Thiền sư Lan Hương (1820-1899) sinh tại làng Khắc Niệm, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong một gia đình có truyền thống nho học, sau lớn theo học Độ điệp Phúc Điền hoà thượng ở chùa Đại Giác tại xã Bồ Sơn, huyện Võ Giàng. Sách Thiền uyển truyền đăng lục cho biết, năm 1840 nhờ sự trợ duyên của Tổng đốc Hà Ninh Nguyễn Đăng Giai, hoà thượng Phúc Điền đã đứng ra hưng công xây chùa Đại Giác có quy mô rất lớn, gồm 230 gian, rồi xây dựng chùa Đại Giác thành trung tâm tin ấn kinh sách ở Bắc Kỳ. Có lẽ sư tổ Lan Hương đến học hoà thượng và thời kỳ này.
Văn bia Truyền đăng bi ký ở chùa Thầy cho biết, khi sư tổ Lan Hương mới đến thỉnh lễ ở chùa Đại Giác, hoà thượng Phúc Điền liền hỏi xem sư có con đường tắt nào tu thành chính quả không. Sư tổ trả lời rất lưu loát. Thấy thế hoà thượng tỏ ra nghi ngờ, bèn giao cho nhiều công việc khác để thử thách. Sau thấy sư tổ đã hoàn tất công việc đều rất ưng ý, nên được hoà thượng rất tin cẩn. Năm 1847, hoà thượng lại hưng công tôn tạo lại chùa Báo Ân ở Hà Nội, công việc hoàn tất hoà thượng liền giao cho sư tổ về trông nom đèn hương thờ Phật. Bấy giờ sư tổ mới chừng 30 tuổi, đã phải gánh vác nhiệm vụ khó khăn, song do đức tính chuyên cần chăm chỉ, nên ngài đã vượt qua sóng gió trụ trì ở đấy suốt 30 năm. Đến năm Tự Đức thứ 33 (1882), quân Pháp thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu đã tuẫn tiết, làm cho vùng đất Hà Thành xáo động. Sư tổ liền trác tích vân du hành hoá khắp nơi, lúc thì trụ lại giảng đạo ở chùa Non Nước tỉnh Ninh Bình, lúc thì đến hành hoá ở chùa Long Đọi tỉnh Hà Nam. Môn đồ theo học rất đông, danh tiếng vang khắp xa gần. Đến năm 1897, dân làng Thuỵ Khuê, phủ Quốc Oai nghe tiếng liền mang lễ đến thỉnh ngài về trụ trì ở chùa Thầy. Sau một thời gian dài đi du phương hành hoá, sư mới an trụ lại đây. Những kinh nghiệm mà ngài thu thập được trong cuộc đời tu tập, đã được sư đem ra ứng dụng vào đây. Văn bia cho biết, ngài rất thông thạo giáo lý am tường chữ Hán, có sở trường về lối viết chữ thể khải, tiếc rằng nay không còn lưu giữ được.
Hiện trong sách Sài Sơn thi lục do vị pháp tôn của sư tổ là hoà thượng Như Tùng sưu tập, có ghi lại được hai bài thơ thất ngôn của sư tổ, một Nôm, một Hán.
Thiền sư Lan Hương (1820-1899) sinh tại làng Khắc Niệm, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong một gia đình có truyền thống nho học, sau lớn theo học Độ điệp Phúc Điền hoà thượng ở chùa Đại Giác tại xã Bồ Sơn, huyện Võ Giàng. Sách Thiền uyển truyền đăng lục cho biết, năm 1840 nhờ sự trợ duyên của Tổng đốc Hà Ninh Nguyễn Đăng Giai, hoà thượng Phúc Điền đã đứng ra hưng công xây chùa Đại Giác có quy mô rất lớn, gồm 230 gian, rồi xây dựng chùa Đại Giác thành trung tâm tin ấn kinh sách ở Bắc Kỳ. Có lẽ sư tổ Lan Hương đến học hoà thượng và thời kỳ này.
Văn bia Truyền đăng bi ký ở chùa Thầy cho biết, khi sư tổ Lan Hương mới đến thỉnh lễ ở chùa Đại Giác, hoà thượng Phúc Điền liền hỏi xem sư có con đường tắt nào tu thành chính quả không. Sư tổ trả lời rất lưu loát. Thấy thế…