Thơ » Đức » Heinrich Heine » Romanzero (1851)
1
Goldne Menschen, Silbermenschen!
Spricht ein Lump von einem Toman,
Ist die Rede nur von Silber,
Ist gemeint ein Silbertoman.
Doch im Munde eines Fürsten,
Eines Schaches, ist ein Toman
Gülden stets; ein Schach empfängt
Und er gibt nur goldne Toman.
Also denken brave Leute,
Also dachte auch Firdusi,
Der Verfasser des berühmten
Und vergötterten »Schach Nameh«.
Dieses große Heldenlied
Schrieb er auf Geheiß des Schaches,
Der für jeden seiner Verse
Einen Toman ihm versprochen.
Siebzehnmal die Rose blühte,
Siebzehnmal ist sie verwelket,
Und die Nachtigall besang sie
Und verstummte siebzehnmal -
Unterdessen saß der Dichter
An dem Webstuhl des Gedankens,
Tag und Nacht, und webte emsig
Seines Liedes Riesenteppich -
Riesenteppich, wo der Dichter
Wunderbar hineingewebt
Seiner Heimat Fabelchronik,
Farsistans uralte Kön'ge,
Lieblingshelden seines Volkes,
Rittertaten, Aventüren,
Zauberwesen und Dämonen,
Keck umrankt von Märchenblumen -
Alles blühend und lebendig,
Farbenglänzend, glühend, brennend,
Und wie himmlisch angestrahlt
Von dem heil'gen Lichte Irans,
Von dem göttlich reinen Urlicht,
Dessen letzter Feuertempel,
Trotz dem Koran und dem Mufti,
In des Dichters Herzen flammte.
Als vollendet war das Lied,
Überschickte seinem Gönner
Der Poet das Manuskript,
Zweimalhunderttausend Verse.
In der Badestube war es,
In der Badestub' zu Gasna,
Wo des Schaches schwarze Boten
Den Firdusi angetroffen -
Jeder schleppte einen Geldsack,
Den er zu des Dichters Füßen
Kniend legte, als den hohen
Ehrensold für seine Dichtung.
Der Poet riß auf die Säcke
Hastig, um am lang entbehrten
Goldesanblick sich zu laben -
Da gewahrt' er mit Bestürzung,
Daß der Inhalt dieser Säcke
Bleiches Silber, Silbertomans,
Zweimalhunderttausend etwa -
Und der Dichter lachte bitter.
Bitter lachend hat er jene
Summe abgeteilt in drei
Gleiche Teile, und jedwedem
Von den beiden schwarzen Boten
Schenkte er als Botenlohn
Solch ein Drittel, und das dritte
Gab er einem Badeknechte,
Der sein Bad besorgt, als Trinkgeld.
Seinen Wanderstab ergriff er
Jetzo und verließ die Hauptstadt;
Vor dem Tor hat er den Staub
Abgefegt von seinen Schuhen.
2
»Hätt er menschlich ordinär
Nicht gehalten, was versprochen,
Hätt er nur sein Wort gebrochen,
Zürnen wollt ich nimmermehr.
Aber unverzeihlich ist,
Daß er mich getäuscht so schnöde
Durch den Doppelsinn der Rede
Und des Schweigens größre List.
Stattlich war er, würdevoll
Von Gestalt und von Gebärden,
Wen'ge glichen ihm auf Erden,
War ein König jeder Zoll.
Wie die Sonn' am Himmelsbogen,
Feuerblicks, sah er mich an,
Er, der Wahrheit stolzer Mann -
Und er hat mich doch belogen.«
3
Schach Mahomet hat gut gespeist,
Und gut gelaunet ist sein Geist.
Im dämmernden Garten, auf purpurnem Pfühl,
Am Springbrunn sitzt er. Das plätschert so kühl!
Die Diener stehen mit Ehrfurchtsmienen;
Sein Liebling Ansari ist unter ihnen.
Aus Marmorvasen quillt hervor
Ein üppig brennender Blumenflor.
Gleich Odalisken anmutiglich
Die schlanken Palmen fächern sich.
Es stehen regungslos die Zypressen,
Wie himmelträumend, wie weltvergessen.
Doch plötzlich erklingt bei Lautenklang
Ein sanft geheimnisvoller Gesang.
Der Schach fährt auf, als wie behext -
»Von wem ist dieses Liedes Text?«
Ansari, an welchen die Frage gerichtet,
Gab Antwort: »Das hat Firdusi gedichtet.«
»Firdusi?« - rief der Fürst betreten -
»Wo ist er? Wie geht es dem großen Poeten?«
Ansari gab Antwort: »In Dürftigkeit
Und Elend lebt er seit langer Zeit
Zu Thus, des Dichters Vaterstadt,
Wo er ein kleines Gärtchen hat.«
Schach Mahomet schwieg, eine gute Weile,
Dann sprach er: »Ansari, mein Auftrag hat Eile -
Geh nach meinen Ställen und erwähle
Dort hundert Maultiere und funfzig Kamele.
Die sollst du belasten mit allen Schätzen,
Die eines Menschen Herz ergötzen,
Mit Herrlichkeiten und Raritäten,
Kostbaren Kleidern und Hausgeräten
Von Sandelholz, von Elfenbein,
Mit güldnen und silbernen Schnurrpfeiferein,
Kannen und Kelchen, zierlich gehenkelt,
Lepardenfellen, groß gesprenkelt,
Mit Teppichen, Schals und reichen Brokaten,
Die fabriziert in meinen Staaten -
Vergiß nicht, auch hinzuzupacken
Glänzende Waffen und Schabracken,
Nicht minder Getränke jeder Art
Und Speisen, die man in Töpfen bewahrt,
Auch Konfitüren und Mandeltorten,
Und Pfefferkuchen von allen Sorten.
Füge hinzu ein Dutzend Gäule,
Arabischer Zucht, geschwind wie Pfeile,
Und schwarze Sklaven gleichfalls ein Dutzend,
Leiber von Erz, strapazentrutzend.
Ansari, mit diesen schönen Sachen
Sollst du dich gleich auf die Reise machen.
Du sollst sie bringen nebst meinem Gruß
Dem großen Dichter Firdusi zu Thus.«
Ansari erfüllte des Herrschers Befehle,
Belud die Mäuler und Kamele
Mit Ehrengeschenken, die wohl den Zins
Gekostet von einer ganzen Provinz.
Nach dreien Tagen verließ er schon
Die Residenz, und in eigner Person,
Mit einer roten Führerfahne,
Ritt er voran der Karawane.
Am achten Tage erreichten sie Thus;
Die Stadt liegt an des Berges Fuß.
Wohl durch das Westtor zog herein
Die Karawane mit Lärmen und Schrein.
Die Trommel scholl, das Kuhhorn klang,
Und lautaufjubelt Triumphgesang.
»La Illa Il Allah!« aus voller Kehle
Jauchzten die Treiber der Kamele.
Doch durch das Osttor, am andern End'
Von Thus, zog in demselben Moment
Zur Stadt hinaus der Leichenzug,
Der den toten Firdusi zu Grabe trug.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi hongha83 ngày 29/01/2012 01:30
1
Vàng đến với người này,
Nhưng lánh xa người khác.
Đối với người bình thường -
Đồng tôman là bạc.
Nhưng trong lời của vua,
Tôman là vàng thật.
Vua chỉ nhận hoặc cho
Những đồng tiền quí nhất.
Cả Phiđôusi,
Một nhà thơ lừng lẫy,
Tác giả Shah- nameh,
Cũng luôn tin như vậy.
Ông viết tập sách dày
Theo lời vua mời đặt.
Vua hứa thưởng mỗi câu
Một đồng vàng tốt nhất.
Mười bảy lần đông qua.
Mười bảy lần xuân tới.
Họa mi bên cành hồng
Mười bảy lần ca ngợi.
Suốt mười bảy năm dài
Nhà thơ ngồi, chăm chỉ
Dệt chiếc thảm bằng thơ,
Đêm và ngày không nghỉ.
Ông đã dệt lên đây
Chiêc thảm thơ kỳ lạ,
Các truyền thuyết Iran,
Tên các vua danh giá;
Cùng lịch sử nhân dân,
Và chiến công tráng sĩ,
Đủ hết cỏ và hoa,
Phép tiên và chước quỉ
Tất cả thật trang nghiêm,
Nhưng nên thơ, sinh động,
Và tỏa ánh hào quang
Như bản thân cuộc sống.
Khi tác phẩm viết xong,
Công phu và cẩn thận,
Ông đem trình nhà vua
Hai trăm nghìn câu chẵn.
Sau đó, ở Gasna,
Vừa tắm xong, đang đợi,
Ông thấy hai tên hầu
Của đức vua tìm tới.
Mỗi tên mang một bao
Đựng đầy tiền, và đó
Là món quà của vua
Hứa tặng ông ngày nọ.
Nhà thơ liền vội vàng
Mở ra xem, xúc động,
Tưởng thấy toàn tiền vàng,
Nhưng hóa ra thất vọng.
Trước mặt ông, than ôi -
Đống bạc to, xám nhạt.
Đúng hai trăm nghìn đồng.
Ông mỉm cười chua chát.
Rồi ông bắt đầu chia
Thành ba phần đều đặn.
Lấy hai phần, ông cho
Hai tên hầu mẫn cán.
Còn lại phần thứ ba,
Ông cho người giúp việc
Vừa giúp ông tắm xong,
Mà hoàn toàn không tiếc.
Rồi ông rời thành đô,
Gậy cầm tay, tới cổng,
Ông phủi bụi khỏi giày,
Đi, không hề xúc động
2
“Nếu vua chỉ lừa ta,
Hứa mà không thực hiện -
Đời lừa nhau không hiếm -
Ta sẵn sàng bỏ qua.
Nhưng vua, một thằng tồi,
Nói những lời trống rỗng,
Để ta chờ, hy vọng-
Nghĩa là lừa gấp đôi.
Vua là người không ngốc,
Trông tử tế, hiền lành,
Cao to và thông minh -
Vua từ chân đến tóc.
Vua cả xứ Iran,
Đấng cầm cân, nẩy mực,
Thế mà tồi đến mức
Nỡ lừa cả thằng dân!”
3
Môhamet, đức minh quân vĩ đại,
Tiệc vừa xong, đang trầm tư khoan khoái.
Vua nằm yên trên đống gối thật mềm
Bên những đài phun nước chảy êm êm.
Trong đông đuc đám tùy tùng tận tụy
Có nhà thơ Anzary yêu quí.
Kia, tỏa hương thơm ngát, những bông hồng
Đựng trong bình đá cẩm thạch rất trong.
Cao, cân đối như một hàng thiếu nữ,
Hàng cọ đứng trong mơ màng tư lự.
Hàng phi lao ngái ngủ, khẽ chao mình,
Cơn gió hè thổi nhẹ, lá rung rinh...
Bỗng từ đâu một bài ca mềm mại
Khẽ vang lên cùng tiếng đàn êm ái.
Vua lắng nghe, xúc động tận đáy lòng,
Hỏi: “Bài này do ai viết, biết không?”
Anzary liền tâu: “Thưa bệ hạ,
Chính nhà thơ Phiđôusi danh giá!”
“Phiđôusi, nhà thơ lớn, thiên tài,
Sống nơi nào? - vua hỏi. - Sống cùng ai?”
“Tâu bệ hạ, đã nhiều năm, thật tội,
Ông ta sống trong cô đơn, nghèo đói
Ở quê hương, xứ Tus, sống qua ngày
Bằng khoản tiền thu nhập của vườn cây.”
Môhamet ngồi trầm ngâm nghĩ ngơi,
Rồi lên tiếng: “Hãy lắng nghe ta nói:
Anzary, hãy lấy ở chuồng ta
Trăm con la và năm mươi lạc đà,
Chất lên chúng toàn những đồ quí nhất,
Làm ai thấy cũng thỏa lòng, vui mắt -
Ngọc, kim cương, các vật lạ nước ngoài,
Các đồ dùng bằng mun khảm ngọc trai;
Đồ trang sức được viền quanh to, nặng
Những đường viền bằng vàng và bạc trắng;
Rồi ngà voi, rồi da hổ, lông chồn,
Các loại bình, các loại hộp sơn so,
Các loại thảm, các loại khắn lớn nhỏ
Được thêu dệt ở Iran giàu có...
Cũng đừng quên mang gươm giáo, khiên đồng,
Cùng những đồ ăn uống lạ Tây, Đông,
Thêm hai mươi con ngựa nòi đẹp đẽ
Giống Ả Rập, phi nhanh, to và khỏe;
Hai mươi thằng nô lệ trẻ da đen,
Chăm làm ăn, vừa khỏe mạnh, vừa hiền.
Anzary, những thứ này quí giá
Người phải đưa đến thành Tus tất cả,
Cùng lời chào và thăm hỏi của ta
Tới nhà thơ Phiđôusi tài ba!”
Anzary nghe xong, không lần lữa,
Chất lên lưng lạc đà cùng la, ngựa
Món hàng kia to lớn - lớn ngang bằng
Các khoản tiền thu nhập một thành bang.
Rồi xuất phát, ông phất cờ đi trước,
Cả đoàn vật và người cùng cất bước.
Họ đi, đi, liên tục tám ngày liền,
Và sang ngày thứ chín, mặt trời lên,
Đã nhìn thấy tường thành Tus, và họ,
Từ phía Tây, tiến dần vào thành phố.
Ai cũng vui, tiếng người ngựa, lạc đà...
Ai cũng hô: “La-in-ta, in Alla!”
Nhưng lúc ấy, một đoàn người buồn bã
Từ cổng Đông đang đi ra - tất cả
Khóc và nâng thi thể Phiđôusi
Tới nghĩa trang bên con suối rầm rì.