Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Hồ Xuân Hương » Thơ truyền tụng
Đăng bởi Vanachi vào 21/06/2006 11:28, đã sửa 3 lần, lần cuối bởi karizebato vào 20/06/2009 01:30
Bài thơ có 2 dị bản, hãy chọn bản muốn xem:
1 Bản Quốc văn tùng ký (đề Canh khuya)
2 Bản Xuân Hương thi vịnh (đề Hữu hoài)
CanhĐêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan mấy nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy chòmmột hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
MảnhMối tình son trẻ tísan sẻ thí con con.
Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 29/07/2017 07:20
1. Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả
Bài thơ mở ra bằng một hoàn cảnh tâm trạng khá đặc trưng:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồnThông thường, giữa không gian mênh mông rợn ngợp, con người cảm thấy nhỏ bé, cô đơn. Ở đây, Xuân Hương lại cảm thấy cô đơn trước thời gian. Thời gian cũng vô thuỷ, vô chung nhưng nếu không gian chỉ đủ gợi cho con người sự rợn ngợp thì thời gian còn tàn phá những gì mà nó đi qua.
Trơ cái hồng nhan với nước non
Trơ cái hồng nhan với nước nonPhép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. “Trơ” là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hai chữ “hồng nhan” (chỉ dung nhan người thiếu nữ) lại đi với từ “cái” thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái “hồng nhan” trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà đậm hơn có lẽ là ở sự cay đắng. Câu thơ chỉ nói đến hồng nhan mà lại gợi ra cả sự bạc phận của chủ thể trữ tình. Thật cay đắng, xót xa. Nhịp câu thơ 1/3/3 cũng như vậy, cứ chì chiết, càng khơi sâu vào sự bẽ bàng khôn tả.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,Thời gian không ngừng trôi và dường như nhân vật trữ tình cũng cô đơn ngồi đối diện với đêm khuya và với vầng trăng lạnh. Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn” Cùng đó là với Xuân Hương, tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên ôi. Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành một trò đùa của con tạo.
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,Những sinh vật bé nhỏ như đám rêu kia mà vẫn không chịu phận nhỏ bé, hèn mọn, không chịu yếu mềm. Tất cả như đang muốn bứt thoát hẳn lên: rêu phải mọc “xiên ngang mặt đất”, đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hưn, lại phải nhọn hoắt để “đâm toạc chân mây”. Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ càng làm nổi bật sự phần uất của đá, của rêu và cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Cùng với biện pháp đảo ngữ là sự kết hợp giữa nhữníĩ động từ mạnh {xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo {ngang, toạc) thể hiện rất rõ sự bướng bỉnh và ngang ngạnh. Câu thơ cựa động căng đầy sức sống. Đá, rêu như đang oán hờn, như đang phản kháng quyết liệt với tạo hoáể Có thể nói, trong hoàn cảnh bi thảm nhất, thơ Hồ Xuân Hương vẫn ẩn chứa mạnh mẽ một sức sống, một khát khao.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân di xuân lại lại,“Ngán” là chán ngán, là ngán ngẩm. Nhưng tại sao? Xuân Hương ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo bởi xuân đi rồi xuân lại lại, tạo hoá đang chơi một vòng quay nhàm chán như chính chuyện duyên tình của con người vậy.
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 29/07/2017 07:28
I. Hai câu đề gợi khung cảnh tự tình
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,Thời gian lúc nửa đêm nên không gian thật vắng lặng, tịch mịch, chỉ nghe tiếng trống cầm canh từ xa vẵng lại, vạn vật đã chìm sâu trong giấc ngủ, chỉ có nhà thơ còn trăn trở thao thức với tâm sự riêng tây.
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,Hai câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ. Hương rượu như hương tình, lúc lên men dậy sóng nhưng cũng chóng nhạt phai nên cuộc đời chao đảo, ngả nghiêng. Thật là trớ trêu cho con tạo. Cái ngọt ngào nồng nàn chỉ thoảng qua còn lại là dư vị chua chát, đắng cay. Say rồi lại tỉnh gợi cái vòng luẩn quẩn, dở dang. Còn vầng trăng khuya càng thêm chơ vơ, lạnh lẽo. Trăng đã xế như tuổi đã luống mà chưa bao giờ có được hạnh phúc trọn vẹn. Hai hình ảnh gợi hai lần đau xót. Vầng trăng của Thuý Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du) là vầng trăng vỡ, còn của Xuân Hương mãi mãi là vầng trăng khuyết.
Vầng trăng bóng xê khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,Tác giả đã dùng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc để miêu tả một thiên nhiên đầy sức sống. Biện pháp đảo ngừ đã nhấn mạnh hành động dữ dội trong nỗi bi phẫn sâu xa. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho cái tôi khao khát bứt phá cái giới hạn của người phụ nữ và muôn xé toạc cái thành kiến đóng váng cả ngàn năm phong kiến để tự khẳng định mình, để tìm đến chân trời dân chủ và hạnh phúc. Cái “tôi” không chịu an phận, chủ động đi tìm hạnh phúc thật là mới mẻ. Tính cách này còn được thể hiện ở bài thơ khác:
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Giơ tay với thử trời cao thấp,4. Hai câu kết
Xoạc cẳng do xem đất vắn dài.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,Những người có ý thức về giá trị sự sống thường rất sợ thời gian. Thời gian qua mau mà cuộc đời mãi quạnh hiu chẳng có thay đổi gì, cơ hội tìm kiếm hạnh phúc càng khó. Từ xuân có hai nghĩa: mùa xuân và tuổi xuân. Mùa xuân của đất trời tuần hoàn lặp lại còn tuổi xuân sẽ mãi ra đi. Trong tình cảnh này, lòng người càng thêm chán ngán:
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Ngày xuân tuổi hạc càng caoTừ ngán đặt ở đầu câu với trọng âm của nó có ý nghĩa nhân mạnh tâm trạng chán chường. Từ lại thứ nhất là trợ từ có nghĩa là thêm lần nữa, từ lại thứ hai là động từ. nghĩa là trở về. Cụm từ “xuân lại lại” mang ý nghĩa biểu cảm tâm trạng đang bị dày vò, day rứt. Trong khi ấy mảnh tình đã nhỏ mà cũng phải san sẻ nên chi còn tí con con. Từ láy cỏn con là quá nhỏ còn điệp từ con con là nhỏ dần, đến lúc sẽ chẳng còn thấy nữa. Nên biện pháp tăng tiến trong câu thơ cho thấy thân phận làm lẽ thật tội nghiệp, hạnh phúc đang hao mòn dần và dự báo sẽ chẳng còn.
Non xanh nước biếc càng ngao ngán lòng
(Nguyễn Khuyến)
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 29/07/2017 07:30
I. Mở bài
“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương thường có giọng thơ khinh bạc, mỉa mai. Bên cạnh giọng thơ khinh bạc ấy, ta lại bắt gặp một trong những bài thơ tả cảnh ngụ tình khá sâu sắc và ý tứ chân thành nhằm giãi bày tâm sự của mình. Bài thơ Tự tình II là một trường hợp như vậy!
II. Thân bài
a. Đêm khuya cô đơn
- Hai câu đề là cảnh đêm về khuya, tiếng trống canh từ xa văng vẳng mà dồn dập đổ về. Trong thời điểm ấy, nhân vật trữ tình lại trơ trọi đáng thương và “cái hồng nhan” đã cụ thể hoá một cá thể đang cô đơn, thao thức và dằn vặt.
- Hồng nhan nhằm để nói “phái đẹp” nhưng lại được trước nó là trạng từ “trơ”, khiến cho câu thơ đậm đặc cái ý chán chường. Rồi lại “cái hồng nhan” thì quả là khinh bạc.
- Lấy “hồng nhan” mà đem đối với “nước non” thì quả thật là thách thức nhưng cũng thật sự là mỉa mai, chua chát. Phép tiểu đối thật đắt và thật táo bạo nhưng phù hợp với tâm trạng đang chán chường, trong hoàn cảnh đang cô đơn, trơ trọi. Nỗi cô đơn ngập đầy tâm hồn đến mức phải so sánh nó ngang bằng với các hình tượng của thiên nhiên tạo vật.
Hai câu thơ diễn tả tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong dêm khuya thanh vắng. Đó là nỗi dằn vặt và sắp bộc lộ, giãi bày một tâm sự.
b. Cảnh ngụ tình
- Đến hai câu thực ta nghe thoảng men rượu từ cơn say trước đó nhưng đã thoảng bay đi. Hương rượu chỉ sự thề hẹn (gương thề, chén thề) nhưng hương đã bay đi dù tình còn vương vấn. Cá thể đã tỉnh rượu nên càng nhận ra nỗi trống vắng, bạc bẽo của tình đời.
- Trăng gợi lên mối nhân duyên, nhưng trăng thì “khuyết chưa tròn”, ngụ ý tình duyên chưa trọn, không như mong ước, khi mà tuổi xanh đã lần lượt trôi đi.
- Hai câu luận là nỗi bực dọc, phản kháng, ấm ức duyên tình.
Hình ảnh hết đám rêu này đến đám rêu khác “xiên ngang mặt đất” như trêu ngươi nhà thơ. Rêu phong là bằng chứng về sự vô tình của thời gian, nó là hiện
thân của sự tàn phá chứ không phải chở che cho tuổi đời. Thế rồi nhà thơ bực dọc vì tuổi xuân qua mau, đời người ngắn ngủi, nhỏ bé, nên:
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn“Mấy hòn đá” không những đứng sừng sững ở chân mây mà còn “đâm toạc” thể hiện thái độ ngang ngạnh, phản kháng, ấm ức của nhà thơ về duyên tình lận đận...
Gửi bởi Giống Tố ngày 17/09/2023 16:37
Bạn dùng quá nhiều từ hoa mỹ nhưng vô cùng sáo rỗng không hiểu ý thật của bài thơ mà chỉ cố dùng từ đẹp để bài phân tích trở nên hay hơn. Trong câu một’ trống canh dồn’ nói về việc đã khuya nên tiếng trống canh đánh nhiều hơn. Canh 1 đánh 1 tiếng canh 2 đánh 2 tiếng.. canh 5 đánh 5 tiếng..’trống canh dồn’ nghĩa là nhiều tiếng trống dồn dập, có thể tác giả đang ở canh 4 hoặc canh 5(từ 1h đến 5h).
Còn ở câu: “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.“
Phân tích rất hời hợt vì không hiểu ý tác giả. Bạn nói hai lần bi kịch là sao. ‘Bóng xế‘miêu tả bóng của trăng ngả dài về một bên thì có liên quan gì đến trăng sắp tàn?