元宵

今夜元宵月正圓,
春江春水接春天。
煙波深處談軍事,
夜半歸來月滿船。

 

Nguyên tiêu

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

 

Dịch nghĩa

Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,
Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.
Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.


Tháng 2 năm 1948.

[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 3 trang (29 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]

Ảnh đại diện

Xuân giang

Tôi nghĩ là "giang" bởi theo ngữ cảnh bài thơ, 2 câu sau, "yên" là khói, sương, còn "ba" là sóng, có thể hiểu là hơi sương đêm trên sóng nước. Câu cuối lại là "nguyệt mãn thuyền" cũng là ở trên sông, nên câu thứ 2 "giang" thì hợp hơn.

44.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Trả lời

Bài thơ Nguyên tiêu của Bác không phải là 4 câu thơ lục bát mà 4 câu lục bát là của người dịch

32.33
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phạm Thanh Cải

Rằm Xuân vành vạnh ánh trăng ngần
Sông, nước, trời, chung một sắc xuân
Nơi vắng, khói sương, bàn việc nước
Khuya về thuyền ngập ánh trăng ngân

25.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Dương Đức Anh

Trăng rằm vành vạnh tháng giêng
Xuân sông, xuân nước tiếp liền trời xuân
Nơi sương thẳm, luận việc quân
Khuya về, thuyền bỗng ngập tràn ánh trăng.

24.50
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Dịch bài thơ”nguyên tiêu”

Tôi cũng dịch giống bạn

Linh
11.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Ban Nhược

Đêm trăng tròn sáng giữa tháng giêng,
Sông nước, trời xuân như nối liền.
Lẩn trong sương thẳm bàn việc nước,
Thuyền về đầy trăng lúc nửa đêm.

15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Phân tích bài thơ “Nguyên tiêu”

Nguyên tiêu là bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc, Thu Đông 1947 sang Xuân Hè 1948 quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui thắng lợi tràn ngập tiền tuyến, hậu phương. Trong không khí sôi động và phấn chấn ấy bài thơ Nguyên tiêu của Bác Hồ xuất hiện trên báo Cứu quốc như một đoá hoa xuân ngọt ngào rực rỡ sắc hương.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Mở đầu bài thơ là cảnh tuyệt vời trong đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời vầng trăng tròn vành vạnh:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
(Rằm xuân lồng lộng trăng soi)
Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì có hơi thở của mùa xuân. Đêm rằm, trăng sáng ánh trăng lồng lộng dát vàng trên nền trời, phủ khắp chốn trần gian, ánh trăng tràn mọi nẻo... Ánh trăng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình lung linh sinh sắc. Đất nước, quê hương bao la một màu xanh bát ngát, màu xanh lấp lánh của xuân giang, dòng sông như được tiếp thêm sức sống mới dưới khí trời mát dịu. Dòng sông trở nên đẹp hơn, hữu tình hơn, dòng sông xanh xuân thuỷ và tiếp nối với màu xanh của xuân thiên.

Mùa xuân là mùa của chồi non, sự sống. Xuân phơi phới có ở khắp mọi nơi, xuân của dòng sông, dòng nước, không gian cao rộng của bầu trời. Khí xuân tràn ngập sự sống, ba từ xuân làm nổi bật cái thần của cảnh vật, sông nước và bầu trời:

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên
(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
Xuân trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ và vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả màu xanh của sông nước, đất trời vào xuân. Khi vào xuân, con người tạo vật như bừng tỉnh, rạo rực trong cuộc sống mới. Nhà thơ Thanh Hải đã từng cảm nhận mùa xuân cua thiên nhiên và đất trời qua những tín hiệu đặc sắc:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng...
(Mùa xuân nho nhỏ)
Xuân đến, tiếng chim hót vang lừng, giọt mùa xuân long lanh do đất trời ban tặng làm cho sự sống rạo rực hơn và bất tận.

Trong câu thơ của Bác xuân còn gợi tả màu xanh của sông nước, trời đất vào xuân, sức sống mãnh liệt, trẻ trung căng tràn nhựa sống. Niềm vui sướng tự hào phơi phới của Bác đang ngây ngất say sưa giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử - đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Với Bác, yêu trăng, yêu xuân chính là yêu cuộc đời. Trái tim mênh mông của người chan hoà với thiên nhiên, sông núi, hoa lá cỏ cây thật hữu tình. Có trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa, trăng vào cửa sổ đòi thơ trong niềm vui thắng trận. Và xem sách chim rừng vào cửa đậu - phê văn hoa núi ghé nghiêng soi. Thiên nhiên trong thơ Bác thật phong phú và chan chứa chất thơ.

Đến hai câu thơ cuối, ta thấy cảm nhận về dòng sông, về khói sóng, và con thuyền được nâng lên một mức:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Nhớ ánh trăng ngày nào khi Bác còn bị giam dưới ngục lạnh nơi đất khách quê người (1942-1943) thì đêm nay - đêm rằm tháng giêng (1948) lại bắt gặp ánh trăng nơi chiến khu Việt Bắc. Con thuyền xuôi mái giữa dòng sông trăng, tựa mạn thuyền người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh đang đàm quân sự. Ánh trăng đêm này là ánh trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm được nhân dân đón đợi với bao tình cảm nồng hậu. Trăng đêm nay không phải là ánh trăng bình thường trước sân nhà, đầu ngõ. Bác thưởng trăng trên khói sóng, người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các bậc tao nhân mặc khách ngày xưa mà còn là con người hành động, người chiến sĩ cộng sản đánh giặc. Vị lãnh tụ đang bàn bạc việc quân trên con thuyền nhẹ lướt giữa sông nước trời xuân đây là trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt, yên ba là khói sóng, thi liệu cổ của Đường thi. Vậy là câu thơ có nét cổ điển và có nét hiện đại, chất hiện đại đó chính chất thép, chất chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản:

Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ củng phải biết xung phong.
Sau quãng thời gian bàn bạc việc quân, đêm đã về khuya, nửa đêm (dạ bán). Con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng trên vời sông nước mênh mông:

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)
Hình ảnh nguyệt mãn thuyền gợi cho chúng ta nhớ đến những vần thơ cổ thi hoa lệ:

Thuyền mấy lá đông, tây lặng ngắt
Một vầng trăng trong vắt lòng sông...
(Bạch Cư Dị)
Nước biếc non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu
(Nguyễn Trãi)
Trở lại bài thơ Nguyên tiêu ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ ẩn hiện sau màn sương khói. Trên chiếc thuyền hình ảnh thi sĩ - chiến sĩ hiện lên thật đẹp đẽ với bàn bạc việc quân trong đêm trăng, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, quyết chiến đấu giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

Nguyên tiêu là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, mang phong vị Đường thi. Bài thơ có nét thơ cổ thể: con thuyền, trăng, sóng, xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng... điệu thơ thanh nhẹ. Trong khung cảnh ấy chất chiến sĩ là trung tâm. Bài thơ như một đoá hoa xuân, tinh hoa kết tụ tâm hồn trí tuệ, đạo đức Hồ Chí Minh.

Văn là người, thơ là tấm lòng. Bài thơ này thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, đồng thời bộc lộ tình yêu nước sâu sắc. Cốt cách thi sĩ hoà quyện chất chiến sĩ chất chứa đầy ắp trên chiếc thuyền kháng chiến đang tiến nhanh về bến bờ độc lập tự do.

33.67
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Pham Ha Vu

Rằm Giêng trăng tỏ sáng ngời
Chung nhau liền tiếp nước, trời, sông xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Nửa đêm về sáng trăng ngân đầy thuyền.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phạm Thúc Trương Lương

Nay tối trăng tròn rằm tháng giêng
Sông xuân trời nước nối xuân thêm
Việc quân bàn chốn mờ sương khói
Đêm khuya trăng ghé sáng mạn thuyền

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời

Trang trong tổng số 3 trang (29 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]