Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 28/09/2008 12:41 bởi
Vanachi Giang Thái Tần 江采蘋 tức Mai phi 梅妃, người Phủ Điền (nay thuộc Phủ Điền, Phúc Kiến), cha là Giang Trọng Tốn 江仲遜, tổ tiên làm nghề thầy thuốc. Bà thông minh hơn người, 9 tuổi đã đọc thông các phần Chu Nam, Thiệu Nam trong Kinh thi, và từng nói với cha rằng tuy là phận nữ nhi, nhưng theo đó làm chí. Giang Trọng Tốn lấy tên bài Thái tần trong phần Thiệu Nam để đặt tên cho con mình, cũng cho thấy kỳ vọng vào nữ nhi.
Khoảng năm Khai Nguyên (713-741), thái giám Cao Lực Sĩ 高力士 xuất sứ đi Phúc Kiến, Quảng Đông, thấy nàng tư dung đẹp đẽ nên tuyển vào cung phục vụ Đường Huyền Tông, được vua hết mực sủng ái. Giang Thái Bình rất thích hoa mai, nên ngoài nơi ở trồng rất nhiều, mỗi phi hoa mai nở thường tới ngắm hoa và lưu luyến, nên Đường Huyền Tông mới đặt tên là Mai phi. Mai phi không chỉ đẹp mà còn biểu diễn khúc múa Kinh hồng vũ 驚鴻舞 rất được Đường Huyền Tông yêu mến (theo khảo chứng của Vương Khắc Phân 王克芬 thì Kinh hồng vũ có thể là một bài múa miêu tả chim hồng nhạn bay lượn).
Giang Thái Tần 江采蘋 tức Mai phi 梅妃, người Phủ Điền (nay thuộc Phủ Điền, Phúc Kiến), cha là Giang Trọng Tốn 江仲遜, tổ tiên làm nghề thầy thuốc. Bà thông minh hơn người, 9 tuổi đã đọc thông các phần Chu Nam, Thiệu Nam trong Kinh thi, và từng nói với cha rằng tuy là phận nữ nhi, nhưng theo đó làm chí. Giang Trọng Tốn lấy tên bài Thái tần trong phần Thiệu Nam để đặt tên cho con mình, cũng cho thấy kỳ vọng vào nữ nhi.
Khoảng năm Khai Nguyên (713-741), thái giám Cao Lực Sĩ 高力士 xuất sứ đi Phúc Kiến, Quảng Đông, thấy nàng tư dung đẹp đẽ nên tuyển vào cung phục vụ Đường Huyền Tông, được vua hết mực sủng ái. Giang Thái Bình rất thích hoa mai, nên ngoài nơi ở trồng rất nhiều, mỗi phi hoa mai nở thường tới ngắm hoa và lưu luyến, nên Đường Huyền Tông mới đặt tên là Mai…