Thơ » Nga » Evgeny Evtushenko
Đăng bởi Tung Cuong vào 31/08/2011 19:58
Я расскажу вам быль про мёд.
Пусть кой-кого она проймёт,
пусть кто-то вроде не поймёт,
что разговор о нём идёт.
И так я расскажу про мёд.
В том страшном, в сорок первом, в Чистополе,
где голодало всё и мерзло,
на снег базарный
бочку выставили –
двадцативедерную! –
мёда!
Был продавец из этой сволочи,
что наживается на горе,
и горе выстроилось в очередь,
простое, горькое, нагое.
Он не деньгами брал,
а кофтами
часами
или же отрезами.
Рука купеческая с кольцами
гнушалась явными отрепьями.
Он вещи на свету рассматривал.
Художник старый на ботинках
одной рукой шнурки разматывал,
другой – протягивал бутылку.
Глядел, как мёд тягуче цедится,
глядел согбенно и безропотно
и с мёдом –
с этой вечной ценностью –
по снегу шёл в носках заштопанных.
Вокруг со взглядами стеклянными
солдат и офицеров жёны
стояли с банками, стаканами,
стояли немо, напряжённо.
И девочка
прозрачной ручкой
в каком-то странном полусне
тянула крохотную рюмочку
с колечком маминым на дне.
Но – сани заскрипели мощно.
На спинке –
расписные розы.
И, важный лоб сановно морща
сошёл с них столп российской прозы.
Большой, торжественный,
как в раме
без тени жалости малейшей:
“Всю бочку.
Заплачу коврами.
Давай сюда её, милейший.
Договоримся там,
на месте.
А ну-ка пособите, братцы.. “
И укатили они вместе.
Они всегда договорятся.
Стояла очередь угрюмая,
ни в чём как будто не участвуя.
Колечко
выпавши из рюмочки
упало в след саней умчавшихся.
Далёк тот сорок первый год,
год отступлений и невзгод,
но жив он,
медолюбец тот
и сладко до сих пор живёт.
Когда к трибуне он несёт
самоуверенный живот,
когда он смотрит на часы
и гладит сытые усы,
я вспоминаю этот год,
я вспоминаю этот мёд.
Тот мёд тогда
как будто сам
по этим –
этим –
тёк усам.
С них никогда
он не сотрёт
прилипший к ним
навеки
мёд!
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Tung Cuong ngày 30/08/2011 19:58
Tôi kể anh nghe câu chuyện mật ong.
Sẽ có người nghe hiểu ý chạnh lòng,
sẽ có kẻ nghe dường như không hiểu
chuyện kể về y đang được nói tới.
Thì đây, tôi kể câu chuyện mật ong.
Ở Trit xtô pôl, khủng khiếp là năm bốn mốt,
ai cũng bị đói và bị rét,
phiên chợ ngập tuyết, người ta bầy ra
một thùng hai mươi xô mật ong!
Kẻ bán hàng là quân chó má
quen làm giầu trên đau khổ,
đau khổ xếp thành hàng dài
là dân thường, đắng cay, không mảnh vải che người.
Kẻ bán mật không lấy tiền,
mà đòi đổi áo,
đổi đồng hồ
hay các miếng vải lẻ.
Bàn tay con buôn đeo đủ nhẫn, vòng
làm vẻ khinh miệt đám áo quần cà tàng.
Hắn săm soi từng thứ hàng trước ánh sáng.
Ông hoạ sỹ già chân đi ủng
một tay lần cởi dây giày,
tay kia chìa ra một cái chai.
Nhìn mật chảy khó khăn qua từng giọt,
người còng xuống, dáng nín nhịn,
lặng lẽ bước trong tuyết dầy,
đi đôi tất vá thay giày vừa đưa,
cầm chai mật - xưa nay là hàng quý.
Bốn phía là vợ con sĩ quan, chiến sỹ,
tay cầm cốc, cầm ống bơ,
mắt nhìn lờ đờ
đang đứng im lìm, căng thẳng.
Một bé gái tay trong suốt,
như nửa đang mơ ngủ lạ lùng,
tay giơ ra chiếc ly con,
dưới đáy ly là chiếc nhẫn xinh xinh của mẹ.
Nhưng chợt có xe trượt tuyết rít phanh mạnh mẽ.
Trên lưng xe có vẽ hoa hồng.
Và chủ xe, nhăn vầng trán uy nghiêm vẻ cao sang,
có vai vế trong đời thường ở Nga, bước xuống.
Dáng to lớn, long trọng, như đóng trong khung ảnh
không lộ bóng thương xót mảy may:
“Tôi mua cả thùng.
Trả bằng thảm ngay.
Nào đưa đây,
ông chủ hàng thân mến.
Ta sẽ mặc cả,
ngay ở chỗ kia nhé.
Nào, anh em, giúp một tay …”
Thế là họ cùng lăn thùng mật đi ngay.
Họ suốt đời làm nghề mặc cả.
Hàng người xếp đứng trông cau có,
vẻ như không tham gia bất cứ việc gì.
Chiếc nhẫn con
từ ly rơi ra
vụt bay mất theo bóng xe trượt tuyết…
Đã xa rồi cái năm bốn mốt,
năm của rút chạy với gian nan,
nhưng gã mê mật ong
còn sống đến hôm nay,
y vẫn sống cuộc đời đầy mật ngọt.
Khi lên lễ đài, y bước,
mang chiếc bụng bự tự tin,
khi nhìn đồng hồ xem giờ,
đưa tay vuốt hàng ria no đủ
làm tôi nhớ năm bốn mốt,
tôi nhớ thùng mật ong kia.
Dường như chính mật ong xưa
chảy quanh đám ria người ấy.
Y không bao giờ
lau được sạch
mật ong dính chặt
vào ria!