Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Huỳnh Văn Nghệ
Đăng bởi Vanachi vào 21/02/2006 17:04, đã sửa 9 lần, lần cuối bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 20/01/2008 23:59
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng!
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu hồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương.
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên.
Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa linh quy hỡi
Bao giờ mang trả kiếm dân ta
Trang trong tổng số 2 trang (14 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi Vanachi ngày 20/02/2006 17:39
Có 1 người thích
Đặt bài thơ vào bối cảnh những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa hết sức to lớn của nó.
Nền độc lập dân tộc mà đồng bào ta vừa giành được đang ngàn cân treo sợi tóc. Hai mươi vạn quân Tưởng đã tràn vào miền Bắc. Ở miền Nam, với âm mưu tách Nam Kỳ khỏi Việt Nam, thực dân Pháp đã thành lập nhà nước Nam Kỳ tự trị do địa chủ Nguyễn Văn Thinh đứng đầu.
Để chống lại âm mưu của kẻ thù, ngày 6-3-1946, Hồ Chủ tịch đã ký Hiệp định sơ bộ, đồng ý cho Pháp đưa quân viễn chinh ra miền Bắc. Với quyết định táo bạo này, chúng ta đã đuổi được quân Tưởng ra khỏi bờ cõi.
Cùng thời gian ấy, với tư cách làm thượng khách, Bác cũng chuẩn bị sang Pháp để đấu tranh ngoại giao bảo vệ nước Việt Nam mới khai sinh. Trước lúc lên đường, Người đã họp báo và khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Khi đến Pháp, Bác lại đanh thép tuyên bố: “Nam Bộ là miếng đất của Việt Nam. Đó là thịt của thịt chúng tôi, máu của máu chúng tôi. Sự đòi hỏi đó dựa trên những nguyên nhân về chủng tộc, lịch sử và văn hoá. Trước khi Corse trở nên đất Pháp thì Nam Bộ đã là đất Việt Nam rồi”.
Những lời tuyên bố cháy bỏng của Hồ Chủ tịch đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong trái tim mỗi người dân đất Việt.
Từ chiến khu Đ (Tây Ninh), Huỳnh Văn Nghệ đã sáng tác bài thơ bất hủ này. Mở đầu bài thơ là câu lục ngôn:
Ai về Bắc ta đi vớiCâu thơ ngắt nhịp 3/3, có giọng điệu rắn rỏi, thể hiện sự lựa chọn dứt khoát của đồng bào Nam Bộ là hướng về Bắc. Hướng về cội nguồn dân tộc chứ nhất định không theo Pháp, dù chúng có giở thủ đoạn nào đi chăng nữa. Bởi với người Việt Nam, dù sống ở đâu cũng đều là con cháu Lạc Hồng.
Từ độ mang gươm đi mở cõiTrong suốt bài thơ, từ “nhớ” được lặp lại năm lần. Và nó đặc biệt xúc động khi kết hợp với từ “thương” để thành: “nhớ thương”, “thương nhớ”. Thủ pháp nghệ thuật này đã tạo nên những đợt sóng tình cảm càng lúc càng dâng lên mãnh liệt trong tâm hồn bạn đọc.
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm“Kinh đô” đó là Thăng Long ngàn năm yêu dấu, là nơi hội tụ của hồn thiêng dân tộc, là niềm tự hào của mọi người dân trên đất nước Việt Nam này. Nhớ kinh đô là nhớ quê hương, là sự thể hiện sâu sắc nỗi lòng với Tổ quốc của người dân Nam Bộ.
Muốn trở về quê mơ cảnh tiên
Gửi bởi tuannk ngày 11/06/2009 22:15
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Có ý nghĩa gì vậy?
Gửi bởi wall_nt ngày 11/08/2009 03:51
Có 1 người thích
Đơn giản vậy mà hỏi. về học lại Lịch sử Việt Nam đi. Nguyễn Hoàng la người có công mở mang bờ cỏi VN đó
Gửi bởi Don Thảo ngày 12/08/2009 15:36
Mọi câu hỏi nghiêm túc đều đáng được trả lời một cách có thiện trí!
Gửi bởi doanhong ngày 13/08/2009 20:19
'Con cháu mấy đời hoang".Con cháu chưa hề là "đời hoang".Đời con cháu đều có mục đích cả.
'Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình,một ao ước,một lối sống ông cha'
(Nguyễn Khoa Điềm)
Gửi bởi Dang Quang Dong ngày 24/10/2009 22:26
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Dang Quang Dong ngày 11/09/2014 09:24
Tôi vừa đọc xong cuốn người Bình Xuyên của Nguyên Hùng, trong đó có nhiều đoạn nói đến Huỳnh Văn Nghệ, khu trưởng khu 7 thời chống Pháp. Ông thực sự là một nhà thơ anh hùng, đã chỉ huy bộ đội đánh nhiều trận thắng lớn. Hình ảnh ông đợc khắc hoạ thật đẹp và hùng khi một mình đi vào tận sào huyệt của Bảy Viễn để thực hiện kế điệu hổ ly sơn, giúp cho tướng Nguyễn Bình vô hiệu hoá tên khu bộ phó giang hồ đang có tư tưởng phản bội, trong đoạn này có nhắc đến việc ông thản nhiên vùng vẫy bơi lội dưới sông Soài Rạp đầy cá sấu và có 1 tiểu đội commando do tay chân Bảy Viễn bố trí đang rình bắn lén khiến người đọc liên tới một con rồng đang vùng vẫy trước bầy lang sói. Ông cũng là người được Bảy Viễn khâm phục bậc nhất cả về trí, dũng và sự mã thượng. Ông cũng là cánh tay phải của Tướng Nguyễn Bình đã giúp ông lập nhiều công trạng khi thống nhất các lực lượng vũ trang nam bộ thời kỳ đầu chống Pháp
Gửi bởi Khoi Dinh Bang ngày 29/01/2010 16:26
Bài nguyên tác so với bài do Vinachi đưa vào Thi Viện thấy :-Câu 1 thừa chữ"Xứ";-bài viết năm 1940,chứ không phải"chiến khu D-1946".Trong tập THƠ ĐỒNG NAI,nxb Văn Học-1961 tại Hà Nội, gồm 18 bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ,không có bài "NHỚ BẮC",có lẽ do lúc ấy đang chia cắt 2 Miền và Vấn đề Nguyễn Hoàng & Vương Triều Nguyễn còn nhiều cái còn phải "thảo luận" ?
Bài thơ NHỚ BẮC của HVN độc đáo táo bạo ở chỗ:lần đầu tiên có bài thơ công khai đích danh ca ngợi Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng);Tuy nhiên,cái nhớ đời của bài thơ lại là cái "tứ lạ":
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
2 câu thơ bất hủ đó hằn vào tâm khảm của bất kỳ Người Việt nào khi đi xa xứ,đi xa Hà Nội...
Gửi bởi khongkien ngày 05/05/2010 05:45
Theo ngu ý thì hoang ở đây ý nói là lưu lạc xa nhà, xa quê
Gửi bởi wall_nt ngày 05/05/2010 21:43
bài thơ này theo tôi hiểu thì tác giả đã nói lên nỗi lòng của "Chúa Tiên" (Nguyễn Hoàng) khi đi vào phía nam mở cỏi.
Gửi bởi Dang Quang Dong ngày 10/05/2010 10:00
Theo tôi thì Huỳnh Văn Nghệ mượn hình ảnh chúa Nguyễn Hoàng để tự giãi bày nỗi lòng mình thì đúng hơn. Đọc một số tác phẩm có nhắc đến những hoạt động của Huỳnh Văn Nghệ đặc biệt là hồi ký "Quê hương rừng thẳm sông dài" của ông thì thấy ông luôn tự nhắc mình cũng như những người Nam bộ khác nhớ về gốc gác của mình là ở "xứ Bắc", ông luôn khẳng định tổ tiên của ông là người Bắc đã theo chúa Nguyễn vào Nam "mở cõi" vậy tình cảm của ông thể hiện qua bài thơ Nhớ Bắc chính là tình cảm của một người con xa xứ nhớ về cố hương.
Trang trong tổng số 2 trang (14 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối