Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 05/09/2008 20:57 bởi
Vanachi Hoàng Kế Viêm (1820-1909), còn gọi là Hoàng Tá Viêm là một danh nhân lịch sử dưới triều Nguyễn. Ông người làng Văn Đa, huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình, tự là Nhật Trường, hiệu là Tùng An. Từ năm 1852, Hoàng Kế Viêm giữ chức án sát Ninh Bình, rồi Bố chính Thanh Hoá. Khi làm Tổng đốc An Tịnh (Nghệ An, Hà Tĩnh), ông có công trị an, mở mang kinh tế, thuỷ lợi. Năm 1870, ông được cử làm Thống đốc quân vụ 4 tỉnh Lạng-Bình-Ninh-Thái. ở đây, ông có công tiễu trừ đảng giặc Cờ Trắng và Cờ Vàng, thu phục quân Cờ Đen do tướng Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu. Ông được phong Đại học sĩ, Thống đốc Tam Tuyên, sung Tiết chế quân vụ miền Bắc... Từ năm 1882, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, ông giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh và đã cùng với Nguyễn Cao, Trần Xuân Soạn, Bùi Văn Dị... đánh nhau với quân Pháp ở Gia Lâm. Trận giao tranh quyết liệt này được Tiến sĩ Bùi Văn Dị ghi lại trong tác phẩm Du tiên thi thảo của mình, với những câu tạm dịch như sau:
... Bên bờ Bắc nước sông cuồn cuộn,
Trận gió đông bụi cuốn sa trường;
Tiếng vang lũ giặc kinh hoàng,
Ngút trời sát khí đằng đằng bốc cao...
Sau đó, ông cùng với tướng Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc chống nhau với giặc Pháp, nhưng thất bại, bị giáng chức. Đến đời Đồng Khánh, ông xin trí sĩ, song không được chấp nhận. Mãi đến năm Kỉ Sửu, đời Thành Thái (1889), ông mới được nghỉ hưu. Năm 1909 ông mất, thọ 89 tuổi.
Trong sử sách, chúng ta mới biết được Hoàng Kế Viêm là một võ tướng, có chiến công chống thực dân Pháp xâm lược. Ông không có tên trong tác phẩm: Lược truyện các tác gia Việt Nam. Nhưng trong Từ điển nhân vật lịch sử và Việt Nam danh nhân từ điển đều cho biết thêm Hoàng Kế Viêm cũng là nhà văn, nhà sử, tác gia của 6,7 tập sách.
Nguồn: Tạp chí Hán Nôm, số 4/2002
Hoàng Kế Viêm (1820-1909), còn gọi là Hoàng Tá Viêm là một danh nhân lịch sử dưới triều Nguyễn. Ông người làng Văn Đa, huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình, tự là Nhật Trường, hiệu là Tùng An. Từ năm 1852, Hoàng Kế Viêm giữ chức án sát Ninh Bình, rồi Bố chính Thanh Hoá. Khi làm Tổng đốc An Tịnh (Nghệ An, Hà Tĩnh), ông có công trị an, mở mang kinh tế, thuỷ lợi. Năm 1870, ông được cử làm Thống đốc quân vụ 4 tỉnh Lạng-Bình-Ninh-Thái. ở đây, ông có công tiễu trừ đảng giặc Cờ Trắng và Cờ Vàng, thu phục quân Cờ Đen do tướng Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu. Ông được phong Đại học sĩ, Thống đốc Tam Tuyên, sung Tiết chế quân vụ miền Bắc... Từ năm 1882, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, ông giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh và đã cùng với Nguyễn Cao, Trần Xuân Soạn, Bùi Văn Dị... đánh nhau với quân Pháp ở Gia Lâm. Trận…