượng đường[2].
Dịch:
Chết khoảnh đầu Phàn về đến nước
Sống trơ mặt Võ khiếp thượng đường
Mã giác đương niên hận vị bình,Bài nầy tôi có đọc cho cả anh em nghe, và cả ông Phan Khôi nữa, có lẽ ông chỉ tìm cái chứng cho câu «bất thành cú» của người Tàu nên không nhắc bài này mà trích câu «Lục phi» kia. Nói tóm lại thì câu sách Dinh hoàn chí lược kia, ai nhận thì cứ nhận, chớ tôi nhứt định không nhận…
Tiêu tiêu Dịch thuỷ tác bi minh.
Hiệp trường quán nhật hồng vô sắc,
Hạo khí hoành thu kiếm hữu thanh.
Thác lạc cô hoài ca khấp ngoại,
Tầm thường nhất nặc tử sinh khinh.
Khả liên lục quốc đa tài tuấn,
Bất cập đồ cô xuất kế thành.
Dịch:
Cái oan sừng ngựa giận khôn tiêu,
Bến Dịch dòng sông rủ rỉ kêu.
Lòng nghĩa cảm trời vàng mống lợt,
Khí thu dâng đất lưỡi gươm reo.
Thân côi phó mặc hơi cười khóc,
Lời hứa âu đành gửi trước sau.
Hàng thịt thành Yên người được thế!
Nhân tài sáu nước hỏi đâu đâu?